SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Tôi nhận thức rõ trong mọi thời đại giáo dục luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng cùng với một số ngành khác góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người. Tuy nhiên với từng thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu khác phù hợp với mỗi độ tuổi khác nhau. Mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai cho trẻ. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ “Làm quen với tác phẩm văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt cho trẻ. Ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn, thích đi học…Và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh, trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 4-5 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” để nghiên cứu.
doc 22 trang skmamnon 12/08/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 giáo dục trẻ ở trường mầm non có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, 
năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai cho trẻ. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ 
“Làm quen với tác phẩm văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối 
với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập 
nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn 
dắt trẻ nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt cho 
trẻ. Ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập 
là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê 
hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm 
tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu, kính yêu 
Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn, thích đi họcVà còn là phương tiện hình thành 
các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ 
đối với cuộc sống xung quanh, trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, 
làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. 
Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học nói chung 
và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. 
Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm 
sóc giáo dục các cháu 4-5 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 
tuổi” để nghiên cứu.
2. Tên sáng kiến:
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 
mẫu giáo 4-5 tuổi”.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Trần Thị Nguyệt.
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0963018688
 - Email: nguyettranmn2212@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Nguyệt – Trường Mầm Non Tam 
Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Nghiên cứu trong phạm vi nhà trường về thực trạng việc tổ chức hoạt 
động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong chương trình chăm 
sóc, giáo dục trẻ mầm non. 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 
 Ngày 20 tháng 09 năm 2020 đến 25 tháng 03 năm 2021.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến. 
 2 Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng thông qua bộ 
môn làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, 
các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với 
nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ sẽ mang đặc điểm cá tính 
hơn. 
 Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn, góp phần mở rộng 
hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội. Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác 
phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học của 
mình, cô giáo ở trường Mầm non sẽ tổ chức hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội 
dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ 
thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Bởi trẻ mầm non chưa biết đọc mà 
trẻ thường cảm nhận bằng cử chỉ, ánh mắt... Từ đó trẻ trở thành một chủ thể hoạt 
động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo và có thể hóa thân vào các 
vai diễn trong các trò chơi đóng kịchChính điều đó làm nhân tố giúp trẻ phát 
triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo 
dục đạo đức cho trẻ.
7.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7.2.1. Về nhận thức giáo viên.
 Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy rằng, phần lớn giáo viên (90%) đã 
nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm 
văn học, một số ít giáo viên cho rằng có vai trò quan trọng (10%). Không có 
giáo viên nào coi nhẹ hay phủ nhận vai trò của việc cho trẻ làm quen với tác 
phẩm văn học. Như vậy, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của tác 
phẩm văn học đối với việc phát triển của trẻ 4-5 tuổi. Giáo viên đã đưa ra một số 
biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tuy nhiên 
những biện pháp mà giáo viên sử dụng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
7.2.2. Về nhận thức của phụ huynh.
 Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy một số phụ huynh đã có nhận 
thức đúng đắn về tác phẩm văn học đối với sự phát triển của trẻ. Đa số phụ 
huynh vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức về tác phẩm văn học đối với sự 
phát triển của trẻ. Phụ huynh vẫn cho rằng trẻ 4-5 tuổi chưa cần thiết phải cho 
trẻ tiếp xúc nhiều, để trẻ lên tiểu học biết đọc, biết viết trẻ sẽ tự tìm hiểu.
7.2.3. Về tình hình của trẻ ở lớp.
 Qua kết quả điều tra đầu năm học thì mức độ trẻ hào hứng tham gia hoạt 
động làm quen với tác phẩm văn học của trẻ chưa cao, trẻ chủ yếu đạt ở mức độ 
khá và đạt.
 Có 4/30 trẻ đạt mức độ tốt chiếm 13%, 17/30 trẻ ở mức độ khá chiếm 
57% và 9/30 trẻ ở mức độ đạt chiếm 30%. Tổng số trẻ ở mức độ khá và đạt 
chiếm 87%. Để thấy rõ mức độ mức độ trẻ hứng thú tham gia các hoạt động làm 
quen với tác phẩm văn học khi chưa áp dụng các biện pháp “nâng cao chất 
 4 Lớp học được trang bị một máy tính, ti vi, tranh truyện - thơ, các loại sách 
truyện tranh...Qua đó khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ trực tiếp 
được quan sát trong tranh, hình ảnh động và lắng nghe âm thanh và cảm nhận 
sâu hơn, húng thú hơn với tác phẩm văn học.
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động làm 
quen với văn học.
 * Khó khăn.
 - Một số trẻ chưa học qua mẫu giáo nhỡ nên còn thiếu tự tin và bỡ ngỡ còn 
chậm chạp, nhút nhát khi tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn 
học. 
 - Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều.
 - Số học sinh đông, diện tích lớp chật hẹp, ảnh hưởng đến việc tạo môi 
trường cho trẻ làm quen với văn học.
 - Qua kết quả điều tra lúc đầu khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì tỉ 
lệ trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học của lớp tôi còn thấp:
 Từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp sau:
7.3. Biện pháp mới sáng tạo.
7.3.1. Biện pháp 1: Kể chuyện diễn cảm.
 Khi đọc kể cô giáo phải nhìn xuống các cháu, theo dõi các cháu làm gì khi 
nghe cô đọc hoặc kể, cô kết hợp cử chỉ điệu bộ nét mặt nhằm cuốn hút, tạo hứng 
thú cho trẻ. Cô phải tìm hiểu truyện sẽ đọc hoặc kể để hiểu được tư tưởng, nghệ 
thuật trình bày của tác phẩm, phải tiến hành phân tích tác phẩm về mặt ngữ điệu 
và rèn luyện cách đọc. 
 Cô giáo thường gắn kể với nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ vì thế cô 
giáo có thể thay đổi có dụng ý của câu, của tác phẩm bằng các cấu trúc đồng 
nghĩa. Ví dụ có thể truyền đạt không phải bằng hình thức đối thoại mà bằng lời 
nói gián tiếp hoặc ngược lại.
 Giáo viên có thể đọc và kể chuyện cho trẻ nghe. Cần phân biệt giữa đọc 
và kể chuyện. Khi đọc giáo viên phải đọc nguyên văn bài thơ, câu chuyện in 
trong sách. Đọc có thể theo sách hoặc thuộc lòng theo sách. Còn khi kể giáo 
viên truyền đạt tác phẩm một cách tự do nghĩa là không theo từng từ một. Giáo 
viên chỉ cần nắm chắc nội dung cơ bản, ngoài ra có thể đơn giản hóa truyện, rút 
ngắn số lượng các tình tiết, có thể giải thích khi kể, có thể sử dụng từ mới.
 Chuẩn bị cho giờ truyện kể được tốt cần đảm bảo những công việc sau:
 - Giúp cho trẻ tập luyện phát âm, tập cho trẻ nghe và đọc chính xác đọc rõ 
ràng, nhịp điệu chậm rãi. Trước khi cho trẻ tập nghe và đọc cô giáo phải cho trẻ 
nghe và đọc mẫu, cô giáo đọc chậm, rõ ràng, sau đó nghe và đọc nhanh dần. 
 6 Bằng biện pháp cho trẻ đọc và kể các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ lĩnh hội 
diễn đạt phù hợp. Để tập cho trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc, cô phải đọc mẫu 
thật diễn cảm cho trẻ nghe, lấy trẻ đọc hay làm mẫu cho các bạn bắt chước và 
sau đó nhận xét cách đọc của từng trẻ. Bên cạnh đó cô giáo đưa ra những câu 
hỏi giúp trẻ chú ý nói diễn cảm.
 Ví dụ: Con có thể nói như thế nào? 
 Vì sao? 
 Con có thể nói một cách khác được không?...
 Ở trẻ mẫu giáo lớn hình thức giúp trẻ đọc và kể tốt nhất là động lực đọc để 
biểu diễn cho mọi người nghe, từ đó thúc giục trẻ phải đọc hay, diễn cảm làm 
cho chính trẻ thể hiện được xúc cảm và người nghe thấy xúc động. 
 Đối với phương pháp đọc kể diễn cảm trước hết cô giáo phải xác định được 
giọng đọc kể của từng tác phẩm thơ, truyện đọc kể phải bộ lộ được cảm xúc 
qua ánh mắt, cử chỉ điệu bộ minh hoạ phù hợp với nội dung câu chuyện. Bởi 
trong mỗi tác phẩm đều có một nội dung riêng với một tư tưởng, một chủ đề 
riêng và không phải bài thơ nào cũng có giọng đọc hay điệu bộ minh hoạ giống 
nhau. Chính vì điều đó bắt buộc giọng điệu của người kể, người đọc phải thay 
đổi phụ thuộc vào nội dung, tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm.
 Ví dụ: Kể chuyện “Cáo Thỏ và Gà Trống” để gây hứng thú vào bài, tôi cho 
trẻ hát và vận động bài “Gà Trống thổi kèn” kết hợp với âm nhạc sôi động trẻ sẽ 
rất hứng thú hay cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tạo dáng”.
 Chú Thỏ: Đưa 2 tay lên đầu và nhảy chụm hai chân.
7.3.2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động.
 Trò chơi hay đồ chơi đẹp, là sách giáo khoa, là đồ dùng đồ chơi, là vật 
không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ. Ngay từ khi trẻ còn nằm trong nôi 
trẻ đã biết hứng thú khi nghe tiếng súc xắc leng keng hay những quả bóng đỏ 
xanh, những con gấu, con thỏ búp bê, đồ chơi trong mắt trẻ luôn là thế giới thần 
tiên riêng biệt vì đồ chơi thỏa mãn nhu cầu giải trí vui chơi của trẻ vì vậy đồ 
chơi cho trẻ phải phong phú, đẹp, hấp dẫn và an toàn .
 Đồ chơi giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Hàng ngày trẻ được trò chuyện 
cùng búp bê, gấu bông, từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển và kích thích sự 
hứng thú giúp trẻ dễ nhớ, lâu quên và tạo không khí buổi học thoải mái, vui vẻ đạt 
kết quả cao nhưng với điều kiện cô giáo phải sự dụng đồ dùng đồ chơi đó sao cho 
đúng lúc đúng chỗ phù hợp với nội dung bài dạy, lứa tuổi trẻ. Vì thế hàng ngày 
hàng giờ tôi cùng các chị em trong trường, cùng phụ huynh học sinh sưu tầm các 
nguyên vật liệu thiên nhiên, tận dung những nguyên vật liệu sẵn có như chai, lọ, 
 8 Chú ý giáo viên không quá say mê đàm thoại về tác phẩm và cả sự giải thích quá 
thừa.
 Cần đặt ra cho trẻ một số câu hỏi giúp trẻ hiểu nhân vật nào trong tác 
phẩm hành động đúng, những việc làm nào tốt, xấu để trẻ hình dung được rõ 
hơn ý nghĩa của câu truyện, có thể gợi ý cho trẻ tự đặt mình vào các trường hợp 
của nhân vật trong chuyện. Trẻ có khả năng xác định được ai tốt ai xấu trong 
chuyện. Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu động cơ hành động, đánh giá đúng 
phẩm chất đạo đức của nhân vật trong chuyện.
Ví dụ: Khi kể chuyện “Tích chu” cô phải xác định giọng của từng nhân vật khác 
nhau. Khi kể giọng của “Bà” giọng phải nhẹ nhàng, còn giọng của cậu bé thì 
phải nhí nhảnh, còn giọng của “Bà tiên” thì phải nói vang lên.
 Ngoài ra trong khi đàm thoại giáo viên có thể cho trẻ xem những bức 
tranh vẽ, mô hình, những bức tượng nặn về các tác phẩm quen biết để giúp cho 
trẻ khi trả lời các câu hỏi của cô cảm thấy tự tin hơn.
 Ví dụ: Trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Cô cho trẻ xem bức tranh 
“Em bé đang quạt mát cho bà” khi đó cô có thể đặt câu hỏi đàm thoại:
 + Bạn nhỏ đã làm gì khi thấy bà ốm?...
 Việc đàm thoại, giảng giải sẽ giúp trẻ hiểu rõ nội dung của tác phẩm văn 
học, đồng thời giúp cho trẻ biết cách trả lời các câu hỏi của cô sau khi nghe cô 
giáo kể lại câu truyện hay bài thơ. Thông qua đó sẽ phát triển tư duy, trí tưởng 
tượng của trẻ.
 Ví dụ: trong bài thơ “Bó hoa tặng cô”. Cô đàm thoại
 - Các bạn nhỏ trong bài thơ hái hoa tặng ai? (Tặng hoa cho cô giáo, nhân 
nhịp 8/3)
 - Bó hoa của bạn nhỏ có những loại hoa gì? Màu sắc như thế nào? (Trẻ trả 
lời)
 - Khi tặng hoa các bạn nhỏ hồi hộp như thế nào?
 - Tình thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ như thế nào?
 - Các cháu sẽ làm gì cho cô giáo vui lòng (Trẻ kể)
 - Các bạn nhỏ trong bài thơ đã đi hái hoa tặng cô, bây giờ các con cùng đi 
hái hoa tặng cô nhé.
 Khi cô giáo đàm thoại với trẻ thì các câu hỏi của cô phải chính xác, diễn 
đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Cô chú ý nghe trẻ 
đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ bằng cách cô đọc lại để 
cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc gần giỏi rồi, con đọc lại 
một lần nữa thật rõ ràng cho cô và các bạn cùng nghe nào”. Cho trẻ thi đua giữa 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_tac_p.doc