SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .
Qua nhiều năm học tích luỹ kiến thức về giáo dục thể chất cho trẻ, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệ m, cùng với niềm say mê tự học hỏi và đã qua ứng dụng, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
docx 10 trang skmamnon 30/08/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động 
tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa 
các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể 
chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã 
hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
 Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống 
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp 
chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất 
nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc 
và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo 
dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con 
người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ 
tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ 
thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi 
trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc 
và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi 
con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc” .
 Qua nhiều năm học tích luỹ kiến thức về giáo dục thể chất cho trẻ, cũng như 
tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệ m, cùng với niềm say mê tự 
học hỏi và đã qua ứng dụng, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong 
trường mầm non”
 II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
 1. Cơ sở lý luận về giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường MN
 Giáo dục phát triển vận động là một nhiệ m vụ quan trọng trong lĩnh vực phát 
triển thể chất cho trẻ. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động 
phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó GD 
phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động ( đi, chạy, 
nhảy...), đồng thời phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền 
bỉ.Nói một cách khái quát, GD phát triển vận động góp phần giáo dục toàn diện cho 
trẻ mầm non.
 2. Thực trạng vấn đề:
 * Thuận lợi:
- Trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động 
 2/11 chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời điể m thực hiện bài tập ở vào 
giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển , khả năng 
thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, 
xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ 
cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã 
biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong 
chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ 
dễ đến khó, đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, cuối năm tăng 
dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, 
phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện .
 Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu 
quả.
3.2. Biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường cho 
trẻ hoạt động tốt.
 Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng cho 
trẻ vận động. Chính vì vậy khi vào năm học ngoài những đồ dùng đồ chơi vận động 
do nhà trường mua, tôi đã chủ động tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa 
phương làm thêm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi vận động đẹp, có giá trị phục vụ hoạt 
động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Trẻ lớp tôi rất hứng thú và hoạt động tích 
cực đối với những đồ dùng, đồ chơi tự làm.
 Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục 
xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động để thuận tiện cho trẻ sử dụng và 
tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho 
trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt 
động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên 
yêu cầu.
 -Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một 
trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động.
 Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ 
cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và 
phối hợp các giác quan.
3.3. Biện pháp 3: Giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt 
động cho trẻ và tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
 Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng cố bài học và thay đổi tư 
thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi luôn đưa các nội dung 
 4/11 Ví dụ: Ở góc toán: Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từng ngón tay để đếm, thêm, bớt, 
tạo ra các hình học...
Ở góc tạo hình: Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay kết hợp với 
nhau cầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ. Trẻ dùng 
đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh 
của đôi bàn tay.
+ Các hoạt động khác:
 Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. Khi trẻ đến 
trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình . Để mở 
rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ 
được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ 
cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ 
tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội.
3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh:
- Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững 
chắc trong việc giáo dục trẻ. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết 
phải nâng cao thể lực cho trẻ và đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu 
cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường 
chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Mỗi tuần ở góc tuyên truyền tôi đều cập nhật thông tin mới về chương trình dạy 
trẻ của lớp qua từng bộ môn, tên đề tài để những lúc đón trả trẻ phụ huynh đọc và 
cùng giáo viên thực hiện.
 - Ngoài ra còn phối hợp phụ huynh hổ trợ về công sức như cắt đồ dung, xin lịch, 
tờ rơi, các biểu bảng quảng cáo để làm ĐDDH và trang trí lớp.
Huy động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, hỗ trợ giáo viên làm đồ 
dùng, đồ chơi vận động cho trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Tự học, tự rèn:
- Giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn, năng lực sư phạm của bản thân với nhiều hình thức tham khảo tài liệu, 
tích cực dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm đảm bảo tốt nhất vào quá trình 
giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
- Thường xuyên học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Đôi khi, 
chỉ là những nội dung, kiến thức nhỏ, tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian 
nhưng khi trao đổi với các bạn đồng nghiệp, những khó khăn được tháo gỡ rất nhanh 
 6/11 - Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản ( 
đi, chạy, nhảy...) hoặc vận động tinh ( ngón tay, bàn tay...)
- Trẻ lớp tôi đều phát triển khỏe mạnh, hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhanh nhẹn, có 
thể lực tốt.
 *Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp 
có khoa học.
- Đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ luôn làm 
cho các bài giảng trở nên phong phú hơn, luôn sinh động, hấp dẫn, mang tính giáo 
 a
dục và thẩm mỹ cao. Gijo vi n tù tin khi thùc hiỏn hoh ®éng gi5o dôc thó chÊt cho 
trĩ. Gijo vian n©ng cao ®-ĩc nghỏ thuẼt khi lan líp.
- Giáo viên triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất 
chyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệ m nhiều hơn trong việc dạy các 
hoạt động vận động và tổ chức trò chơi vận động.
- Các tiết dạy giáo dục thể chất Tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng đồng 
nghiệp đánh giá xếp loại giỏi.
 *Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động 
giáo dục thể chất cho trẻ.
- Trẻ được chơi với nhiều đồ chơi mới do giáo viên tự làm, tham gia vận động
một cách tích cực, hào hứng nên phụ huynh rất hài lòng và đặt niề m tin vào sự dạy 
dỗ của cô giáo và nhà trường.Từ đó phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên trong 
công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, ngoài ra phụ huynh còn hỗ trợ cho lớp làm thêm 
những đồ chơi vận động có giá trị..............................giúp trẻ tham gia vận động
tốt hơn.
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
 Giáo dục thể chất thực sự gần gũi với trẻ thơ, đó là hoạt động thường ngày không 
thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo 
dục toàn diện nhân cách của trẻ.
 Để làm tốt nội dung giáo dục thể chất, đòi hỏi giáo viên cần phải có lòng yêu 
nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn 
kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những 
 8/11 hết giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục 
thể chất cho trẻ. Từ đó chú trọng đến việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục 
thể chất, đưa ra cách thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, có khoa học 
nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đối với hoạt động.
- Cần chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho mỗi cháu khi thực hiện luyện tập, vì đối với trẻ 
MN phương pháp trực quan và luyện tập đóng vai trò chủ đạo, nếu không có đồ 
dùng thì hiệu quả tiết học không đạt.
- Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động 
ở mọi lúc mọi nơi
- Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ 
hứng thú học hơn. Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo 
viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối
- Một việc không thể thiếu là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để dạy 
trẻ ôn luyện kiến thức đã được cung cấp.
- Giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tiếp 
thu tốt sự chỉ đạo của ngành, của ban giám hiệu nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm 
vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi về đề tài: “Một số biện pháp nâng 
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi” Bản thân tôi rất 
mong nhận đực sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp, các nhà sư phạm để đề tài được 
áp dụng vào thực tiển tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Long Biên, ngày tháng 03 năm 2023
 Người thực hiện đề tài:
 Nguyễn Thị Hương
 10/11

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường.pdf