SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi

Như chúng ta đã biết trẻ em ngay từ lúc sinh ra chịu tác động rất lớn của môi trường xung quanh, môi trường có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm là vấn đề cần quan tâm. Làm thế nào để trẻ được sống trong môi trường an toàn, không bị ô nhiễm. Để làm được điều đó thì chúng ta phải xây dựng cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy thế hệ tương lai của đất nước, Tôi nhận ra một điều rất quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục trẻ ngay từ cấp học mầm non ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng vì khi trẻ có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó hình thành nhân cách cho trẻ ngày càng tốt hơn. Chính vì thế tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi. Từ đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Đó là lý do Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi".
doc 12 trang skmamnon 02/02/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi
 Phạm vi mà đề tài đề cập đến là độ tuổi 4-5 tuổi ở trường Mầm non tôi đang 
công tác giảng dạy. Lĩnh vực nghiên cứu:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi”
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Thực trạng:
 Thực tế trong quá trình chăm sóc trẻ hằng ngày với độ tuổi 4 - 5 tuổi bản 
thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định 
những mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mầm non, tôi còn phải hiểu 
được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác, để 
khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục tinh thần cho các trẻ.
 Khi được tìm hiểu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trẻ sẽ phát triển 
khả năng về ngôn ngữ, tư duy, óc quan sát, tính tò mò, thích khám phá từ đó nhận 
thức của trẻ về xã hội xung quanh được phong phú, đa dạng, ngôn ngữ của trẻ nói 
năng mạch lạc hơn, trẻ biết sử dụng từ chính xác, biết mạnh dạn hơn, nhằm phát 
triển ở trẻ tình cảm kỷ năng xã hội và kỷ năng giao tiếp tốt hơn. Vì vậy, giáo viên 
là người đóng vai trò chủ đạo, người tổ chức, hướng lái dẫn dắt trẻ tìm hiểu về tài 
nguyên môi trường biển, hải đảo một cách chủ động, sáng tạo. Đồng thời giáo viên 
cũng cần hòa nhập với trẻ, tham gia các hoạt động với trẻ lôi cuốn trẻ tích cực, 
hứng thú tham gia vào các hoạt động, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ. Để thực 
hiện được điều đó, giáo viên mầm non phải có kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ 
hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có vốn kiến thức phong phú phải nắm được mục 
đích, yêu cầu về kiến thức, kỷ năng, giáo dục của từng bài để truyền thụ cho trẻ có 
hệ thống, chính xác, đảm bảo được yêu cầu của bài học và khả năng nhận thức của 
trẻ. Trẻ sinh ra được sống trong nền văn minh nhân loại.
 Với ý nghĩa thiết thực và quan trọng như vậy, bản thân tôi đã trải qua một 
quá trình nghiên cứu tìm tòi, học hỏi và vận dụng "Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi"
 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, bản thân tôi được BGH nhà 
trường phân công đứng lớp 4 - 5 tuổi với tổng số 31 cháu. Qua quá trình thực hiện 
bản thân tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 1.1. Thuận lợi
 Nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo được nhà 
trường, phụ huynh quan tâm. Đặc biệt trường đã thực hiện tích hợp lồng ghép nội 
dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong chương trình giáo 
dục mầm non nhiều năm nay. Điều này giúp tôi dễ dàng hơn trong việc chuyển tải 
kiến thức cho trẻ. 
 Được Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, 
cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, 
 2 3 Trẻ biết tập trung, chú ý, 4 12,9 6 19, 13 41,5 8 25,8
 nỗ lực xử lý các tình % 4% % %
 huống trong việc bảo vệ 
 tài nguyên và môi trường 
 biển, hải đảo.
4 Kỹ năng nghe, hiểu người 5 16,1 5 16, 11 35,4 10 32,2
 khác. % 1% % %
 Qua khảo sát ban đầu như trên tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi 
 cần phải suy nghĩ để tìm ra những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo 
 dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi. Chính vì vậy mà tôi 
 đã tìm tòi nghiên cứu đưa ra "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về 
 tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 4-5 tuổi" như sau:
 2. Các giải pháp thực hiện
 2.1. Tìm hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ.
 Để giúp trẻ nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, 
 hải đảo thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh 
 của từng trẻ.
 Ví dụ: Hôm nay là chủ nhật gia đình mình cùng đi tắm biển. Khi ra biển trẻ 
 ăn quà và vứt rác trên bãi biển. Phụ huynh nhắc nhở con: Con vứt rác như thế sẽ 
 làm cho bãi biển xấu đi, nếu các bạn cũng vứt rác giống con thì sẽ làm cho môi 
 trường biển bị ô nhiễm. Bây giờ con hãy cùng bố nhặt rác bỏ vào thùng nào. Chính 
 những hoạt động này cũng góp phần giáo dục trẻ bảo vệ tài nguyên và môi trường 
 biển, hải đảo.
 Từ những đặc điểm và tình hình đó, để tạo điều kiện cho trẻ nâng cao chất 
 lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ trong mọi hoạt 
 động làm tiền đề cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này, Tôi phải lên kế 
 hoạch hướng dẫn, tổ chức và bồi dưỡng thêm cho trẻ.
 2.2. Lập kế hoạch giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho 
 trẻ:
 Dù ở lĩnh vực nào làm việc gì cũng cần phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng. 
 Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu đối với việc giáo dục trẻ về tài 
 nguyên và môi trường biển, hải đảo. Nó có vai trò định hướng trong hoạt động của 
 cô và trẻ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, tự ý thức của bản thân và có thói 
 quen tốt. Cho nên khi lập kế hoạch ngoài việc đảm bảo một số yêu cầu chung của 
 giáo dục như tính mục đích, tính khoa học, tính hệ thống, tính định hướng, tính 
 toàn vẹn, tính thực tiễn.Bản thân Tôi còn đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa 
 4 Trò chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, thông qua trò chơi trẻ 
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi trẻ tham 
gia vào trò chơi trẻ có hiểu biết sâu sắc hơn về tài nguyên và môi trường biển, hải 
đảo, từ đó trẻ biết yêu quý và có ý thức giữ gìn, bảo vệ chúng. Tùy nội dung của 
từng hoạt động, Tôi lựa chọn nội dung và tổ chức những trò chơi phù hợp để góp 
phần giáo dục trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
 Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia du lịch đáy đại dương thông qua mô 
hình, tranh ảnh, video về môi trường dưới biển (Hoạt động sinh sống phong phú 
của một số động vật, thực vật dưới biển). Sau khi trẻ quan sát xong tôi cho trẻ kể 
tên những con vật, rong, tảo, san hô....ở dưới biển mà trẻ nhìn thấy, ích lợi của 
những con vật, san hô, rong...Tôi gợi ý để trẻ nêu ý kiến về hành động bảo vệ tài 
nguyên và môi trường biển, hải đảo (Không để tràn dầu, không vứt rác bừa bãi...). 
Thông qua hoạt động này giúp trẻ biết được tên gọi, đặc điển, ích lợi của một số 
động vật, thực vật dưới biển. Qua đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường biển, 
đảo.
 + Sử dụng phương pháp trực quan minh họa:
 Phương pháp trực quan minh họa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc 
nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Hoạt 
động này giúp trẻ được quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện 
(vật thật, đồ chơi, tranh ảnh), hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ, 
phương tiện nghe nhìn (đài, điện thoại, vi tính..). Thông qua việc sử dụng các giác 
quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn 
ngữ của trẻ.
 Ví dụ: “Đề tài: Du Lịch biển Việt Nam”. Tôi cho trẻ xem thêm tranh ảnh, 
băng hình về khu du lịch bãi biển nổi tiếng như: Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn 
(Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa)..Tôi cùng trẻ trò chuyện về một số đặc điểm 
nổi bật của biển, đảo: Bãi cát, nước, sống biển và một số hoạt động của con người 
(Giao thông trên biển, người đang tắm biển, chơi trên bãi cát...). Thông qua hoạt 
động giáo dục trẻ giữ gìn môi trường biển sạch sẽ. Từ đó trẻ có ý thức không vứt 
rác xuống ao hồ, sông, biển, bờ biển, biết bảo vệ cây trồng trên bãi biển, có ý thức 
giữ an toàn khi đi du lịch biển
 + Sử dụng phương pháp dùng lời.
 Phương pháp sử dụng lời nói nhằm phát huy và nâng cao nhận thức trong 
việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ. Thông qua các 
hình thức đàm thoại, trò chuyện, thảo luận, giải thích nhằm truyền đạt và thu nhận 
thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ những cản xúc, gợi nhớ 
những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói.
 6 tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi, không xa lạ, gắn 
với thực tiễn, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng. Có thể tích hợp trong cả một hoạt động 
hoặc trong từng phần của hoạt động. Nội dung giáo dục của các lĩnh vực được thực 
hiện qua các chủ đề. Có thề tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi 
trường biển, hải đảo vào một số chủ đề phù hợp như chủ đề: Nghề nghiệp, nước và 
các hiện tượng tự nhiên, giao thông.
 Ví dụ: Với chủ đề "Nghề nghiệp": Tôi cho trẻ khám phá một số nghề: Trò 
chuyện về nghề làm muối. Đọc thơ, trò chuyện về chú hải quân. Khám phá khoa 
học về nghề nuôi tôm, cua, cá. Khám phá khoa học về chế biến, hải sản thành nước 
mắm và tôm cá đông lạnh. Khám phá về nghề đánh bắt hải sản ở biển. Tổ chức các 
trò chơi cho trẻ: Xếp tranh về quy trình làm muối, chọn hành ảnh đúng/sai) hành 
động bảo vệ môi trường, trò chơi nghề đánh bắt và nuôi thủy sản.... Cho trẻ tìm 
hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm biển, hải đảo: Do con người khai thác cạn 
kiệt tài nguyên (Đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loại tảo, rong biển quá mức...). 
Do rác thải từ hoạt động của các nghề đánh bắt cá, nuôi cá, tôm, chế biến hải sản.. 
không xử lí mà đổ thẳng ra biển. Tôi hướng trẻ quan tâm đến việc bảo vệ môi 
trường, cho trẻ nhận xét và bày tỏ thái độ với hành vi đúng - sai, tốt - xấu.
 Với chủ đề "Nước và các hiện tượng tự nhiên": Tôi tổ chức giáo dục trẻ về 
tài nguyên và môi trường biển, hải đảo dưới nhiều hình thức khác nhau: Trò 
chuyện (Trò chuyện về nước biển và sóng biển). Tổ chức các trò chơi: Tai ai tinh 
(phân biệt âm thanh tự nhiên: Mưa, gió, sóng biển...), trò chơi tạo sống biển bằng 
tay. Kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển đảo Việt Nam. Làm bộ sưu tập (Cắt dán 
tranh ảnh) về biển đảo. Từ đó trẻ biết được một số hiện tượng tự nhiên: Cát, nước 
biển, sống biển, bão biển ... và có ý thức, hành vi giữ gìn, bảo vệ bãi biển, nước 
biển sạch, trong lành.
 2.5. Lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải 
đảo vào các hoạt động trong ngày của trẻ:
 Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được 
bắt đầu từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ về với bố mẹ. Trong từng thời điểm diễn ra 
từng hoạt động, Tôi luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục 
về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hợp lí, tự nhiên nhằm giúp trẻ 
hình thành thái độ, thói quen, kĩ năng sống tích cực.
 Trẻ mầm non rất hứng thú khi được làm quen với môi trường xung quanh. 
Tôi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động như hoạt 
động trong thời gian đón, trả trẻ, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động chiều.
 Thời gian đón trẻ, trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ và cho trẻ xem phim tài liệu 
(Tranh ảnh, mô hình) về biển đảo Việt Nam. Tổ chức cho trẻ đọc lại các bài thơ về 
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ve_tai_ng.doc