SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Sơn Đông
Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Đến trường, các con không chỉ được giáo dục về tri thức mà còn được rèn luyện cả về đức, trí, thể, mỹ nhằm phát triển toàn diện. Mặt khác còn giúp trẻ tìm hiểu về môi trường sống của chính bản thân mình trong hiện tại và tương lai bằng những việc làm cụ thể như: giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh cảnh quan môi trường. Đây là một trong những việc làm rất quan trọng không chỉ cung cấp cho các trẻ những kiến thức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày mà còn tạo cho trẻ có nề nếp thói quen tốt, những hành vi đúng trong việc khám phá quy luật tự nhiên nhằm phục vụ cho con người bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Bởi vì ở lứa tuổi này trẻ dễ hình thành nề nếp thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách.Với những vấn đề đặt ra làm thế nào để giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, làm sao để môi trường trong sạch, điều đó hoàn toàn phụ thuộc ý thức của con người.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Sơn Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Sơn Đông

MỤC LỤC TRANG PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT 4 KHOA HỌC IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4 2. Phương pháp quan sát 4 3. Phương pháp điều tra (tuyên truyền với các bậc phụ huynh) 4 4. Phương pháp đàm thoại nêu gương 4 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4 V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 4 PHẦN THỨ HAI:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN 7 IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 9 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường, tạo không gian giữ gìn vệ sinh bảo 9 vệ môi trường, xây dựng lịch lao động vệ sinh cho trẻ . MỤC LỤC TRANG 2. Biện pháp 2: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo 12 từng tháng và theo chủ đề sự kiện. 3. Biện pháp 3: giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường thông qua 18 việc lồng ghép một số hoạt động trong ngày của trẻ. 4. Biện pháp 4: Đưa nội dung giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi 20 trường cho trẻ vào các hoạt động ngoại khóa. 5. Biện pháp 5: Sử dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục vệ sinh và 23 bảo vệ môi trường. V. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN 26 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 29 I. KẾT LUẬN 29 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 29 III. KHUYẾN NGHỊ 29 2/17 trẻ, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh cảnh quan môi trường. Đây là một trong những việc làm rất quan trọng không chỉ cung cấp cho các trẻ những kiến thức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày mà còn tạo cho trẻ có nề nếp thói quen tốt, những hành vi đúng trong việc khám phá quy luật tự nhiên nhằm phục vụ cho con người bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Bởi vì ở lứa tuổi này trẻ dễ hình thành nề nếp thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách.Với những vấn đề đặt ra làm thế nào để giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, làm sao để môi trường trong sạch, điều đó hoàn toàn phụ thuộc ý thức của con người. Vì vậy giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường là giúp trẻ có thái độ, kỹ năng, hành vi tốt trong cuộc sống. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và người dân chưa có ý thức về bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Là một giáo viên đang trực tiếp làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy trẻ của lớp tôi hiện nay nói riêng và trẻ trong toàn trường nói chung ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường còn hạn chế vì vậy từ những vấn đề cấp bách trên và nhận thức tầm quan trọng của việc phải giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ngay ở lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non tôi đang công tác nói riêng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh,bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ để góp phần định hướng nhận thức, nhân cách, hành vi tốt cho trẻ ở trường Mầm non. 2. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của quá trình giáo dục giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ có thái độ, kỹ năng hành vi tốt trong cuộc sống, giúp môi trường xanh - sạch - đẹp hơn. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 1. Đối tượng: Đối tượng là trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi – B2 tại Trường Mầm non. 2. Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng vào công tác giảng dạy ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi–B2. 4/17 tâm sinh lý phát triển của trẻ 4-5 tuổi. Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường có quy mô tương đối gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ, hàng năm đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên trong toàn trường để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như việc giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản thuận lợi. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng trang thiết bị dạy học, sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động. Tổ chuyên môn tập huấn cho giáo viên đầy đủ các nội dung về chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non”, tập huấn các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, dự giờ bồi dưỡng chuyên môn các hoạt động giáo dục,bảo vệ môi trường ở từng nhóm lớp trong trường. Lớp có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ, các cháu ngoan, đi lớp rất chuyên. Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình hoạt động một ngày của trẻ. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi của trường lớp và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi thấy có một số khó khăn nhất định: Là một trường nằm ở xa trung tâm thị xã, địa bàn dân cư rộng, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của địa phương còn nghèo nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục cũng như cơ sở vật chất của nhà trường, đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình cũng như việc giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trong gia đình. Nhiều phong tục tập quán của gia đình kéo theo thói quen mất vệ sinh, phụ huynh chưa thực sự phối hợp với giáo viên để quan tâm chăm sóc con em mình cũng như chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Lớp có số lượng trẻ đông, các cháu đều rất hiếu động, còn có những cháu chưa qua lớp 3 tuổi. Nhiều trẻ còn vứt rác bừa bãi ra sân trường, đồ dùng đồ chơi chưa cất gọn gàng ngăn nắp. Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó. Giáo viên không có nhiều thời gian để làm những đồ dùng sáng tạo, ngại khi tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường cho trẻ. 6/17 1.2. Tạo môi trường cảnh quan ngoài lớp học: Xây dựng góc thiên nhiên phong phú đa dạng như trồng một số loại cây tạo không gian xanh, gần gũi với trẻ để tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế Hình ảnh: Góc thiên nhiên Để tạo cảnh quan sân trường luôn sạch đẹp, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để cho môi trường sạch đẹp, tôi tận dụng những chiếc lá vàng cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, làm những con vật ngộ nghĩnh thân thuộc với trẻ từ lá cây, tận dụng vỏ lon, hộp cô và trẻ làm bôn trồng hoa...thông qua đó giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn môi trường thiên nhiên. Qua các hoạt động vui chơi của trẻ như hoạt động ở các góc tôi cho trẻ trang trí xé dán, vẽ, cắt trang trí thùng rác thật đẹp như: Khuân mặt cười ngộ nghĩnh của bạn trai, bạn gái để khuyến khích các con biết bỏ rác vào thùng. Ví dụ: Thùng rác vẽ hình các loại hoa, rau, củ, quả, lá cây...để rác hữu cơ . Thùng rác vẽ chai lọ thuỷ tinh, sành, sứ, túi ni lông... để rác vô cơ. Thùng rác thông minh được thiết kế phát ra âm thanh lời nói và đèn màu để trẻ chú ý đến thùng rác mỗi khi tôi tổ chức hoạt động vệ sinh cho trẻ vệ sinh lớp học hay sân trường. Hình ảnh: Thùng rác được trang trí ký hiệu ngộ nghĩnh và thùng rác thông minh 8/17 Qua hoạt động khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống” giáo viên cần cho trẻ biết cây xanh để làm gì? Cây xanh có lợi ích như thế nào đối với cuộc sống? Thông qua tiết học giáo viên giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành mà phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. Trồng cây không cần đất vì có những loại cây sống được ở môi trường nước qua đó trẻ biết được có những loại cây không cần đất cũng sống được. Để trẻ quan sát được sự phát triển của cây một cách thuận tiện tôi thường thu gom những vỏ hộp sữa chua để cho trẻ làm một số thí nghiệm về cây, để trẻ tự tay gieo hạt, hằng ngày chăm sóc, tưới nước cho cây, quan sát sự phát triển của cây. Với hoạt động này giúp trẻ biết cải thiện môi trường bằng cách trồng cây xanh. Hình ảnh: Bé làm thí nghiệm ươm, trồng cây. Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm những bài thơ, câu đố về các loại cây để trẻ biết được lợi ích của các loại cây cối đối với môi trường sống con người. Từ việc làm cụ thể ấy đã khơi dậy cho trẻ niềm đam mê chăm sóc bảo vệ cây xanh, cũng như không vứt rác bừa bãi, không bứt lá bẻ cành các loại cỏ cây hoa lá trong và ngoài lớp học và cả những nơi công cộng. Ví dụ 3: Khám phá về “Nước và hiện tượng tự nhiên”: Dạy trẻ biết bản chất của nước: Không màu, không mùi, không vị nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu vàng, xanh đậm hoặc đen, có mùi. Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải trong sinh hoạt hợp lý, trẻ biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt ở trường cũng như ở trong gia đình, không mở vòi nước chảy bừa bãi, vặn vòi nước nhỏ khi rửa mặt rửa tay, biết khóa vòi nước sau khi sử dụng. Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm môi trường. 10/17 Nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, trước khi rửa tay, tôi hỏi trẻ làm thế nào để tiết kiệm nước? Vì sao phải tiết kiệm nước? 4. Biện pháp 4: Đưa nội dung giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động ngoại khóa. 4.1. Hoạt động lao động: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định, khi đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp, gọn gàng. Trẻ biết tự lấy ghế và cất bàn ghế khi ăn xong... là những hành vi tốt giúp bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động rất tích cực khuyến khích rất nhiều trẻ tham gia: Tôi thường xuyên trò chuyện về các công việc của bố mẹ, các con biết làm công việc gì để giúp đỡ bố mẹ? Rồi gợi mở trẻ tham gia lau dọn đồ dùng, đồ chơi cùng với cô vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần như: lau kệ, dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh khu vực xung quanh lớp. Hình ảnh: Trẻ lau bàn, cất bàn ghế giúp cô Tôi thường tận dụng các giờ sinh hoạt theo nhóm để giáo dục trẻ trực nhật, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. Khi tổ chức cho trẻ tham gia tôi thường xuyên động viên trẻ tham gia tích cực để trẻ nhận thấy rằng đây là việc làm không nhỏ nhằm giữ gìn vệ sinh ngay chính lớp học của mình.Lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng cũng chính là việc làm tốt cho môi trường. Lao động vệ sinh môi trường: Cho trẻ lau chùi đồ dùng, đồ chơi, xếp gọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp nhặt, rác quanh sân trường... 12/17
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_y_thuc_ve.docx