SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi
Trẻ em tuổi mầm non là thời kỳ lý tưởng để thực hiện các hoạt động phát triển vận động, giúp cơ và xương ngày một săn chắc, đồng thời giai đoạn này cũng là thời kỳ quan trọng trong việc luyện tập các vận động, tăng cường khả năng thăng bằng, sự phối hợp giữa các giác quan và vận động, giữa các cơ với nhau.Về phương diện phát triển cơ thể, tuổi mầm non là thời kỳ hình thành đến 90% tế bào não, là thời kỳ phát triển hệ thần kinh, răng, xương, cân nặng và chiều cao cơ thể.
Trường mầm non nơi tôi công tác hiện nay có thể nói là một ngôi trường khang trang, xanh - sạch - đẹp, có sân tập thể dục rộng rãi đảm bảo cho tất cả các lớp trong các khối có thế tham gia hoạt động thể dục buổi sáng chung cho cả trường. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ mà hoạt động thể dục sáng đóng vai trò quan trọng.
Thực tế lớp tôi khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đầu năm tôi thấy rằng trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng vận động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa tự tin thực hiện các bài thể dục dẫn đến kết quả giờ học chưa thật sự tốt, mặt khác tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi còn cao. Chính vì những lý do thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi” là sáng kiến của tôi áp dụng trong năm học 2019- 2020.
Trường mầm non nơi tôi công tác hiện nay có thể nói là một ngôi trường khang trang, xanh - sạch - đẹp, có sân tập thể dục rộng rãi đảm bảo cho tất cả các lớp trong các khối có thế tham gia hoạt động thể dục buổi sáng chung cho cả trường. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ mà hoạt động thể dục sáng đóng vai trò quan trọng.
Thực tế lớp tôi khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đầu năm tôi thấy rằng trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng vận động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa tự tin thực hiện các bài thể dục dẫn đến kết quả giờ học chưa thật sự tốt, mặt khác tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi còn cao. Chính vì những lý do thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi” là sáng kiến của tôi áp dụng trong năm học 2019- 2020.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi * Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non nơi tôi công tác hiện nay có thể nói là một ngôi trường khang trang, xanh - sạch - đẹp, có sân tập thể dục rộng rãi đảm bảo cho tất cả các lớp trong các khối có thế tham gia hoạt động thể dục buổi sáng chung cho cả trường. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ mà hoạt động thể dục sáng đóng vai trò quan trọng. Thực tế lớp tôi khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đầu năm tôi thấy rằng trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng vận động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa tự tin thực hiện các bài thể dục dẫn đến kết quả giờ học chưa thật sự tốt, mặt khác tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi còn cao. Chính vì những lý do thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi” là sáng kiến của tôi áp dụng trong năm học 2019- 2020. 2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp cho giáo viên tích lũy được vốn kinh nghiệm, kiến thức trong việc giáo dục thể chất đồng thời tạo cho trẻ tiếp thu với hoạt động được tốt hơn. - Vốn kiến thức tích lũy sau mỗi lần rút kinh nghiệm ở mỗi bài dạy là kho tàng kiến thức nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ tập luyện thể dục và các môn học khác. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp phối kết hợp phụ huynh. - Phương pháp dùng lời. - Phương pháp thực hành. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện áp dụng cho 40 trẻ lớp 4 tuổi B1. + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. 2/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi + Kỹ năng truyền đạt cho trẻ còn hạn chế, còn nói nhiều nên trẻ chưa phát huy tính tích cực vận động của mình khi tham gia hoạt động. + Cách lựa chọn nội dung dạy, hình thức tổ chức tiêt dạy chưa sáng tạo, linh hoạt. + Chất lượng dạy về bộ môn phát triển thể chất còn hạn chế, khi tập các động tác thể dục còn chưa dứt khoát vẫn còn mang tính chất mềm dẻo thoái quá. - Đối với phụ huynh: + Phần đa phụ huynh làm nghề làm ruộng, nên việc quan tâm chế độ ăn uống đủ chất còn chưa cao, chưa nhận thức được nhiều về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho con em mình. Do vậy công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn đang là vấn đề cần phải quan tâm ở lớp 4 tuổi B6. - Đối với cơ sở vật chất: + Đồ dùng phục vụ hoạt động làm quen với lĩnh vực phát triển thể chất đủ về chủng loại nhưng còn chưa phong phú, chưa đa dạng về số lượng nên việc luyện tập của các cháu còn có sự ảnh huởng. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Dưới đây là bảng khảo sát trẻ 4 tuổi của tôi tại trường, tổng số trẻ khảo sát là 40 trẻ lớp 4 tuổi B1và kết quả cụ thể như sau: Bảng số liệu kết quả trước khi thực hiện đề tài. Đầu năm STT Nội dung khảo sát Đạt (số trẻ) Tỷ lệ (%) 1 18 60% Trẻ tập thể dục sáng đều , đẹp 2 Trẻ thực hiện tốt các vận động cơ 16 53% bản. 3 Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 21 70% phát triển thể chất 4 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể 25 83% lực tốt 5 Trẻ có kỹ năng, kỹ sảo trong vận 15 50% động cơ bản. 3. Các biện pháp chính. 3.1. Tự học và nghiên cứu, để nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho bản thân. 3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động phát triển thể chất của nhóm lớp. 4/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi nhận thấy trẻ của lớp mình khi kết thúc bài học các cháu vẫn hứng thú tham gia bài học. 4.2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chung . Hoạt động học thể chất là hoạt động chính để phát triển các kỹ năng cho trẻ. Qua việc học bồi dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục đào tạo cũng như trường tổ chức tôi đã biết lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển vận động theo từng chủ đề và từng giai đoạn phát triển: Đầu năm tôi lựa chọn các bài dạy với kỹ năng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và đến cuối năm tôi chọn các bài tập khó hơn, nâng dần lên phù hợp với sự phát triển của trẻ. Đối với những vận động khó tôi chọn 1 vận động cơ bản cho 1 tiết học, đối với các vận động dễ hơn, tôi chọn 2 vận động cơ bản: 1 vận động mới và 1 vận động ôn. Tôi thường tổ chức hoạt động học dưới dạng các trò chơi, các hội thi, hay các chương trình để trẻ cảm giác mình đang được chơi chứ không phải là giờ học. Trẻ sẽ hào hứng hơn và thực hiện các yêu cầu của cô một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Tôi sẽ nói: Chào mừng các bé đến với “Hội khoẻ măng non”, hoặc cuộc thi “ Bé khỏe bé đẹp”. Sau đây là phần đầu tiên của hội khỏe, đó là màn khởi động, tiếp theo là phần đồng diễn (Bài tập phát triển chung), phần thi bé nào khéo hơn (VĐCB) Khi tập bài tập phát triển chung tôi thường đứng ở vị trí thuận tiện và gần với trẻ để tôi dễ quan sát trẻ và quan tâm đến trẻ hơn. Đứng ở vị trí đó còn giúp tất cả các trẻ đều nhìn thấy các động tác tôi tập nhất là động tác bụng, bật của bài tập phát triển chung. Bằng những lời nói dứt khoát mà gần gũi với trẻ sẽ hào hứng luyện tập tạo không khí thoải mái, giờ học sẽ không gò bó, trẻ thấy như được vui chơi chứ không phải học vì như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo: “Học mà chơi- chơi mà học” Để giờ học phát triển vận động đạt kết quả cao tôi phải sử dụng nhiều phương pháp cùng nhiều hình thức khác nhau để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Muốn trẻ thực hiện tốt vận động cơ bản thì trước hết tôi phải làm mẫu cho trẻ xem. Phương pháp này giúp trẻ có khả năng ghi nhớ và khả năng định hướng với các bài tập cô đưa ra. Khi làm mẫu tôi tập chính xác từng động tác, các động tác phải đúng trình tự, rõ ràng, đúng kỹ thuật vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng với trẻ. Trong quá trình tập các bài vận động cơ bản, tôi thường giới thiệu tên bài tập, tập mẫu lần 1 tôi tập chính xác từng động tác để trẻ tri giác toàn bộ bài tập. 6/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi 4.3. Khuyến khích tính tích cực, chủ động, tự lập vận động sáng tạo của trẻ. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất nói chung và phát triển tính tích cực vận động cho trẻ nói riêng, với tôi đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức cho trẻ tôi luôn tìm hiểu và tổ chức các hoạt động thể chất cho trẻ tiến hành thông qua nhiều hình thức, phương pháp giáo dục trong tiết học và ngoài tiết học: Thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi tham quan nhưng cơ bản vẫn là vận động trong các hoạt động học thể chất bởi lẽ trong hoạt động học thể chất các tri thức, kĩ năng, kĩ sảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, có hệ thống, có tổ chức, và có kế hoạch cụ thể do tôi đã xây dựng và đã được ban giám hiệu phê duyệt. Để phát huy tính tích cực vận đông của trẻ tôi không dừng lại ở hình thức tổ chức mà ttôi còn thường xuyên lựa chọn và tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với khả năng vận động của trẻ từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực vận động thông qua hoạt động học. Đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ và giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động của mình tôi đã áp dụng 3 nhóm phương pháp: Phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời và phương pháp thực hành. + Phương pháp trực quan. Trong khi dạy để thu hút trẻ khi tham gia hoạt động tôi luôn chọn cho mỗi bài tập trong các chủ đề tôi đã và đang thực hiện sử dụng phương pháp trực quan qua thao tác làm mẫu, mô phỏng, sử dụng vật chuẩn thính giác, thị giác và đồ dùng trực quan của cô giáo đã chuẩn bị giúp trẻ tri giác về hình ảnh liên quan đến nội dung bài dạy một cách rõ ràng và cụ thể. * Làm mẫu. Ví dụ: Khi tôi muốn dạy bài bật chụm và tách chân qua các ô tôi luôn làm mẫu cho trẻ quan sát trước và khi làm mẫu tôi thường xuyên thay đổi tính chất của mỗi lần tập. - Lần 1: Cô cung cấp biểu tượng khái quát về bài tập (cô làm mẫu toàn bộ chú ý đến nói tư thế chuẩn bị như thế nào?...) - Lần 2: Làm mẫu chậm từng phần lần lượt cho trẻ nắm đựơc các bước ( tư thế chuẩn bị bật và kĩ thuật bật chụm tách ra sao và bật như thế nào là đúng kĩ thuật) - Lần 3: Cô nhấn mạnh lại điểm chính của động tác đó cho trẻ nắm rõ hơn. 8/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ngắm ném sao cho trúng đích. Những lời nói ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu giúp trẻ khắc sâu được thao tác, kĩ thuật khi tập vận động. Bên cạnh đó những lời nói mang tính chất giải thích tôi còn sử dụng những lời nói mang tính chất chỉ dẫn để củng cố, sửa sai cho trẻ. Lời chỉ dẫn được tôi áp dụng ngay khi ổn định trẻ để chuẩn bị bước vào hoạt động học thể dục nhất là khi cho trẻ thực hiện đội hình, đội ngũ giúp trẻ định hướng và làm theo yêu cầu của cô giáo một cách nhanh chóng đó là “ khẩu lệnh”. Tôi luôn chú ý đến khẩu lệnh luôn đảm bảo và phù hợp với nội dung, không phải lúc nào tôi cũng sử dụng khẩu lệnh một cách tuỳ ý mà tôi luôn cân nhắc và xác định nội dung sử dụng, giúp trẻ phản ứng kịp thời khi bắt đầu và khi kết thúc hành động. Như vậy có thể nói phương pháp dùng lời có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình dạy và học, giữa người truyền đạt kiến thức và người cảm thụ kiến thức vô cùng quan trọng giúp cô và trẻ thực hiện được bài tập một cách hiệu quả mang lại sự tự tin cho cả cô và trẻ trong các hoạt động thể chất nói riêng và các hoạt động khác trong lớp và nhà trường nói chung. + Phương pháp thực hành. Nói đến phương pháp trực quan và phương pháp dùng lời thì không thể không nói đến vai trò của phương pháp thực hành. Các phương pháp này được tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy giúp trẻ phát huy được tính tích cực vận động của trẻ. Phương pháp thực hành được thể hiện trong khi trẻ thi đua tham gia bài tập vận động, chơi trò chơi vận động giúp trẻ có tinh thần đoàn kết, trẻ giao lưu học hỏi ở các bạn cùng lớp những thao tác kĩ thuật chuẩn chỉ. Để phát huy hết hiệu quả của phương pháp này tôi không chỉ chọn phương pháp và tôi còn luôn quan tâm tới cách thức hay còn gọi là hình thức tổ chức để trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi hoạt động tập thể. Như vậy lần nữa tôi cho rằng để phát huy hết tính tích cực, chủ động, tự giác của trẻ khi tham gia hoạt động thể chất nói riêng và hoạt động khác nói chung, bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu và không thể tách rời khả năng nhận thức của trẻ để từ đó tìm ra cho mình những hình thức tổ chức, phương pháp truyền đạt hay, sinh động và linh hoạt giúp trẻ phát huy hết tiềm năng và sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động thể chất mà không cảm thây mệt mỏi hay thiếu tự tin khi tham gia hoạt động. Bên cạch đó cô giáo là người truyền đạt kiến thức cho trẻ cũng cần phải trau dồi cho mình những nghệ thuật hay khi dạy để thu hút trẻ và từ đó trẻ yêu thích, mong muốn tham gia hoạt động 10/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_phat_tri.doc