SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi
Hoạt động này giúp trẻ nhận thức chuyển từ tư duy trực quan hành động sang trực quan hình tượng đến tư duy logic, rèn luyện cho trẻ các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa về số lượng tập hợp phép đếm, hình dạng kích thước, định hướng trong không gian, xác định về thời gian. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ tôi đã nghiên cứu các giờ học khác cho trẻ hoạt động thêm ngoài tiết học, nhằm củng cố, ôn luyện các kiến thức toán học cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi” với mục đích giúp trẻ nắm được chắc kiến thức toán trong từng độ tuổi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách con người. GDMN giữ một nhiệm vụ đặc biết quan trọng trong sự nghiệp phát triển một cách toàn diện cho trẻ về tất cả các mặt như: Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động. Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, Hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi, đóng vai trò quan trong trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được những khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận các kiến thức của môn toán ở các lứa tuổi tiếp theo. Để thực hiện tốt vấn đề này, Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ GDMN và trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non đã triển khai thực hiện các chuyên đề. Trong đó có chuyên đề ‘‘nâng cao chất lượng làm quen với toán’’đã được toàn thể giáo viên mầm non nhiệt tình hưởng ứng. Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ là quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành và phát triển các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích, tổng hợp góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cần thực hiện phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới phương pháp dạy và học như: Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt được hiểu quả cao nhất trong học tập. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã có khả năng nhận biết những dấu hiệu đặc trưng nhất kiến thức sơ đẳng của toán học song đó chỉ là kết quả của việc tri giác trực tiếp tức thì của các cháu thông qua các hoạt động hàng ngày. Còn việc hiểu thấu đáo, vững trắc có hệ thống thì chưa có. Hơn thế nữa, Hoạt động làm quen v toán là một môn khoa học tương đối khó đòi hỏi trẻ cần có sự tư duy, so sánh và yêu cầu kiến thức phải chính xác. Nếu chỉ học toán trong các tiết học thì tôi thấy trẻ lớp tôi còn lúng túng khi thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của môn học. Vậy, làm thế nào để giúp trẻ học toán đạt được kết quả cao, tạo nền tảng vững trắc để giúp trẻ tiếp thu tốt các kiến thức ở các lớp học trên và giúp trẻ phát triển toàn diện. 2 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp 4 tuổi B3 trường mầm non nơi tôi đang công tác. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo. II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động làm quen với toán là môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào, nên nhiệm vụ của giáo viên là hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp các kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Hơn thế nữa, là làm sao giúp cho trẻ tích cực tham gia hoạt động LQVT. Để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. 2. Khảo sát thực trạng: * Thuận lợi Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Cũng quan tâm và đưa ra những chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện được mục tiêu của ngành. Trường chúng tôi là trường trọng điểm của Huyện, được sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, xây dựng cơ sở vật chất tương đối khang trang và đầy đủ. Phòng học được xây dựng kiên cố đảm bảo đủ diện tích theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, có công trình vệ sinh khép kín, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Sân trường đã có mái vòm thuận lợi cho việc hoạt động ngoài trời của bé không sợ bị ảnh hưởng của thời tiết. Ban giám hiệu luôn nhiệt tình, quan tâm chú trọng tới việc dự giờ, góp ý. Giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, tận tụy công việc, yêu nghề mến trẻ. Các cháu tới lớp được học đúng độ tuổi. 4 Nhiều phụ huynh chưa ý thức được việc dành thời gian chơi thực sự với con, mà có thể quá lạm dụng vào Ti vi, điện thoại, coi đó như phương tiện chính để giáo dục con. Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc dạy trẻ “Làm quen với toán” và chưa thực sự quan tâm đến việc học của con ở lớp mẫu giáo. Để việc giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động LQVT được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, khảo sát cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để nắm rõ thực tế, thông qua bảng khảo sát sau: Bảng khảo sát trước khi thực hiện đề tài Kết quả Nội dung tiêu TS chí đánh giá Tốt Khá TB Yếu trẻ trẻ SL % SL % SL % SL % Trẻ tích cực 31,2 18,8 32 8 25 % 8 25% 10 6 tham gia HĐ % % LQVT Trẻ có kỹnăng 28,1 21,9 31,2 18,8 thực hành 32 9 7 10 6 % % % % Trẻ mạnh dạn, 28,1 18,8 31,2 21,9 tự tin 32 9 6 10 7 % % % % Khảo sát trẻ làm quen với toán tôi nhận thấy nhiều trẻ kỹ năng thực hành còn hạn chế, trẻ rụt rè thiếu tự tin vì vậy chưa tham gia tích cực vào hoạt động học dẫn đến chất lượng hoạt động làm quen với toán chưa cao. Để khắc phục tình trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi”. 6 cách của mình, trẻ có thể làm sai, làm ngược, nhưng từ đó tôi đã sửa sai, khuyến khích trẻ thực hiện lại, điều đó giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra tôi còn học hỏi thêm những kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước, những cách mà lôi cuốn trẻ vào trong tiết học, cách để rèn tốt cho trẻ các kỹ năng về toán để tiết học của tôi đạt được kết quả cao hơn. Tôi chọn lọc và tổng hợp các ý kiến lại và rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình để có thể áp dụng vào bài dạy, để cho bài dạy thêm hứng thú, lôi cuốn với trẻ. Qua việc sưu tầm tài liệu và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp giúp tôi có kiến thức vững vàng hơn, từ những kinh nghiệm được rút ra tôi áp dụng vào các tiết học của tôi. Trẻ của tôi rất thích thú và hứng thú với các phương pháp tôi lồng ghép vào tiết học. Trẻ học sôi nổi hơn, hào hứng hơn. Giờ học làm quen với toán của tôi cũng đạt kết quả cao hơn. 4.2. Xây dựng môi trường nhóm lớp tạo nhiều góc mở để trẻ được trải nghiệm, thực hành, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động LQVT ở mọi lúc mọi nơi. Hằng ngày, khi đón trẻ tôi quan sát thấy có nhiều trẻ rất thích thú khi được tới lớp, nhưng ngược lại còn 1 số cũng không ít các trẻ không hào hứng cho lắm mặc dù đã được cô vỗ về, quan tâm. Thậm chí có trẻ còn nói: con thích lớp bên cạnh. Và sau khi quan sát, trò chuyện với trẻ, tôi đã hiểu ra vấn đề, rằng môi trường lớp học của mình chưa thực sự cuốn hút trẻ. Trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, bị cuốn hút bởi màu sắc, cái khác lạ, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú. Tư duy của trẻ mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, từ các sự vật xung quanh trẻ, trẻ luôn tìm tòi khám phá để mở rộng hiểu biết. Nắm được đặc điểm này tôi đã quyết định thay đổi môi trường nhóm lớp cả về số lượng, chất lượng. Muốn giúp trẻ tích cực hoạt động và 8 từng sở thích của trẻ và trưng bày ở lớp. Với các hình học như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ được các hình khốí nhanh và lâu nhất. Bằng biện pháp này, tôi thấy được bản thân đã linh hoạt, nắm bắt kịp thời tâm lý trẻ, xây dựng môi trường lớp học đẹp, khoa học có chiều sâu hơn, phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Còn trẻ lớp tôi thích đến lớp hơn, thích chơi ở các góc hơn đặc biệt là thích thú với hoạt động làm quen với toán. Đó là bước đầu giúp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ. 4.3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức trong hoạt động LQVT. Với những năm học trước, việc sử dụng hình thức dạy trẻ theo phương pháp truyền thống, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, truyền đạt kiến thức một cách cứng nhắc dẫn tới không thu được hiệu quả tốt trên trẻ. Bản thân tôi cũng vậy, vì lo sợ rằng trẻ quá nhỏ không tiếp nhận hết kiến thức mà mình đưa ra nên tôi thường nói quá nhiều, hướng dẫn quá tỉ mỉ, mất rất nhiều công sức mà hiệu quả thu được trên trẻ lại không cao, trẻ bị thụ động tiếp nhận kiến thức, không chịu tư duy, gặp vấn đề khó thường chờ đợi cô giúp, nói “ con không biết làm”. Điều này làm tôi rất trăn chở, luôn có suy nghĩ làm sao để tìm ra giải pháp tốt nhất. Và chính nhờ qua tìm tòi tài liệu, nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non, qua các buổi dự giờ của các đồng nghiệp...tôi đã nhận thấy phương pháp mình áp dụng là chưa phù hợp, mà chính phương pháp lấy trẻ làm trung tâm theo chương trình giáo dục mầm non đổi mới, mới là phương pháp tôi cần lựa chọn. Bản thân tôi đã thực hiện đổi mới hoạt động dạy trẻ làm quen với toán theo các quy trình sau: * Chuẩn bị bài dạy: Tôi nhận thấy việc chuẩn bị tốt đồ dùng đồ, chơi cho hoạt động là chúng ta đã đạt được 50% sự thành công cho hoạt động định tổ chức cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán, bản thân tôi luôn tích cực, chủ động chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ về số lượng và chất lượng, các đồ dùng luôn đa dạng về màu sắc, bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi được cô chuẩn bị cho nhiều đồ dùng đẹp mắt, hấp dẫn như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi học toán hứng thú hơn, say mê hơn, trẻ nhớ rất lâu và kiến thức trẻ tiếp thu được nhiều hơn, dễ dàng hơn. * Tổ chức hoạt động: Khi tổ chức cho trẻ “làm quen với toán” tôi luôn tìm các hình thức hấp dẫn, mới lạ để vào bài, nhằm khơi gợi hứng thú và tính tò mò cho trẻ về hoạt động chuẩn bị diễn ra như là: Tổ chức hội thi, tham gia triển lãm, trình diễn thời trang để kích thích hứng thú cho trẻ trước khi bước vào hoạt động chính, hoặc chơi các trò chơi có lời dồng dao như: “ Đi cầu đi quán, dệt vải”để 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.docx