SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Vân Hòa A
Qua tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ hạn chế về cách sử dụng các kĩ năng trong hoạt động tạo hình của lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi lớp c2 tại lớp tôi đang giảng dạy nói riêng, nên tôi đã đưa ra một số biện pháp thông qua đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Vân Hòa A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Vân Hòa A
MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên đề tài :Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4 -5 tuổi 2 Lý do chọn đề tài 2 3 .Mục đích nghiên cứu 2 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 6 Các phương pháp thực hiện 3 7 Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài 3 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Những nội dung lý luận liên quan đến trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. 2 Cơ sở thực tiễn 4 3 Khảo sát thực trạng 4 4 Các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề 6 hoạt động tạo hình tại trường Mầm Non 5 Biện pháp thực hiện từng phần 6 6 Một số kết quả đạt được . 13 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Khuyến nghị PHẦN IV 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO thành ở trẻ những kĩ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Trong thực tế tôi thấy chất lượng các giờ dạy hoạt động tạo hình ở trường Mầm non tôi phụ trách chưa cao bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Sản phẩm của các con mang tính tái tạo dập khuôn. Thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo. Với nhận thức bản thân, tôi đã chọn đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tao hình cho trẻ 4-5 tuổi để làm đề tài nghiên cứu, với đồ dùng là các nguyên liệu đa dạng như:sáp màu, màu nước, giấy vẽ, tăm bông, ống hút, băng dính trẻ thỏa thích tạo ra cho mình một sản phẩm đẹp nhất. Trẻ được thỏa trí tò mò, mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình, khi làm nên các tác phẩm tạo hình cũng là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng. Mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện đức - trí- thể- mĩ. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi” 3.Mục đích nghiên cứu: Qua tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ hạn chế về cách sử dụng các kĩ năng trong hoạt động tạo hình của lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi lớp c2 tại lớp tôi đang giảng dạy nói riêng, nên tôi đã đưa ra một số biện pháp thông qua đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi” 4. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở thực tế về việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ tìm ra các giải pháp rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đức trí thể mĩ cho trẻ 4-5 tuổi 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm : Trên cơ sở thực tế về việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ tìm ra các giải pháp rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đức trí thể mĩ cho trẻ 4-5 tuổi. 6.Các phương pháp thực hiện +Phương pháp nghiên cứu lý luận +Phương pháp quan sát, trải nghiệm +Phương pháp kiểm tra đánh giá. +Phương pháp thống kê toán học 2. Khảo sát thực trạng a. Thuận lợi : Về phía giáo viên: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. - Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm Mầm non và được nhà trường phân công nhiều năm chủ nhiệm lớp 4 tuổi. Nên tôi nắm chắc về chương trình cũng như phương pháp nội dung yêu cầu của độ tuổi. Thường xuyên được tham dự những buổi bồi dưỡng chuyên môn do và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức. Trực tiếp thao giảng để trao đổi kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp, được đóng góp ý kiến từ ban giám hiệu, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao tay nghề của mình. - Lớp được 2 cô chủ nhiệm đều có tinh thần nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đề tài. Về phía trẻ: - Trẻ đi học chuyên cần, đúng độ tuổi và trong năm học 2021-2022 do dịch bệnh covid diễn ra phức tạp nên việc học tập thực hành thực tế còn nhiều hạn chế. Về phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức giáo dục trẻ Về cơ sở vật chất: - Lớp học khang trang rộng rãi, thoáng mát và được trang bị một đầu đĩa và một ti vi màn hình 42inch b. Khó khăn: ➢ Đối với giáo viên: - Việc lựa chọn bài dạy còn chưa phong phú đa dạng ➢ Đối với trẻ: - Các cháu chủ yếu là con nhà nông cuộc sống còn khó khăn, trẻ có kỹ năng tạo hình còn hạn chế. Nhiều cháu chưa có thói quen nề nếp vào lớp học, chưa tích cực hoạt động tạo hình, các hoạt động tạo hình còn vụng về. Đa số trẻ của lớp hoạt động tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ vẽ. - Trong các hoạt động tạo hình trẻ còn chưa có kỹ năng, nhút nhát về ý tưởng khả năng sáng tạo còn hạn chế nhiều. ➢ Đối với phụ huynh: - Một số phụ huynh mải lo kinh tế chưa quan tâm đến học tập của con em, chưa hiểu hết được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ. Việc lựa chọn đề tài phù hợp theo từng tháng và vừa sức trẻ là việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, ngay từ đầu năm tôi đã kết hợp với giáo viên cùng lớp khảo sát các kỹ năng tạo hình của trẻ rồi nghiên cứu các đề tài cho sẵn trong vở tạo hình và tìm thêm những đề tài mới hấp dẫn để lên kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ và vừa với khả năng của trẻ. Có như vậy mới hấp dẫn, lôi cuốn và phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. STT Nội dung dạy Theo mẫu Theo đề tài Tháng 9 Nặn đồ dùng đồ chơi bé thích Tô màu trường mầm non Tháng 10 Vẽ chiếc kem Trang trí bưu thiếp tặng mẹ Tháng 11 Vẽ chân dung mẹ Vẽ theo đề tài tự chọn Tháng 12 Gấp cây thông Vẽ hộp quà tặng chú bộ đội Tháng 1 Vẽ bông hoa Xé dán lá cây Tháng 2 Vẽ côn trùng In ngón tay tạo hình con vật Tháng 3 Vẽ máy bay Ghép hình tạo thành bức tranh phương tiện giao thông Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện khảo sát (Các bảng khảo sát trên) và lên kế hoạch để khắc phục những hạn chế mà cô trò chúng tôi đang gặp phải. + Kế hoạch của cô: Tôi sưu tầm những bức tranh đẹp của các cháu năm học trước để trưng bày ở góc tạo hình và giới thiệu cho trẻ xem gợi hỏi trẻ đưa ra những nhận xét của cá nhân. Cho trẻ quan sát từ nhiều góc độ và nhận xét kỹ lưỡng về: Vị trí, cấu tạo, hình dáng, kích thước, màu sắc của bài tạo hình. Khi đã nắm được trình độ kỹ năng của các con trong lớp tôi luôn quan tâm hơn đến những trẻ có kỹ năng yếu để gần gũi tìm hiểu lí do để có phương pháp tác động với trẻ cho phù hợp. Những trẻ yếu tôi trò chuyện để giúp trẻ yêu nghệ thuật khi trẻ yêu thích và có niềm đam mê thì trẻ sẽ thực hiện tốt. Góc tạo hình tôi luôn luôn để sẵn nguyên vật liệu mở (giấy, sáp màu, màu nước, hồ, nguyên liệu trang trí) để khi đến giờ hoạt động góc trẻ có thể tạo ra những sản phẩm theo trí tưởng tượng phong phú. Với những trẻ kỹ năng còn yếu tôi thường xuyên đưa trẻ đến hoạt động của góc tạo hình bản thân tôi hướng dẫn trẻ cách sắp xếp bố cụcvà cũng có thể là tôi nhờ một trẻ khá hướng dẫn, cùng làm với những trẻ yếu. Kết quả tôi thu được rất khả quan sau những công sức cô trò tôi cùng thực hiện. đều mịn không trờm ra ngoài, với trẻ có năng khiếu tôi động viên trẻ sáng tạo và tô màu nước. Bên cạnh việc bồi dưỡng cho trẻ để trẻ có được kỹ năng tạo hình tốt, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn chế để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng bản thân của mình và tiếp tục cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động tôi luôn đặt những câu hỏi như " Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào?" để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật của mình. Ngoài ra khi nhận xét việc khen chê cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét sản phẩm phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo hình thú vị của trẻ, phải chỉ cho trẻ thấy sự gống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Mặt khác tạo niềm phấn khởi cho trẻ, cô cho trẻ tự mang những sản phẩm của mình vào góc nghệ thuật để thỉnh thoảng trẻ ngắm nhìn sản phẩm của mình và của bạn . 3. Biện pháp 3: Rèn và nâng cao kỹ năng tạo hình, khả năng sáng tạo cho trẻ ở hoạt động học Nề nếp của trẻ là bước đầu của một hoạt động học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật. Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ “Tổ sơn ca, tổ họa mi, , tổ vành khuyên” .Tôi luôn động viên trẻ trong hoạt động học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, chơi, hơn thế nữa các hoạt động giáo dục trẻ luôn đan xen, tích hợp với nhau để đạt kết quả tốt nhất trong các hoạt động giáo dục. Vì thế để đem lại kết quả tốt nhất cho hoạt động tạo hình tôi đã đan xen kết hợp hoạt động tạo hình trong các hoạt động khác và tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi. - Với hoạt động làm quen với toán: Ví dụ: Cho trẻ vẽ trang trí hình vuông và hình chữ nhật. - Hoạt động khám phá: Ví dụ: Cho trẻ nặn các con vật, các loại quả hay tô màu các phương tiện giao thông, và người thân trong gia đình, - Hoạt động làm quen với văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “cây dừa” cho trẻ trang trí cây dừa. - Hoạt động làm quen với chữ cái: Ví dụ: Trẻ vẽ và trang trí các chữ cái. Trong các giờ đón trẻ, hay những giờ rãnh rỗi tôi cung cấp cho trẻ các thông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để nắm bắt hiểu biết. VD: Trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: "Quả bầu tiên" hoạt động cuối cùng cô cho trẻ tô màu chim én và quả bầu và nói lên cảm nhận của bản thân trẻ về cậu bé. Trong hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ được ngắm nhìn các vật thật, được sờ nắm, khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền, vẽ tự do trên sân. Giờ hoạt động ngoài trời là một hoạt động trẻ được vui chơi, ngắm ngía những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Khi hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ vẽ phấn trên sân trường, ngoài ra tôi còn kết hợp cho trẻ gắn thêm các bộ phận thiếu trên bức tượng như vẽ mắt, nơ cho búp bêSau đó cho trẻ dùng bút màu nước tô màu cho những bức tượng đó. Sau khi tổ chức như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia và kỹ năng tạo hình thể loại vẽ của trẻ tiến bộ rõ rệt. Khi cho trẻ hoạt động ở các góc: Góc tạo hình cô tổ chức cho trẻ vẽ, tô màu,về các sự vật hiện tượng để củng cố kiến thức về các sự vật hiện tượng trong chủ đề, rèn kĩ năng tạo hình, đồng thời cô sử dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, tạo đồ dùng cho trẻ hoạt động. Góc nghệ thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh “ Làng quê của bé”. Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp, tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, theo mẫu, ý thích của trẻ theo các đề tài mà trẻ đã làm quen ở lớp.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.docx