SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Việc tổ chức những hoạt dộng khám phá cho trẻ còn nhiều hạn chế theo cách hiểu của mỗi giáo viên về khám phá khoa học, các hoạt động giáo dục khi giáo viên tổ chức kết quả đạt chưa cao và chưa phát huy được nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì lý do đó mà tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”.
Nhằm tìm ra những giải pháp tích cực tổ chức tốt hoạt động khám phá cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, bước đầu phát hiện ra những điều mới lạ, kì diệu của cuộc sống xung quanh, có những kỹ năng, ứng xử đúng đắn với tự nhiên và xã hội, tạo nền tảng cho trẻ hoạt động tốt hơn ở những lứa tuổi tiếp theo.
docx 36 trang skmamnon 18/07/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 2. Kiến nghị 20
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 2 thức chưa linh hoạt, chủ động, giáo viên vẫn còn nói nhiều và chưa làm hấp dẫn 
trẻ. Điều này dẫn đến trẻ chưa tính tích cực tìm tòi, khám phá, chưa phát triển 
năng lực nhận thức, óc quan sát, phán đoán ở trẻ. Đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi nhận 
thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm xã hội đang trên đà phát triển và hoàn thiện. 
Chính vì vậy trong quá trình tổ chức cho trẻ học hoạt động khám phá khoa học 
cần tạo điều kiện cho trẻ được tự khám phá, tìm hiểu, tự diễn đạt ý tưởng của 
mình. Muốn được như vậy, trẻ cần được tiếp xúc và khám phá khoa học quanh 
mình, trẻ mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng quan sát, suy đoán, hoạt động theo nhóm. 
Do vậy, giáo viên cần sáng tạo khi tổ chức để thu hút trẻ tích cực hoạt động góp 
phần phát triển nhận thức bắt kịp so với nhu cầu xã hội hiện đại.
 Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài 
của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các 
đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm 
tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải 
quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Việc tổ chức những hoạt dộng khám phá cho trẻ 
còn nhiều hạn chế theo cách hiểu của mỗi giáo viên về khám phá khoa học, các 
hoạt động giáo dục khi giáo viên tổ chức kết quả đạt chưa cao và chưa phát huy 
được nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì lý do đó mà tôi đã suy 
nghĩ và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động 
khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tìm ra những giải pháp tích cực tổ chức tốt hoạt động khám phá 
cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, 
thích khám phá tìm tòi, bước đầu phát hiện ra những điều mới lạ, kì diệu của cuộc 
sống xung quanh, có những kỹ năng, ứng xử đúng đắn với tự nhiên và xã hội, tạo 
nền tảng cho trẻ hoạt động tốt hơn ở những lứa tuổi tiếp theo.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nghiên cứu các nội dung khám phá khoa học với lứa tuổi 4 - 5 tuổi tìm ra 
các giải pháp tích cực nhất, hiệu quả nhất để tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa 
học ở trường mầm non.
 4 kì thú trong thế giới xung quanh, tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật 
hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Hơn 
thế, qua thí nghiệm có tính minh chứng này, giáo viên có thể áp dụng để giải thích 
cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp 
ứng được nhu cầu khám phá của trẻ. Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “khám phá 
khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn 
nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung 
quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê 
hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra.
 Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu 
giáo 4-5 tuổi nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chứng minh rằng quá 
trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo 
phương thức “Trẻ em chơi mà học,học mà chơi” là phù hợp với trẻ. Việc sử dụng 
trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, 
kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám 
phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán...
 Thông qua việc dạy trẻ mầm non khám phá khoa học thì sẽ thu về nhiều 
hiệu quả trong quá trình phát triển của trẻ. Dạy trẻ mầm non khám phá khoa học 
sẽ giúp cho bé dần hình thành cũng như phát triển các kỹ năng tư duy phân tích. 
Đồng thời, trẻ cũng có khả năng tổng hợp, khái quát vấn đề, kích thích não bộ 
của trẻ phát triển. Dạy trẻ mầm non khám phá khoa học là phương pháp xây dựng 
hệ thống giáo dục từ gốc rễ, giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ 
phương pháp này, sẽ giúp trẻ hình thành nền tảng kiến thức vững chắc. Kiến thức 
này có độ bền vì đi sâu vào tiềm thức từ khi trẻ còn nhỏ. Sau này khi tiếp thu và 
làm quen các chương trình học phức tạp hơn, trẻ sẽ cảm thấy dễ dàng và hấp thụ 
nhanh hơn. Với độ tuổi nhận thức của lứa tuổi mầm non sẽ khác biệt rất nhiều so 
với người lớn. Bé sẽ thích hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan.
 Kiến thức về khoa học không chỉ cần thiết cho cuộc sống hiện tại của trẻ 
mà còn góp phần hình thành lên năng lực ra quyết định của trẻ trong tương lai. 
Việc trẻ được hấp thụ và tích luỹ kiến thức liên quan đến khoa học là một hành 
 6 phong phú, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá còn hạn chế như: 
ít đồ chơi với nước, với cát, dụng cụ cho trẻ làm thí nghiệm để trải nghiệm thực 
tế (kính lúp, dụng cụ làm kem, bánh... )
 - Sự linh hoạt, khả năng xử lý tình huống và phương pháp của một số giáo 
giáo viên đôi khi còn lúng túng khi thực hiện hoạt động khám phá khoa học cho 
trẻ.
 - Mặt khác do trẻ mới đi học lần đầu nhiều còn nhút nhát và rụt rè, một số 
trẻ thì hiếu động không tập trung vào giờ học.
 - Điều kiện đi thăm quan trải nghiệm bên ngoài ít nên việc tổ chức 
hoạt động khám phá chưa phong phú.
 Để thực hiện được đề tài này, tôi đã quan sát nhiều hoạt khám phá khoa 
học ở lớp 4- 5 tuổi, B1- Trường Mầm Non Bình Minh và có bảng đánh giá sau.
 Bảng khảo sát đầu năm học
 STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ
 24/37 65%
 1 Kỹ năng quan sát
 21/37 57%
 2 Kỹ năng so sánh
 20/37 54%
 3 Kỹ năng phân loại
 23/37 62%
 4 Kỹ năng giao tiếp
 19/37 51%
 5 Kỹ năng suy luận, phán đoán
 Kỹ năng thực hành, thí nghiệm 18/37 48%
 6
 Do thấy được những thực tế đó nên tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra 
một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả 
như sau:
 3. Các biện pháp nghiên cứu.
 3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ khám phá khoa học phù hợp 
với khả năng nhận thức của trẻ.
 Từ đầu năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường xây dựng và căn cứ 
 8 (Trẻ cảm nhận mọi thứ xung quanh và nói lên cảm nhận của mình)
 Khi trẻ đã mạnh dạn hơn tôi cho trẻ tham gia vào các thí nghiệm khó hơn 
phù hợp với đa số trẻ tại lớp.
 Bên cạnh đó tôi luôn quan sát và tìm hiểu khả năng của từng trẻ trong lớp 
thông qua quá trình trẻ thực hiện các hoạt động. Từ đó tôi đánh dấu những trẻ cần 
được đưa những câu hỏi và những trẻ sẽ trả lời những câu hỏi khó hơn hoặc thực 
hiện những bài tập phức tạp hơn để tránh tình trạng những trẻ nhận thức hạn chế 
cũng thực hiện những bài tập khó giống như những trẻ có khả năng nhận thức tốt, 
dẫn đến những trẻ đó thường bị thụ động không mạnh dạn tự tin khi tham gia vào 
hoạt động khám phá cùng bạn. Như trong chủ đề “Bản thân” cháu Thành Đạt, 
Nhật Anh, Diệp Chi. sự nhận thức còn hạn chế, tôi đưa câu hỏi dễ như tác dụng 
của các giác quan (Mắt có tác dụng gì? Mũi dùng để làm gì?...) để trẻ trả lời được, 
từ đó tạo cho trẻ cảm giác thành công trong công việc giúp trẻ mạnh dạn và tự tin 
vào bản thân mình hơn. Còn cháu Minh Quang, Hiệp, Hoa... sự nhận thức cũng 
như tư duy của trẻ phát triển tốt tôi đặt ra những bài tập hay câu hỏi khó như: Tôi 
hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bịt mũi lại? hay tại sao co cá lại sống được ở 
dưới nước... để tránh gây cho trẻ sự nhàm chán trong quá trình khám phá. Nhờ 
 10 con vật.. .dưới sàn nhà là các kính lúp, nam châm, các chai nước, thước đo.
 Tranh ảnh thường xuyên thay đổi cho mới mẻ, đẹp mắt, kích thích, tạo 
hứng thú cho trẻ, dụng cụ, đồ chơi được sửa chữa, bổ sung, thay thế mới .Đáp 
ứng nhu cầu chơi của trẻ tại lớp
 (Góc khám phá trong và ngoài lớp)
 *Môi trường ngoài lớp học:
 - Ngoài những thiết bị đồ chơi ngoài trời đã được trang bị tôi đã chủ động 
tham mưu với nhà trường, kết hợp với giáo viên trong lớp, cha mẹ học sinh sưu 
tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo cho trẻ môi trường hoạt động 
phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng , đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau vì 
môi trường hoạt động phong phú là nguồn cảm hứng nhằm tạo cho trẻ thỏa mãn 
nhu cầu: vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau... đồng thời 
tạo cho trẻ nhiều cơ hội vui chơi hoạt động theo sở thích, giúp trẻ hoạt động hứng 
thú hơn, tích cực hơn. Từ đó, khả năng độc lập sáng tạo ở trẻ phát triển, kỹ năng 
quan sát, phân tích so sánh ... hoàn thiện hơn. Ngoài hành lang tôi thường chuẩn 
bị, bố trí những đồ dùng, vật liệu để trẻ làm được những thí nghiệm như vì sao 
vật chìm, vì sao vật nổi, vì sao cây xanh sống được.dưới sân trường khu vui chơi 
cát, sỏi, nước được bố trí ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, nguồn nước được thay thường 
 12 Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động khám phá trẻ trải nghiệm củng cố 
các kiến thức đã được lĩnh hội qua tiết học có chủ đích như: Khám phá về 
những âm thanh kì diệu, sự kỳ diệu của nước, sự phát triển và lớn lên của cây, 
bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về các pha trộn về màu sắc từ 2 hay 3 màu tạo 
ra những màu mà trẻ yêu thích hoặc những hình ảnh mang tính giáo dục. Khi trẻ 
hoạt động cùng cô, trẻ thường tự đặt ra những câu hỏi với cô giáo với bạn bè 
như: Tại sao lọ thủy tinh lại kêu keng keng còn lọ nhựa lại kêu ộp bộp, Vì sao 
nước bốc hơi? Vì sao viên đá lại tan ra? Vì sao cốc nước chanh của con lại 
không chua bằng của bạn? Vì sao chong chóng quyay ?...Từ những câu hỏi trẻ 
đặt ra điều đó chứng tỏ trẻ có khả năng tư duy tốt khi tham gia hoạt động khám 
phá và bộc lộ bản thân vừa được hình thành và phát triển tâm lý, khi tiếp xúc 
với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã 
hội của loài người chứa trong các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ của con 
người trẻ học được cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm thuộc 
tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng rộng phát triển mở rộng vốn từ của 
trẻ......................................................Tóm lại tùy theo từng chủ điểm, từng
nội dung khám phá, từng thời điểm trong ngày để lựa chọn hình thức các trò 
chơi, các hoạt động trải nghiệm phù hợp.
 Trong quá trình tổ chức thực hiện tôi cùng đồng nghiệp sưu tầm, sáng tạo 
một số trò chơi mang tính trải nghiệm, thực hành giúp trẻ vui thích, hứng thú: 
VD: Với bài dạy về “không khí” Tôi tổ chức các trò chơi.
 Trò chơi 1: “Bịt mũi” tôi và cả lớp cùng làm động tác bịt mũi, miệng mím 
lại và cho trẻ nói cảm nhận của mình khi bịt mũi, đa số các cháu trả lời: thấy rất 
khó chịu, không thở được. Vậy làm thế nào để thở được? Cháu Minh Quang trả 
lời: Con thưa cô muốn thở được phải bỏ tay ra, tôi nói: Chúng ta thở được là nhờ 
có không khí và tôi đặc ra vấn đề cho trẻ giải quyết như: Không khí có ở đâu? 
cháu Tiến Đạt thì nói con không biết, cháu Hà Anh thì nói không khí ở đây? Tôi 
hỏi vì sao con biết là ở đây có không khí thì cháu trả lời: Vì con thở được. Để 
xem bạn nói có đúng không, tôi cho trẻ đứng ở trong lớp, ngoài cửa, ngoài sân và 
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kham_pha.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.pdf