SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thái Hòa

Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.
Trên thực tế hiện nay lớp 4 tuổi B4 tại trường mầm non xã Thái Hòa, tôi thấy việc phát triển thể chất của trẻ còn nhiều hạn chế. Việc cho trẻ hoạt động phát triển vận động còn khô khan, cứng nhắc, trẻ dễ chán khó thu hút trẻ. Giáo viên chưa tích cực, linh hoạt sáng tạo mà vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bó, hình thức tổ chức chưa sáng tạo, chưa gây hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động và vì ở lứa tuổi này trẻ học mà chơi- chơi mà học… Vì vậy việc phát triển thể chất cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Là một giáo viên mầm non và nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao? Và làm như thế nào để thu hút sự chú ý tập trung của trẻ trong việc giáo dục thể chất? Xuất phát từ những vấn đề trên , để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong mầm non nói chung và trong trường mầm non Thái Hòa nói riêng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường Mầm non Thái Hòa”.
doc 31 trang skmamnon 03/07/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thái Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thái Hòa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thái Hòa
 một hoạt động trẻ được trải nghiệm đã rèn cho trẻ tư duy, thể lực để trẻ có thể bắt 
đầu bước vào một thế giới diệu kì.
 Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong giáo dục thể chất 
thì thể dục là phương tiện hết sức quan trọng để phát triển thể lực con người, và nó 
phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ. Cũng với tinh thần đó, ở Việt Nam, Bác Hồ đã 
nói:) “Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi phải có sức khoẻ, mà muốn có 
sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao.” (1960). Kêu gọi mọi người tập thể dục, 
Bác nói: “Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con người phải khoẻ mạnh ”. Đất 
nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng 
cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” 
vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của 
mỗi người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Nghị quyết TW4 về những vấn đề 
cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức 
khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan 
trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
 Hơn thế nữa, giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển đầy đủ và hoàn thiện các hệ 
cơ quan trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoàn thiện nhận thức cùng 
nhân cách của bé trong tương lai. Do vậy giúp trẻ phát triển thể chất là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với sự phát triển 
toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu 
phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có 
mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Các hoạt động giáo dục thể chất 
được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi 
giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng 
độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, 
điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo 
viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động của mình. Bên 
cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm 
cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 
Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng 
cao thể chất cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian 
là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của 
trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là 
tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển 
toàn diện. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi 
cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ 
máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất 
cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những 
thiếu sót trong sự phát triển cơ thể mà không thể khắc phục được. Nhận thức được 
điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới - Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò 
chơi vận động,nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục 
của trường Mầm non Thái Hòa nói riêng.
III. Đối tượng nghiên cứu.
 Biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 4 – 5 
tuổi 
nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong 
mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ.
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
26 trẻ lớp 4 Tuổi B4 trường Mầm non Thái Hòa.
V. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành nhiệm vụ và đề tài đặt ra. Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên 
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp trực quan, hành động
- Phương pháp hướng dẫn, giải thích, phân tích.
- Phương pháp tạo tình huống
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Phạm vi: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 
tuổi lớp B4 trường tôi đang công tác theo hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, lớp 
và mở rộng ra toàn khối.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2018 – 03/2019 trong năm học 2018 – 2019.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể 
trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển 
đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện. Trong 
quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về 
mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. 
 Theo Quyết định 55 của bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của 
Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: 
"...Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN 
Việt Nam:
 - Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cho trẻ giáo viên 
cần dựa trên những cơ sở sau:
 + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được 
hứng thú cho trẻ
 + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích 
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan 
trong cơ thể.
 + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến 
việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
 + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo 
dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ 
nhàng chính xác.
 + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong 
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể 
dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
 Hay nói một cách khác trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể 
lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 
5 tuổi nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà 
còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan 
tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn 
diện. 
* Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non:
 Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng từ 100g – 150g, đến 6 tuổi cân năng trung 
bình từ 18 kg – 20kg. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn 
trẻ có vẻ gầy ốm. Chiều cao mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, đến 6 tuổi trẻ cao từ 
105cm –115 cm
 Tròn 6 tuổi, não của trẻ đạt khoảng 1300g như người lớn, sự biệt hóa và tăng 
trưởng não bộ đả hoàn thành.
 Hệ tiêu hóa trẻ đã hoàn thiện. Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm, trẻ cũng bắt đầu 
thay răng.
 Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể 
vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy 
dây, leo trèo, lộn xà đơn Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt 
động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để 
viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được 
quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo, 
đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, 
động của học sinh trong hoạt động học tập, mà phương pháp dạy học là cách thức - Năm học 2018 - 2019, ban giám hiệu phân công tôi phụ trách lớp trẻ 4 - 5 
tuổi. Tổng sĩ số của lớp tôi là 26 trẻ, gồm có 10 trẻ nam và 16 trẻ nữ. Trong đó có 2 
cháu suy dinh dưỡng về cân nặng, 1 cháu suy dinh dưỡng về chiều cao, 5 trẻ 
thường xuyên ăn kém, ngủ kém, hơn 8 trẻ không hứng thú trong các giờ vận động 
(thể dục sáng, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động, thì còn 
nhút nhát sợ sệt khi thực hiện) Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc 
giáo dục trẻ, tôi nhận thấy ở lớp tôi có những thuận lợi và những khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
 - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc 
nuôi dưỡng, giáo dụctrẻ.
 - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc đổi mới hình thức phương 
pháp giáo dục trẻ.
 - Phòng học khang trang sân chơi rộng rãi thoải mái cho trẻ 
 - Xây dựng môi tường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ cũng tạo mọi điều 
kiện thuận lợi để thực hiện tốt việc phát triển vận động cho trẻ
 - Phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối kết hợp với giáo 
viên.
 - Số lượng trẻ trong lớp vừa đủ để tôi dễ dàng tổ chức các hoạt động giáo dục 
phát triển thể chất có hiệu quả.
 - Bản thân có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm vững vàng, nhiệt tình 
trong công việc. đồng thời tôi cũng được dự giờ các tiết hoạt động thể chất các 
đồng nghiệp trong trường nên đã giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm trong việc tổ 
chức hoạt động của mình. 
 - Trẻ đồng đều về lứa tuổi.
2. Khó khăn:
 - Tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức 
cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa 
biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. 
 - Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài soạn 
mẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc.
 -Cơ sở vật chất của nhà trường có nhiều hạng mục đã xuống cấp, cần phải 
được bổ sung sửa chữa kịp thời. 
 - Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồ 
chơi phát triển trí tuệ.
 - Nhận thức của phụ huynh học sinh chưa đồng đều, một số phụ huynh cho 
rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi.
 -Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không giống nhau 
nên cũng gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ. trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói chung và trẻ 4 -5 tuổi trường mầm non Thái Hòa nói 
riêng.
4.1. Biện pháp 1: Tổ chức giờ thể dục sáng cho trẻ.
 Qua tìm hiểu thực tiễn tôi nhận thấy rằng việc tập thể dục buổi sáng rất có lợi 
cho sức khỏe của con người đặc biệt là cho các bé ở trường mầm non. Hầu hết 
các bé khi đến trường mầm non mà đang còn trong cơn buồn ngủ, đầu óc chưa tỉnh 
táo. Tạm biệt ba mẹ, được các cô đón vào lớp, bé sẽ theo các bạn xuống sân trường 
xếp hàng tập thể dục. Những động tác vận động và vui nhộn sẽ khiến cơ thể sẽ giải 
phóng endorphins và hormone khác có tác dụng tăng cường sức lực cho cơ thể, tạo 
ra nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động cho một ngày dài. Khi tập các vận động 
kết hợp với âm nhạc bé sẽ hết buồn ngủ, tinh thần tỉnh táo, bắt đầu một ngày với 
nhiều năng lượng tích cực hơn. Tập thể dục làm tăng dòng chảy của máu giàu oxy 
đến não. Khiến cho trí não bé thông suốt, học hỏi nhanh hơn. Các bé nhạy bén hơn 
với các con số, học nhanh, ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Khi chơi các trò chơi phản 
xạ, sự phản ứng và tương tác của các bé cũng chuyển biến linh hoạt.
 Đặc biệt việc vận động buổi sáng chính là thúc đẩy quá trình trao đổi chất 
trong cơ thể. Bắt đầu ngày mới bằng các bài tập thể dục khiến các bé ăn ngon 
miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn. Đối với các bé biếng ăn thì vận động chính là 
phương thức hiệu quả nhất để kích thích cảm giác ngon miệng. Với các bé đang 
thừa cân thì vận động giúp bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giảm thiểu sự tích 
mỡ, tăng cường sự linh hoạt. Tập thể dục buổi sáng thường xuyên giúp ổn định quá 
trình trao đổi chất mỗi ngày, giúp bé ăn ngon hơn và ngủ sâu hơn. Những giấc ngủ 
trưa sẽ khiến cơ thể bé được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng nhanh chóng. Các 
bé sẽ không bị tình trạng trằn trọc khó ngủ, hoặc bị giật mình, tỉnh dậy giữa chừng.
 Nếu như điều kiện thời tiết thuận lợi, các bé sẽ được xuống sân mỗi ngày vừa 
để hít thở không khí trong lành, vừa được vận động sau một giấc ngủ dài. Nếu điều 
kiện thời tiết không thuận lợi, các cô sẽ tổ chức cho các bé hoạt động trong phòng 
thể chất. Các cô luôn cố gắng duy trì hoạt động này thường xuyên và đều đặn để 
các bé bắt đầu một ngày học với sự hứng khởi nhất. Để thu hút sự chú ý và gây 
hứng thú cho trẻ thì âm nhạc là sự hỗ trợ đắc lực nhất cho các bài tập thể dục buổi 
sáng. Chỉ cần nghe tiếng nhạc vui nhộn là các bé đã muốn nhún nhảy, chuyển 
động. Những bé còn đang ngái ngủ cũng không thể ngồi yên một chỗ nữa, phải bật 
dậy tham gia cùng các bạn khác. Hoạt động này không chỉ là sự hứng thú với các 
bé mà còn là hoạt động quan trọng với các cô. Các cô cũng cần khởi động ngày 
mới với năng lượng tích cực nhất có thể. Việc luyện tập thường xuyên như vậy, cơ 
thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển 
những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng. 
Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ 
đón trẻ. Thời gian tập khoảng 18 – 20 phút. Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, 
quả bông, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.doc