SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Hoạt động tạo hình tác động rất tích cực tới hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể. Đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông, đây là một phương tiện để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập trong trường phổ thông bởi hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị cho trẻ số vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên xã hội, khoa học… để trẻ nhanh chóng làm quen các môn học mới ở trường phổ thông. Đồng thời phát triển ở trẻ khả năng phối hợp điều chỉnh hoạt động ở mắt, rèn luyện sự khéo léo linh hoạt cơ tay, góp phần chuẩn bị về tâm lý sẵn sàng bước vào học tập ở trường phổ thông.
Có thể coi hoạt động tạo hình như “món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng thay đổi hình thức, tiến trình tổ chức hoạt động tạo hình về đề tài, chất liệu, kỹ năng… Trẻ ít được tiếp xúc các nội dung tạo hình mới, sẵn có, gần gũi với cuộc sống của trẻ. Giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật trong và ngoài tiết học, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ vậy nên chưa tạo cảm xúc vui tươi trong hoạt động mang tính nghệ thuật, trẻ thụ động làm theo cô, nhìn cô, nói theo cô. Từ đó, không phát hiện được năng khiếu, năng lực cá nhân của từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ phát triển tố chất nghệ thuật. Thậm chí, một số trẻ còn hạn chế về kiến thức kỹ năng tạo hình như đường nét, bố cục, màu sắc trong tạo hình. Xuất phát từ những lý luận và thực tế trên nên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
Có thể coi hoạt động tạo hình như “món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng thay đổi hình thức, tiến trình tổ chức hoạt động tạo hình về đề tài, chất liệu, kỹ năng… Trẻ ít được tiếp xúc các nội dung tạo hình mới, sẵn có, gần gũi với cuộc sống của trẻ. Giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật trong và ngoài tiết học, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ vậy nên chưa tạo cảm xúc vui tươi trong hoạt động mang tính nghệ thuật, trẻ thụ động làm theo cô, nhìn cô, nói theo cô. Từ đó, không phát hiện được năng khiếu, năng lực cá nhân của từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ phát triển tố chất nghệ thuật. Thậm chí, một số trẻ còn hạn chế về kiến thức kỹ năng tạo hình như đường nét, bố cục, màu sắc trong tạo hình. Xuất phát từ những lý luận và thực tế trên nên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” I. Lý do chọn đề tài Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về trí tuệ, nhận thức, tình cảm, đạo đức, kỹ năng xã hội, thẩm mĩ, thể chất và đặc biệt là việc chuẩn bị cho trẻ đi học phổ thông. Hoạt động tạo hình là một trong những phượng tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nó phát triển các thao tác trí tuệ như phân tích đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa cho trẻ. Nhờ hoạt động tạo hình mà trí tuệ, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng lên, ngày càng trở nên giàu có hơn cả về chất và lượng. Đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kỹ năng giao tiếp xã hội, hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn. Nó hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ và các kỹ năng giao tiếp xã hội. Giúp trẻ hình thành các phẩm chất đạo đức như tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt mục đích, thói quen biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác, cùng nhau làm việc và tiết chế cảm xúc. Nó giúp trẻ hình thành hứng thú, lòng yêu lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động, người lao động. Với tư cách là hoạt động nghệ thuật, nó tạo nên điều kiện thuận lợi để phát triển cảm giác, tri giác thẩm mĩ, kích thích những rung động, xúc cảm thẩm mĩ, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật phong phú, làm nảy sinh và nuôi dưỡng niềm say mê sáng tạo nghệ thuật và mong muốn thể hiện sự vật một cách sáng tạo. Trên cơ sở đó hình thành thị hiếu thẩm mĩ sau này. Hoạt động tạo hình tác động rất tích cực tới hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể. Đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông, đây là một phương tiện để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập trong trường phổ thông bởi hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị cho trẻ số vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên xã hội, khoa học để trẻ nhanh chóng làm quen các môn học mới ở trường phổ thông. Đồng thời phát triển ở trẻ khả năng phối hợp điều chỉnh hoạt động ở mắt, rèn luyện sự khéo léo linh hoạt cơ tay, góp phần chuẩn bị về tâm lý sẵn sàng bước vào học tập ở trường phổ thông. Có thể coi hoạt động tạo hình như “món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động 3 Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non là hệ thống những tác động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức các hoạt động thẩm mĩ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường mầm non là tổ hợp những cách thức, cách làm mới trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ tác động lên trẻ 4-5 tuổi một cách khoa học, phù hợp nhằm phát triển ở trẻ khả năng tạo hình, sự cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Hình thành ở trẻ lòng ham muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh bằng các kỹ năng tạo hình. Ví dụ như thiết kế môi trường, nội dung hoạt động phong phú, đa dạng giúp trẻ có hứng thú với hoạt động tạo hình. Phát triển kỹ năng tạo hình như vẽ năn, cắt, dán, in đồ...khuyến khích trẻ thể hiện sáng tạo khi hoạt động tạo hình như nêu ý tưởng, đặt tên cho sản phẩm, thuyết trình sản phẩm... Mục đích của việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non đó là nâng cao khả năng nhận thức thẩm mĩ cho trẻ, giúp trẻ có những điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ, tình cảm, xúc cảm của mình đối với những gì được thể hiện trong quá trình tạo hình. Hình thành ở trẻ tính tích cực sáng tạo như biết miêu tả, biểu cảm theo ý đồ sáng kiến của mình, biết giải quyết vấn đề một cách độc lập trong sự hợp tác. Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ 4- 5 tuổi có đặc điểm là rất có hứng thú với hoạt động tạo hình. Chúng hoạt động theo sở thích, hứng thú của mình. Ngôn ngữ tạo hình của trẻ ở đây có thể hiểu như các phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình mà trẻ biết sử dụng để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm của mình qua hình ảnh. Ở lứa tuổi này, trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh đường nét để vẽ nhiều loại hình hình học có mối quan hệ với nhau như hình tròn- hình ô van, các dạng hình tam giác, như cây, nhà, ô tô, con vật...Khi quan sát trẻ 4-5 tuổi so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật, như vậy, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng, phát triển trí nhớ và trí tưởng tượng sáng tạo. Tóm lại, từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình là công việc hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số 5 phân công nhiệm vụ dạy trẻ 4 - 5 tuổi nên tôi cũng hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhiều hơn, đặc biệt là khả năng hoạt động tạo hình của trẻ 4 - 5 tuổi. b. Khó khăn: - Về CSVC: Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình tuy được cấp phát hàng năm nhưng chủ yếu là bút sáp, đất nặn, thủ công còn một số cơ sở vật chất khác chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cho trẻ. Số tài liệu hướng dẫn phục vụ cho hoạt động tạo hình còn khiêm tốn. Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để bám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. - Về giáo viên: Trong thực tế ở trường mầm non, một số giáo viên còn dạy trẻ trên hình thức một chiều: Ít lắng nghe, tìm hiểu ý tưởng của trẻ, còn ngại khi tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, thực hiện ý tưởng chung.... Điều này ít nhiều cũng chưa khuyến khích được trẻ yêu thích môn học. - Về trẻ, phụ huynh: Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, khả năng tạo hình của trẻ không đồng đều. Kỹ năng vẽ màu nước, xé dán, nặn, là đồ chơi từ các nguyên vật liệu của trẻ còn hạn chếTrẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn,tự tin khi nói lên ý tưởng của mình. Có những trẻ hiếu động, khả năng tập trung kém, không những không tập trung chú ý vào hoạt động mà trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh như: Minh Đạt, Duy Bảo... có những trẻ không thích hoạt động cùng với những bạn xung quanh như: Hoàng Anh, Quốc Thịnh...yếu tố này cũng làm cho trẻ chóng chán. Một số phụ huynh vì mải mê công việc hoặc có tâm lý xem nhẹ bậc học mầm non nên ít giành thời gian cho con, phần lớn đều ỉ lại cho ông bà đưa đón vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Số trẻ: 38 trẻ Bảng khảo sát trẻ Kết quả TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trẻ có hứng thú với hoạt động tạo hình 26 68 2 Trẻ tạo ra được sản phẩm tạo hình 23 60 3 Trẻ biết trình bày ý tưởng 17 44,7 4 Trẻ biết thuyết trình sản phẩm của mình 15 40,4 7 hợp và sử dụng vật liệu. Trong quá trình quan sát trẻ chơi, tôi đã thay đổi, bổ sung vật liệu sao cho phù hợp với hứng thú, tò mò của trẻ. Tôi đã sưu tầm rất nhiều những vật liêu mở với các hình dạng, kích thước khác nhau như những vật liệu có kết cấu bề mặt thú vị, có thể di chuyển theo những cách thú vị (đá, sỏi, cành cây, khúc gỗ) các vật liệu rời, dễ chuyển đổi, thay đổi sáng tạo để thu hút trẻ hoặc dễ thay đổi, có thể sắp xếp lại. (Hình ảnh 1: Góc tạo hình) Một môi trường với những vật liệu tạo hình phong phú như chào đón, kích thích tính tò mò, khám phá và giao tiếp trong mỗi trẻ. Vì thế tôi thấy trẻ tập trung hơn, năng lực và khả năng sáng tạo của trẻ được phát huy hơn. 1.2. Khu vực trưng bày sản phẩm Khu vực trưng bày sản phẩm của trẻ rất quan trọng vì khi trẻ trực tiếp nhìn thấy sản phẩm của mình, sự tự tin, niềm tự hào của trẻ được phát huy. Để trưng bày sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ tôi đã thiết kế nơi trưng bày bằng nhiều hình thức phong phú, đẹp mắt để gây sự chú ý của trẻ về sản phẩm tạo hình như bảng đính trên tường, tận dụng mảng tường trống, giá treo sản phẩm Khi trưng bày sản phẩm của tất cả trẻ thay vì việc tôi thu thập sản phẩm của trẻ tôi đã để trẻ tự trưng bày sản phẩm của mình ở vị trí mà trẻ muốn. Chẳng hạn như tôi làm sẵn tranh để cho trẻ tự do dán ước mơ về nghề nghiệp mà trẻ muốn Tôi trang trí nơi trưng bày sản phẩm phù hợp với hình thức hay chủ đề của sản phẩm. Đối với sản phẩm có không gian hai chiều, dạng phẳng như tranh vẽ, sản phẩm cắt, xé, dán tôi hướng dẫn trẻ treo lên mảng tường trống. Đối với sản phẩm có không gian ba chiều , mặt nổi như sản phẩm nặn, mô hình gấp giấy tôi sử dụng kệ, bàn treo lên tường nhà để làm nơi trưng bày sản phẩm. Không gian ngoài trời cũng được tôi sử dụng là nơi trưng bày sản phẩm. Ví dụ như một cái hàng rào hay sử dụng cành cây to làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. (Hình ảnh 2: Khu trưng bày sản phẩm) Tóm lại, việc thiết kế khu trưng bày sản phẩm sẽ khiến trẻ có cảm xúc về cái đẹp, qua đó phát triển năng lực thẩm mĩ ở trẻ. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung hoạt động tạo hình đa dạng Hoạt động tạo hình vốn là hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi trẻ phải có nền tảng kiến thức và kỹ năng, đồng thời, phải có hứng thú, có cảm xúc sáng tạo và thăng hoa trong tâm hồn. Nắm rõ được điều đó nên khi tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình tôi luôn xây dựng hoạt động tạo hình một cách đa dạng như: Các hoạt động quan sát đối tượng, các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động sáng tạo, hoạt động với màu sắc (Hình ảnh 3: Hoạt động tạo hình) 9 Đây là một hoạt động cần thay đổi trong cách tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giúp trẻ trình bày ý tưởng chính là việc giúp trẻ nói lên được ngôn ngữ riêng của mình. Tôi cung cấp kiến thức về nội dung đề tài hoạt động tạo hình sau đó cho trẻ diễn tả suy nghĩ, hành động hay cả những sáng tạo của mình bằng nhiều cách khác nhau như diễn tả bằng các giác quan, bằng ngôn ngữ Chẳng hạn, trong tiết dạy: “In đường nét tạo thành tư thế vận động”, thể loại đề tài. Đầu tiên tôi cho trẻ chơi trò chơi “Đóng băng”. Ở trò chơi này tôi cho trẻ nghe nhạc và vận động. Khi nhạc dừng trẻ cũng phải dừng lại “đóng băng” ở một tư thế mà trẻ thích. Tôi hỏi trẻ những tư thế mà trẻ “đóng băng” là gì. Sau đó gợi mở ngoài những tư thế mà các con vừa làm, trong cuộc sống còn rất nhiều những tư thế vận động khác nhau như: Múa Ba lê, tập thể dục, chạy, nhảy, cử tạnhằm cung cấp thêm nhiều kiến thức về bài học. Cuối cùng tôi vừa cho trẻ xem đọan video về các tư thế vừa đàm thoại cách tạo tư thế đó bằng các nét cơ bản nào. Từ đó giúp trẻ suy nghĩ trình bày ý tưởng của mình: Con muốn in hình người ở tư thế nào? - Cô mời con mô phỏng lại tư thế đó bằng cơ thể của mình? - Làm thế nào để tạo được tư thế như vậy? - Để in được tư thế đó con dùng những nét cơ bản nào? - Muốn in hình đôi tay cong như đang múa con dùng nét gì? - Con đặt nét in vào vị trí nào của bức tranh?... Như vậy, trẻ được tự đặt ra những giả thuyết riêng. Trẻ được trải nghiệm giả thuyết do mình đặt ra, rồi từ đó tự rút ra quan điểm mới. Điều đó khiến trẻ tham gia rất tích cực. 4.2. Khuyến khích trẻ hoạt động theo nhóm Trong hoạt động tạo hình, tôi coi trọng kỹ năng làm việc nhóm của trẻ. Nó giúp trẻ có kỹ năng hợp tác để giải quyết vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Trong tiết dạy “Làm tranh tuyên truyền về phòng chống Covid- 19”. Tôi đã tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động nhóm với nhau. Tôi gợi mở ý tưởng của chúng sau đó để chúng về nhóm tự thỏa thuận chủ đề tranh sau đó tự nhận đảm nhiệm những việc theo khả năng của mình. Kết quả là trẻ thì nhận tô màu nền cho bức tranh, trẻ thì nhận vẽ hình bạn nhỏ đeo khẩu trang, trẻ thì nhận chắp ghép hình người tập thể dục để có sức khỏe phòng chống dịch bệnh, trẻ thì nhận cắt dán hình ảnh, khảm màuVậy là sau một thời gian thực hiện chúng làm nên một bức tranh và đặt tên là “4 nên để phòng chống Covid-19”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc