SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Có thể nói các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi mần non là một hoạt động hướng trẻ cảm nhận những giá trị về nội dung, nghệ thuật, phong phú trong tác phẩm, khơi gợi sự dung động, hứng thú từ đó góp phần và phát triển toàn bộ nhân cách trẻ. Thông qua các tác phẩm văn học giúp trẻ 4 - 5 tuổi mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống, ngoài ra còn giúp trẻ có thể hiểu được và cảm nhận được phần nào của cuộc sống con người, về cái tốt đẹp, xấu xa, thiện, ác, mọi sự vật, hiện tượng. Từ đó góp phần mở rộng nhận thức và giao tiếp tốt, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Qua nhiều năm công tác với tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy khả năng hứng thú của trẻ với hoạt động làm quen với văn học còn nhiều hạn chế, đối với trẻ nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều, trẻ chưa mạnh dạn trong hoạt động học, trong giao tiếp với cô và bạn bè, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói thiếu dấu. Còn đối với giáo viên chưa sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động đồ dùng đã có nhưng còn ít chưa phong phú và đa dạng chưa gây được nhiều hứng thú cho trẻ, cho nên kết quả trên trẻ ở hoạt động LQVH chưa cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” Làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non.
Qua nhiều năm công tác với tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy khả năng hứng thú của trẻ với hoạt động làm quen với văn học còn nhiều hạn chế, đối với trẻ nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều, trẻ chưa mạnh dạn trong hoạt động học, trong giao tiếp với cô và bạn bè, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói thiếu dấu. Còn đối với giáo viên chưa sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động đồ dùng đã có nhưng còn ít chưa phong phú và đa dạng chưa gây được nhiều hứng thú cho trẻ, cho nên kết quả trên trẻ ở hoạt động LQVH chưa cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” Làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mần non”. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mần non” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi mần non là một hoạt động hướng trẻ cảm nhận những giá trị về nội dung, nghệ thuật, phong phú trong tác phẩm, khơi gợi sự dung động, hứng thú từ đó góp phần và phát triển toàn bộ nhân cách trẻ. Thông qua các tác phẩm văn học giúp trẻ 4 - 5 tuổi mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống, ngoài ra còn giúp trẻ có thể hiểu được và cảm nhận được phần nào của cuộc sống con người, về cái tốt đẹp, xấu xa, thiện, ác, mọi sự vật, hiện tượng. Từ đó góp phần mở rộng nhận thức và giao tiếp tốt, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua nhiều năm công tác với tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy khả năng hứng thú của trẻ với hoạt động làm quen với văn học còn nhiều hạn chế, đối với trẻ nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều, trẻ chưa mạnh dạn trong hoạt động học, trong giao tiếp với cô và bạn bè, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói thiếu dấu. Còn đối với giáo viên chưa sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động đồ dùng đã có nhưng còn ít chưa phong phú và đa dạng chưa gây được nhiều hứng thú cho trẻ, cho nên kết quả trên trẻ ở hoạt động LQVH chưa cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” Làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua đề tài nghiên cứu, giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc trẻ mầm non độ tuổi 4 - 5 tuổi. - Hình thành những kỹ năng sống đầu tiên cho trẻ, đây là giai đoạn dạy trẻ biết nghe - hiểu - trả lời câu hỏi của người lớn một cách chính xác và logic hơn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, biết thể hiện biểu cảm thông qua hoạt động bằng lời nói. - Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức -Trí - Thể - Mỹ - Nhằm nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn khả năng nghe, nói cho trẻ. - Phát triển óc tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, giúp trẻ nhận ra cái thiện, cái ác và có sự biểu cảm tốt, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. - Giáo viên linh hoạt sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dụng cụ đó vào các hoạt động hàng ngày của cô và trẻ từ đó kích thích được sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động làm quen văn học. Page 3 of 20 SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mần non”. - Khả năng về ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa mạnh dạn thể hiện những cảm nhận của mình bằng những ý kiến trao đổi, chia sẻ với cô với bạn cũng như với mọi người xung quanh hoặc có những ý kiến chia sẻ nhưng diễn đạt còn chưa rõ ràng, mạch lạc. - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa nắm hết được từ của câu mang nhiều từ ngữ. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói, nói còn trống không hay nói lắp nói còn ngọng. - Việc tổ chức các hoạt động làm quen văn học cho trẻ còn dập khuôn, áp đặt, theo khuôn mẫu, trẻ chưa được hoạt động nhiều, nên còn bị động, phụ thuộc, chưa linh hoạt, sáng tạo. Lựa chọn nội dung các hoạt động chưa phong phú, nội dung giáo dục còn chưa phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ. Đồ dùng dạy học của hoạt động còn thô sơ, chưa đẹp, chưa sáng tạo. Giáo viên chưa sử dụng tốt phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, chưa kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, để trẻ tự đưa ra những câu hỏi hay ý kiến giải đáp nhiều hơn. Hơn nữa giọng kể của giáo viên còn hạn chế nên tạo hứng thú và thu hút trẻ vào hoạt động còn chưa cao. - Do các bậc cha mẹ trẻ còn chưa giành nhiều thời gian để trò chuyện và trao đổi cùng trẻ về một số bài thơ, câu chuyện mà trên lớp trẻ đã được học cùng cô và các bạn, hay những vấn đề mà phụ huynh cần trao đổi trò chuyện với trẻ trong lĩnh vực môi trường gia đình xã hội, tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp nhiều hơn, từ đó giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài có một số thuận lợi, khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu cũng như tổ chuyên môn. - Nhà trường đầu tư trang thiết bị như: Máy chiếu, tivi, loa, máy tính để phục vụ cho hoạt động một cách tốt nhất. - Xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức - Trẻ đi học đều vì vậy tỉ lệ chuyên cần của trẻ đạt cao. - Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề của nhà trường tổ chức. - Được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng nghiệp. - Các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ dễ tìm, dễ kiếm ở địa phương. - Giáo viên nhẹ nhàng linh hoạt và có năng lực sư phạm tốt. b. Khó khăn: - Đồ dùng đã có nhưng còn ít chưa phong phú và đa dạng vì vậy chưa gây được nhiều hứng thú cho trẻ trong hoạt động. Page 5 of 20 SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mần non”. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: - Khả năng của giáo viên về việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động chưa cao. - Sự phát triển về mặt nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều. - Khả năng diễn đạt của giáo viên còn hạn chế đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy còn nhiều hạn chế. - Hạn chế về đồ dùng, đồ chơi sáng tạo nên chưa gây được hứng thú cho trẻ nên kết quả chưa cao. - Môi trường học tập bên trong và bên ngoài lớp còn mờ nhạt chưa sinh động nên không cuốn hút được trẻ. - Chính vì vậy từ những hạn chế trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng LQVH cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mần non” được tốt hơn. II. Những biện pháp thực hiện: 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp Có thể nói rằng việc xây dựng kế hoạch là bước rất quan trọng vì nó đóng vai trò quyết định chất lượng của hoạt động. Cho nên ngay từ đầu năm học tôi đã cùng các chị em đồng nghiệp trong tổ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, lựa chọn các nội dung hoạt động phù hợp theo tuần, theo chủ đề sự kiện tháng phù hợp gần gũi với trẻ, mang tính giáo dục cao, lựa chọn những nội dung trong chương trình 4 - 5 tuổi phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ. Trước khi vào thực hiện chương trình tổ tôi trình kế hoạch lên ban giám hiệu sau đó ban giám hiệu xem xét ký duyệt song tôi mới đưa vào thực hiện các hoạt động. Tôi đã xây dựng kế hoạch về hoạt động LQVH với yêu cầu độ tuổi và phù hợp với các sự kiện để áp dụng cụ thể như sau: * kế hoạch tháng 2: Tết và mùa xuân - Thế giới thực vật: + Tuần1: Mùa xuân đến rồi Tôi lựa chọn bài thơ dạy trẻ đọc: Hoa đào - hoa mai, Tết đang vào nhà, Cây đào. Truyện: Sự tích bánh trưng bánh, bánh giầy, Chuyện thần kỳ của mùa xuân. + Tuần 2 Các loại hoa: - Bài thơ: Hoa bướm, Lời chào của hoa, Hoa phượng, Hoa kết - Truyện: Sự tích một loài hoa, Chuyện của cây hoa hồng. + Tuần 3: Một số loại rau ăn lá - Bài thơ: Rau ngót - rau đay. - Truyện: Sự tích cây khoai lang, Củ cải trắng. + Tuần 4: Một số loại rau ăn củ - Bài thơ: Củ cà rốt, bác bầu bác bí - Truyện: Nhổ củ cải. Page 7 of 20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_van_hoc_c.doc