SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Đối với trẻ mầm non, hoạt động giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học phải được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để từ đó giúp trẻ dần dần bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng của hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học đến cho trẻ đòi hỏi bản thân mỗi người giáo viên phải không ngừng sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay và phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, luôn tìm tòi đổi mới tìm ra những phương pháp những hoạt động hay, hấp dẫn để làm sao giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Chính vì thế,nên tôi đã chọn đề tài này nghiên cứu với mong muốn tìm ra nhiều giải pháp hay giúp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường mầm non.
docx 37 trang skmamnon 17/02/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 cho trẻ đòi hỏi bản thân mỗi người giáo viên phải không ngừng sáng tạo và lựa chọn 
những tác phẩm hay và phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, luôn tìm tòi 
đổi mới tìm ra những phương pháp những hoạt động hay, hấp dẫn để làm sao giúp 
trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. 
 Chính vì thế,nên tôi đã chọn đề tài này nghiên cứu với mong muốn tìm ra nhiều 
giải pháp hay giúp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4- 5 tuổi trong 
trường mầm non.
 1.1.1. Cơ sở lí luận:
 Có người từng ví sự phát triển của mỗi con người cũng giống như sự phát triển 
của một cái cây vậy. Nếu ta chỉ biết chăm sóc cho phần ngọn cây mà không hề chú 
ý đến gốc rễ của cây thì cây đó sẽ sớm héo úa và chết đi. Chính vì thế, để cây có thể 
tươi tốt thì việc đầu tiên cần phải chú ý đó là chăm sóc phần gốc rễ của nó. Con 
người cũng vậy, nếu ngay từ lứa tuổi mầm non con người có được sự chăm sóc tốt 
cùng với nền giáo dục phù hợp thì con người đó sau này sẽ thành công.Nói như thế 
để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn 
đầu tiên, giai đoạn lứa tuổi mầm non. Cũng vì lẽ đó, giáo dục mầm non giữ một vai 
trò đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ 
và chuẩn bị cho trẻ bước vào bậc học tiểu học, trung học, phổ thông. Có thể nói, hoạt 
động văn học là hoạt động giáo dục không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện 
nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non nói chung và trẻ 4- 5 tuổi nói riêng. 
Văn học đến với trẻ từ rất sớm, ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với 
giai điệu nhẹ nhàng, thiết tha qua lời ru của bà, của mẹ “ Ầu ơ...Con ơi con ngủ cho 
ngoan...” Lớn hơn một chút các bạn nhỏ lại được biết đến Ông Bụt, Bà Tiên trong 
những câu chuyện cổ tích đầy tình người cho đến các tác phẩm thơ, ca dao, đồng 
dao...đã gieo vào tâm hồn ngây thơ trong trắng của trẻ sự yêu mến thế giới xung 
quanh, biết tỏ lòng yêu cái thiện, biết căm thù cái ác từ đó giáo dục trẻ biết ơn ông 
bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. 
 Có thể nói, văn học mở ra cho trẻ một thế giới mới của cuộc sống thực tại. Văn 
học nói về cỏ cây hoa lá, thế giới loài vật, hiện tượng tự nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn 
thấy được. Đồng thời, có những câu chuyện về những điều xung quanh trẻ như cánh 
diều, làng quê, cánh đồng, lớp học... từ đó trẻ bắt đầu nhận ra có một xã hội đang 
ràng buộc con người với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trẻ nhận ra tình yêu thương 
của ông bà cha mẹ, của người thân đối với mình. Nhờ được nghe, được tiếp xúc với 
các tác phẩm văn học giúp trẻ cảm nhận những điều mà trẻ đã được nghe và bộc lộ 
suy nghĩ của mình về tác phẩm nên ngôn ngữ của trẻ ngày một phát triển, biết diễn viên vẫn thực hiện các hoạt động nhưng theo hình thức qua loa theo lối cũ nênchưa 
thực sự mang lại hiệu quả cao. Vì những lí do trên, bản thân là giáo viên đang trực 
tiếp giảng dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo 4- 5 tuổi nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường mầm non”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 
4- 5 tuổi trong trường mầm non. Góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục trẻ 
về nội dung này.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Tất cả 34 trẻ lớp Chồi 4, Trường Mầm non Tam Quan.
 1.4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 - Là 34 trẻ đang học tại lớp Chồi 4 – Trường Mầm non Tam Quan.
 Số Kết quả khảo sát
 Truyện trẻ Tốt % Khá % TB % Yếu %
 Trẻ hứng thú 34 13 38,2% 14 41,2% 5 14,7% 2 5,9%
 Trẻ hiểu nội 34 6 17,7% 13 38,2% 10 29,4% 5 14,7%
 dung
 Trẻ kể diễn 34 3 8,8% 4 11,8% 15 44,1% 12 35,3%
 cảm
 Số Kết quả khảo sát
 Thơ trẻ Tốt % Khá % TB % Yếu %
 Trẻ hứng thú 34 10 29,4% 16 47,1% 4 11,75% 4 11,75%
 Trẻ hiểu nội 34 6 17,6% 14 41,2% 9 26,5% 5 14,7%
 dung
 Trẻ thuộc tác 34 5 14,7% 10 29,4% 16 47,1% 3 8,8%
 phẩm
 Trẻ đọc diễn 34 3 8,8% 5 14,7% 18 52,9% 8 23,6%
 cảm
 Đồng dao, ca Số Kết quả khảo sát
 dao, vè... trẻ Tốt % Khá % TB % Yếu %
 Trẻ hứng thú 34 12 35,3% 14 41,2% 5 14,7% 3 8,8% 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
 Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước là lớp người kế tục và phát huy tinh 
hoa văn hóa của nhân loại. Nói như thế để nhấn mạnh vai trò của việc chăm sóc và 
giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Mục tiêu của việc chăm sóc giáo dục trẻ là 
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân 
cách con người. Mục tiêu đó bao gồm việc hình thành ở trẻ những chức năng tâm lí, 
những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ 
những kiến thức cần thiết tạo nền tảng vững chắc để trẻ bước vào các bậc học tiếp 
theo có hiệu quảĐể thực hiện được các mục tiêu trên thì đòi hỏi bản thân giáo viên 
cần linh hoạt, biến tấu bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp hay gián tiếp qua 
các hoạt động ở trường mầm non đặc biệt là hoạt động văn họcđể giúp trẻ phát triển 
toàn diện 5 lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, 
phát triển tình cảm xã hộivà phát triển thể chất cho trẻ mầm non.Với bản thân tôi là 
một giáo viên mầm non, văn học là niềm say mê và là môn học không thể thiếu mỗi 
khi đến với đàn cháu nhỏ thân yêu từ khi đón trẻ đến trường. 
 Vì vậy, văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người, 
thông qua bộ môn làm quen văn học bằng việc cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, trẻ kể lại 
chuyện, đóng kịch và trẻ còn được đọc các bài thơ theo chủ đề khi được chơi ở hoạt 
động ngoài trời, tạo cho trẻ được nhiều hoạt động, giúp trẻ phát triển khả năng trí 
nhớ, tư duy và ngôn ngữ. Việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ 
những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng 
như: tình yêu thiên nhiên ở cây hoa lá quả, lòng kính trọng, yêu thương, gần gũi và 
giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. 
 Thông qua hoạt động này, trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của 
tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung câu chuyện thông qua sự hiểu 
biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời, trẻ đọc thuộc thơ, kể lại được câu chuyện. 
Chính vì thế, để đạt được mục đích của môn học bằng những kiến thức sư phạm của 
mình, kết hợp với việc tiếp thu những kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp, từ sách vở, 
từ các phương tiện truyền thông để sáng kiến, sáng tạo nên các biện pháp tối ưu 
nhằm giúp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ mầm non nói chung và 
trẻ 4- 5 tuổi nói riêng.
 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 2.2.1. Thực trạng từ nhà trường * Nguyên nhân: Nguyên nhân của những thực trạng trên nói một cách tổng thể là 
do chính bản thân người lớn chúng ta cả về giáo viên lẫn phụ huynh chưa thực sự 
hiểu rõ tầm quan trọng của văn học cho trẻ mầm non, dẫn đến một số hệ quả không 
tốt cho sự phát triển của trẻ.Nhìn thấy được những vấn đề cấp thiết đó, tôi đã chọn 
đề tài này để giúp nâng cao chất lượng hoạt động văn học cho trẻ 4- 5 tuổi nói riêng 
và tất cả trẻ trong trường mầm non nói chung, giúp trẻ phát triển toàn diện, hình 
thành nhân cách và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
 2. 3. Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc biện pháp, các cách ứng dụng, 
cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có 
hiệu quả cao hơn.
 2.3.1. Giải pháp 1:Xây dựng kế hoạch một cách phù hợp, khoa học sẽ giúp 
trẻ tiếp cận các tác phẩm văn học hiệu quả hơn.
 Kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong công tác của cá nhân mỗi con người 
 đặc biệt là giáo viên. Người ta thường nói, người biết xây dựng kế hoạch thì người 
 đó nắm trong tay 50% của sự thành công. Vì vậy, để thực hiện một nhiệm vụ nào 
 đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết cách xây dựng cho mình kế hoạch để từ kế hoạch 
 đó giúp chúng ta định hướng được những việc làm tiếp theo. Chính vì điều đó, để 
 thực hiện được việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với văn học 
 thì việc xây dựng kế hoạch là điều không thể thiếú trong công tác chăm sóc và giáo 
 dục trẻ.
 Đối với trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung, để hình thành cho 
trẻ một nội dung hay một kiến thức nào đó cần phải có kế hoạch, kế hoạch đó phải 
được xây dựng dựa trên đặc điểm tiếp nhận của trẻ, độ tuổi, dựa trên tình hình thực 
tế của từng lớp, từng địa phương.
 Ở đây, để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho 
trẻ lớp tôi, ngay từ đầu năm học dựa trên kế hoạch của tổ, khối, tôi xây dựng kế 
hoạch cho từng chủ đề, từng tuần, phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Kế hoạch 
phải rõ theo từng năm, tháng, tuần thiết thực với trẻ, với tình hình của trường lớp. Ở 
chủ đề nào? Cần lựa chọn những tác phẩm văn học gì? Thơ hay truyện? Tôi còn xen 
kẽ một số bài đồng dao, ca dao ngộ nghĩnh, dễ nhớ, dễ thuộc để cùng líu lo với bé 
hằng ngày.
 Tùy từng chủ đề, tùy vào mức độ phát triển của trẻ có thể tổ chức các tiết kể 
chuyện sáng tạo, đóng kịch, đọc thơ trong các buổi biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề 
v..v. Để xây dựng được một kế hoạch có thể mang lại hiệu quả cao trong việc giúp 
trẻ nâng cao chất lượng hoạt động văn học thì việc lựa chọn các tác phẩm văn học Tuần 2 Truyện “ Gấu con bị sâu răng”
 2 Bản thân Tuần 3 Thơ “ Đôi mắt của bé”
 Tuần 4 Truyện “ Mỗi người một việc”
 Tuần 1 Truyện “ Vẽ chân dung mẹ”
3 Gia đình–Ngày 20-11 Tuần 2 Thơ “ Cái bát xinh xinh”
 Tuần 3 Thơ “ Ngày 20-11”
 Tuần 4 Đồng dao “ Chị ru em”
 Tuần 1 Thơ “ Làm bác sĩ”
 Ngành nghề - Ngày Tuần 2 Truyện “ Thần sắt”
 4 22-12 Tuần 3 Thơ “ Chú bộ đội hành quân trong 
 mưa”
 Tuần 1 Thơ “ Mùa hạ tuyệt vời”
 5 Hiện tượng tự nhiên Tuần 2 Truyện “ Lời ru của trăng”
 Tuần 3 Đồng dao “ Nắng”
 Tuần 1 Thơ “ Hoa đồng hồ”
 6 Thực vật – Tết Nguyên Tuần 2 Tập bé kể chuyện sáng tạo
 Đán
 Tuần 3 Vè “ Chúc Tết”
 Tuần 4 Truyện “Sự tích hoa mai vàng”
 Tuần 1 “ Thơ “ Xe cần cẩu”
 Tuần 2 Truyện “ Một chuyến tham quan”
 7 Phương tiện giao Tuần 3 Thơ “ Dán hoa tặng mẹ”
 thông – Ngày 8/3 Tuần 4 Vè “ An toàn giao thông”
 Tuần 1 Truyện “ Mèo lại hoàn mèo”
 Tuần 2 Đồng dao “ Gà con giúp mẹ”
 8 Động vật Tuần 3 Truyện “Học trò của chim khách”
 Tuần 4 Kể chuyện sáng tạo
 Tuần 1 Thơ “ Buổi sáng”
 9 Quê hương đất nước Tuần 2 Thơ “ Con diều
 Tuần 3 Kể chuyện sáng tạo
 10 Bác Hồ Tuần 1 Thơ “ Thư trung thu”
 Tuần 2 Truyện “ Qủa táo của Bác Hồ”

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_van_hoc.docx