SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non

Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Giờ hoạt động vệ sinh bao giờ cũng kéo dài hơn so với quy định và làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Thế nhưng đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ, phòng chống bệnh tật cho trẻ. Vì vậy, hoạt động này cần phải thực hiện thường xuyên và đều đặn. Nhưng làm thế nào để trẻ có thể nhớ các thao tác vệ sinh đúng cách? Làm thế nào để trẻ biết việc vệ sinh cá nhân là thực sự cần thiết? Qua nhiều năm công tác, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, chăm lo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, tôi nhận ra việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ để đạt hiểu quả cao và giúp trẻ luôn khoẻ mạnh là một yêu cầu rất cần thiết. Vì vậy nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non”.
doc 16 trang skmamnon 03/09/2024 730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non
 2
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ 
sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thể chất
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Hoàng Thị Hải Yến
 Ngày/tháng/năm sinh: 11/01/1995 
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quận
 Điện thoại: 0936790444
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Lớp 4 tuổi B, Trường mầm non Quận Đồ Sơn
 Địa chỉ: Số 3 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng
 Điện thoại: 02253.861.044
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
 1. Lý do đưa ra sáng kiến
 “Có sức khoẻ là có tất cả!”
 Đúng vậy, sức khoẻ chính là vốn quý của tất cả chúng ta. Ngoài yếu tố di 
truyền thì ngày nay xã hội ngày càng phát triển kéo theo những vấn đề về sức 
khoẻ cũng được mọi người quan tâm. Đặc biệt là việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ 
nhỏ là việc làm hết sức cần thiết. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ 
sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài việc 
chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sức khoẻ còn phụ thuộc vào 
yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối 
với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khoẻ mạnh, 
có thói quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật, hình thành 
nên những kỹ năng sống đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng 
cho tương lai. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của giáo viên kết hợp sự rèn 
luyện thói quen cho trẻ của gia đình, sự đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị 
chăm sóc vệ sinh. Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân không chỉ giúp chúng ta có 
ấn tượng tốt với mọi người xung quanh mà còn giúp chúng ta luôn duy trì một 
sức khoẻ thật tốt.
 Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa 
dạng và phong phú. Giờ hoạt động vệ sinh bao giờ cũng kéo dài hơn so với quy 
định và làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Thế nhưng đây lại là một hoạt 
động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ, phòng chống bệnh tật cho trẻ. 
Vì vậy, hoạt động này cần phải thực hiện thường xuyên và đều đặn. Nhưng làm 
thế nào để trẻ có thể nhớ các thao tác vệ sinh đúng cách? Làm thế nào để trẻ biết 4
câu hỏi trên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo 
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non”
 III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
 * Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh 
cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non”
 Có vô vàn kỹ năng sống mà con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành 
cần phải học để phát triển khả năng của mình, trong đó vệ sinh cá nhân là một 
kỹ năng sống cần thiết để giúp chúng ta luôn khoẻ mạnh. Nghiên cứu đề tài 
nhằm tìm ra một số biện pháp tối ưu nhất để rèn luyện thói quen, giáo dục trẻ có 
ý thức vệ sinh cá nhân, giúp trẻ nhận thức được những thói quen vệ sinh tốt để 
bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình. Các phương pháp, các nội dung, các 
hoạt động đều phải có sự chọn lọc dựa trên đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ độ tuổi 
mình giảng dạy. Trên cơ sở đó tôi đã tìm ra một số biện pháp mới như sau: 
 * Biện pháp 1. Tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ 
năng thực hành các thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các con về kỹ năng, bản thân tôi luôn 
xác định muốn rèn cho trẻ mẫu giáo nhỡ có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh 
cá nhân thì việc đầu tiên phải làm là bản thân mình cần phải có kiến thức chính 
xác về kỹ năng thực hành. Bởi trẻ mẫu giáo nhỡ mới bước qua độ tuổi mẫu giáo 
bé, cũng đã được rèn luyện về các kỹ năng vệ sinh cá nhân theo chương trình 
tuy nhiên trẻ ở độ tuổi này trẻ còn ham chơi, chưa có sự tập trung chú ý nhiều. 
Vậy nên hầu hết các trẻ lên độ tuổi 4-5 tuổi kỹ năng về vệ sinh cá nhân còn rất 
lúng túng, hạn chế. Có trẻ đã nhớ quy trình rửa tay, rửa mặt nhưng chưa đúng 
thứ tự, có trẻ thì rửa hời hợt, trẻ thì quên 1 số bước Vì vậy, là một giáo viên 
thì tôi phải nắm chắc kiến thức thì mới có thể giúp trẻ thực hành tốt hơn.
 Chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi các tài liệu để nghiên cứu, 
học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tham khảo, trao đổi với đồng nghiệp 
để nắm được kiến thức chính xác nhất. Sau đó rèn cho trẻ thường xuyên, liên 
tục. Bản thân tôi và các đồng nghiệp luôn gương mẫu trước trẻ trong việc thực 
hiện các hành vì vệ sinh. Việc làm nay tôi thường thực hiện vào đầu tháng 8. 
Vào đầu tháng 9, khi Ban Giám Hiệu kiểm tra đầu nề nếp đầu năm, trẻ lớp tôi đã 
có tiến bộ rõ rệt về các kỹ năng vệ sinh cá nhân: rửa tay, rửa mặt Trẻ được các 
cô trong Ban Giám Hiệu kiểm tra nghiêm túc về các kỹ năng vệ sinh và đánh giá 
xếp loại Tốt.
 (Hình 1-2-3: Ban giám hiệu kiểm tra đầu năm)
 Đầu năm nhà trường cấp phát đồ dùng cá nhân của trẻ đầy đủ, vì vậy giúp 
trẻ nhận được khăn mặt và ca của riêng mình là việc rất cần thiết. Để trẻ nhận 
được đồ dùng cá nhân nhanh và chính xác, tôi và đồng nghiệp đã đặt ra kí hiệu 
riêng cho từng trẻ, viết lên ca và thêu lên khăn. Đặc biệt, các kí hiệu phải thật dễ 6
 Kỹ năng vệ sinh đã chọn Ví dụ đưa vào chủ đề
 Chủ để Thực vật, thực hiện kế hoạch hoạt 
 động học “Nặn quả” tôi đặt câu hỏi cho trẻ:
a, Kỹ năng rửa tay + Khi nặn xong tay bị bẩn con sẽ làm gì?
 + Cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay.
 Ngoài việc giáo dục trẻ vệ sinh đôi tay thì tôi 
 còn giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm mà bác 
 nông dân tạo ra.
 Chủ đề Động vật, thực hiện kế hoạch hoạt 
 động học Dạy kỹ năng ca hát “Rửa mặt như mèo”, 
 qua lời bài hát, tôi giáo dục trẻ tầm quan trọng của 
b, Kỹ năng rửa mặt việc rửa mặt. Đồng thời cho trẻ nhắc lại các bước 
 rửa mặt.
 Hoặc ở giờ hoạt động góc chủ đề” Gia đình” 
 tôi cho trẻ tham gia chơi rửa mặt cho búp bê. Đây 
 cũng là cơ hội cho trẻ nhớ lại các bước rửa mặt 
 chính xác hơn.
 ( Hình 7: Trẻ rửa mặt cho búp bê)
 Chủ đề Bản thân, thực hiện kế hoạch hoạt 
 động học phát triển ngôn ngữ Thơ “Đôi mắt của 
 em” tôi trò chuyện về đôi mắt với trẻ:
c, Kỹ năng vệ sinh mắt
 + Đôi mắt giúp chúng ta điều gì?
 + Nếu đôi mắt bị đau thì chuyện gì sẽ xảy ra?
 + Con phải làm gì để bảo vệ đôi mắt?
 Việc làm này không chỉ giúp trẻ nhớ bài 
 nhanh mà còn giúp trẻ biết cách bảo vệ mắt.
 Sử dụng các hình thức khác nhau để tiết học không gò bó, trừu tượng.
 Ví dụ: Với chủ điểm “Nghề nghiệp”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Bác 
sĩ Chim” tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: “Các con phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nếu 
không sẽ bị bệnh” chứ chưa cho trẻ biết những bệnh mà trẻ sẽ gặp phải khi 
không biết vệ sinh cá nhân. Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên 
trẻ chưa đạt hiệu quả. Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy, tôi đã đưa ra 
tình huống “Khi con không tắm, con sẽ bị làm sao?” Và sau đó cho trẻ xem các 8
 Hàng ngày, trước khi trẻ ăn cơm, tôi và đồng nghiệp thường xuyên rèn cho 
trẻ rửa tay, rửa mặt. Theo dõi, quan sát và giúp đỡ trẻ trong quá trình trẻ thực 
hiện. Sau khi ăn cơm xong trẻ biết lau mồm, lấy đúng ca và xúc miệng nước 
muối để giữ vệ sinh răng miệng. Từ việc làm thường xuyên đó hình thành nề 
nếp và thói quen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết cách rửa tay, rửa mặt 
và giữ gìn vệ sinh. Trẻ không còn nghĩ đó là bắt buộc mà thực hiện với tâm lý 
vui vẻ, thích thú.
 Trong khi trẻ ăn, trò chuyện với trẻ về cách cầm thìa đúng cách, nhắc trẻ ăn 
nhai từ tốn, xúc cơm không rơi vãi, cơm vãi nhặt vào bát sạn, không ngậm thức 
ăn..
 * Mọi lúc mọi nơi.
 Đặc điểm của trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”. Vì vậy việc dạy kỹ năng 
cho trẻ được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Giúp trẻ học một cách nhẹ nhàng, 
linh hoạt, không bị gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Để làm được điều 
đó, đầu tiên cần phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động trong ngày. Thông qua 
biện pháp này trẻ được trải nghiệm, được thực hành liên tục, thường xuyên. Trẻ 
có kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, một số kỹ năng tự phục vụ... 
giúp hình thành, phát triển ý thức, thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức 
bảo vệ môi trường và sự tự lập cao.
 ( Hình 9: Trẻ nhặt lá vứt vào thùng rác )
 * Biện pháp 3. Tuyên truyền vận động, phối kết hợp với phụ huynh 
trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà 
trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp 
không thể thiếu. 
 - Thống nhất giữa nhà trường, giáo viên và gia đình về nội dung, phương 
pháp vệ sinh, chăm sóc thân thể để từ đó hình thành thói quen thực hành vệ sinh 
cho trẻ.
 - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, sau khi triển khai các nội dung chính, 
tôi nêu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nêu một số 
quy định của lớp học: cho trẻ ăn mặc gọn gàng, thường xuyên cắt móng tay 
móng chân cho trẻ.
 - Tư vấn cho phụ huynh về việc nên chuẩn bị đầy đủ đồ đùng vệ sinh cá 
nhân cho trẻ ở nhà.
 (Hình 10: Họp phụ huynh học sinh)
 - Tìm tòi tranh ảnh, tư liệu nêu cao sự giáo dục vệ sinh cá nhân, tranh ảnh về 
các bệnh mà trẻ hay mắc phải do vệ sinh cá nhân chưa đúng cách để tuyên 
truyền ở cửa lớp giúp phụ huynh có thêm nhiều kiến thức về phòng bệnh thông 
qua vệ sinh cá nhân. 10
 * Đối với giáo viên
 - Nắm được mục đích yêu cầu của hoạt động vệ sinh cho trẻ trong trường 
mầm non. Khai thác sâu nội dung vệ sinh cho trẻ, xây dựng được kế hoạch giáo 
dục vệ sinh cho trẻ phù hợp.
 - Việc lồng ghép dạy kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ vào các hoạt động 
được thực hiện linh hoạt hơn.
 - Giáo viên tự tin khi thực hiện các hoạt động vệ sinh
 - Giáo viên trau dồi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức chính xác về 
chăm sóc vệ sinh cho trẻ.
 - Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh một 
cách phù hợp.
 * Đối với trẻ
 - Trẻ có ý thức tự giác về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh lớp 
học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân mình.
 - Trẻ luôn khoẻ mạnh, ít ốm hơn, mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực và chủ động 
trong mọi hoạt động
 - Trẻ được quan sát, thực hành giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: kỹ năng tự 
phục vụ, kỹ năng vệ sinh, có ý thức về vệ sinh và tự giác hơn. 
 * Đối với phụ huynh
 - Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá 
nhân cho trẻ mầm non từ đó cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ 
với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân. 
 - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, gần gũi hơn, thay đổi trong cách 
rèn kỹ năng cho trẻ, phân công công việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái quá, 
không còn hình ảnh mẹ rửa tay, rửa mặt hộ con, mẹ dọn đồ chơi cho con, ngược 
lại xuất hiện nhiều hình ảnh tích cực: trẻ tự rửa tay rửa mặt, tự đánh răng, tự dọn 
dẹp khi ăn rơi vãi từ đó tích cực đóng góp tranh ảnh có nội dung vệ sinh để 
giáo viên có thêm tư liệu.
 c, Giá trị làm lợi khác:
 Cha mẹ cảm thấy hạnh phúc, tự hào với sự trưởng thành của trẻ, tin tưởng 
vào kết quả giáo dục của nhà trường, cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn 
của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp. Điều mà tôi thấy 
tâm đắc nhất là trên kết quả thu được từ phụ huynh là phụ huynh đã “học” cùng 
trẻ. Cùng vươn tới mục đích nuôi dạy trẻ tốt hơn.
 Trên đây là sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ 
sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong Trường Mầm non” bước đầu tôi đã áp 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ve_sinh_c.doc