SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi năm học 2022-2023

Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định và quá trình tâm lí của trẻ. Bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ định.
- Ngày nay thì việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lại vô cùng quan trọng và cần thiết. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan và ngày càng phức tạp.
Vấn đề này không phải là của riêng mỗicá nhân ai hay tập thể nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội, xã hội cần chung tay nhằm cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết, mối quan hệ trong giao tiếp với cộng đồng, đưa trẻ vào môi trường sống thật lành mạnh, trong sáng, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Thấy được sự cần thiết của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường mầm non và mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuồi” năm học 2022 -2023.
docx 25 trang skmamnon 01/09/2024 902
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi năm học 2022-2023

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi năm học 2022-2023
 2
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
 1 ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề
 2 MGN Mầu giáo nhỡ
 3 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 4
ngày như có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè, có tình yêu đối với 
mọi sự vật, hiện tượng xung quanh... Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ 
cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì 
thế, mỗi cô giáo chúng ta có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành 
những con người phát triển toàn diện về nhân cách - trí tuệ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Mục đích của sáng kiến/giải pháp
 - Ở lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi mà tôi đang phụ trách, đa phần các cháu là 
con một, được gia đình bố mẹ, ông bà quan tâm và chiều chuộng, bố mẹ còn bận 
rộn đi làm nhiều khi ông bà còn đưa đón các cháu đi học.Các cháu đi học ăn mặc 
chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng, một số cháu vào lớp chưa biết chào cô. 
Phần đông các cháu còn làm theo ý muốn của mình, chưa biết vâng lời. Khi cô 
yêu cầu cháu làm một điều gì đó đôi khi cháu tỏ ý không hài lòng, thậm chí còn 
tỏ thái độ với cô.
- Thực tế cho thấy việc giáo dục cho các cháu là một việc hết sức quan trọng. Trẻ 
em sinh ra giống như một búp măng non, có thể búp măng đó sinh ra đã mọc 
ngay ngắn, cũng có thể vốn sinh ra búp măng đó đã không được ngay ngắn. 
Nhưng nếu kịp thời uốn nắn, sau này ta sẽ có một cây tre thẳng tắp, nếu không 
kịp thời uốn nắn búp măng đó sẽ phát triển thành một cây tre cong queo, xấu xí. 
Điều đó lý giải tại sao ông bà xưa lại có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”. Dưới sự 
tác động sư phạm của người lớn, đứa trẻ ngay từ những năm tháng đầu tiên của 
cuộc đời đã có thể lĩnh hội một số khái niệm biểu tượng đạo đức hết sức đơn 
giản và có hành vi phù hợp với những khái niệm biểu tượng ấy. Trong khi giao 
tiếp trẻ được chứng kiến những hành vi của người lớn, trẻ học hỏi và nhanh 
chóng bắt chước theo các hành vi đó. Những ấn tượng đầu tiên ấy của trẻ thường 
để lại dấu vết trong cuộc đời. Trẻ em được ví như một tờ giấy trắng và người lớn 
chính là người cầm bút để viết vào trang giấy đó những nét nhân cách đầu tiên 
cho cuộc đời của đứa trẻ. Vì vậy người lớn cần thận trọng cân nhắc, chọn lọc 6
Qua giáo dục lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và sẽ học theo 
sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh... Biến 
những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày 
của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn. Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, 
mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ với mọi người.
 Phương tiện tốt nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ là giáo 
dục lễ giáo. Qua các hình thức giáo dục lễ giáo có tác động rất mạnh đến sự phát 
triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô 
giáo và bạn bè trong lớp.
 2. Các giải pháp biện pháp mới đã tiến hành:
 Trong trường Mầm non không có giờ đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng 
hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để hướng trẻ tới cảm 
xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Nắm được đặc điểm tình hình của từng cháu, tôi 
chọn ra một số biện pháp như sau:
 a. Giáo dục lễ giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
 Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vui chơi. Chơi là hoạt động 
của trẻ mẫu giáo tạo ra những nét tâm lý mới tiêu biểu là sự hình thành nhân 
cách trong mối quan hệ giữa trẻ em cùng chơi với nhau. Đối với trẻ mẫu giáo 
chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển đuợc, trong trò 
chơi trẻ học cách sử dụng đồ vật, học những quy tắc ứng xử giữa con người với 
con người. Vì vậy, trong công tác giáo dục lễ giáo cho các cháu trò chơi là 
phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất.
Trong các loại trò chơi, thì trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò đặc biệt quan 
trọng. Đây là loại trò chơi mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người 
lớn trong xã hội bằng việc nhập vai hay đóng vai, tức là ướm mình vào người 
nào đó để hành động theo chức năng của họ trong các mối quan hệ xã hội. Khi 
tham gia trò chơi trẻ được thoả mãn nguyện vọng là được sống và hành động như 
người lớn. Trẻ có thể hiểu được mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và 8
thời qua đó giúp các cháu yêu thích đồ dùng đồ chơi, cảm thụ được cái đẹp, yêu 
thích các sản phẩm của mình và bạn tạo ra trong quá trình chơi.
Ví dụ:
-Ở chủ điểm “Vật nuôi trong gia đình” quan sát trẻ chơi ở góc xây dựng, tôi 
thấy: Cháu lấy đồ chơi xây dựng (hàng rào, cây xanh, chuồng trại...) một cách 
nhẹ nhàng, cẩn thận. Cháu xây được mô hình “Nông trại vui vẻ” với các chuồng 
trại: chuồng heo, chuồng bò, chuồng gà.. .Cháu biết cảm nhận được cái đẹp từ 
mô hình cháu xây dựng nên, từ đó giúp cháu yêu thích các đồ dùng đồ chơi và 
vai chơi của mình. Sau giờ chơi, tôi thấy cháu biết phân công nhau cất đồ chơi 
vào đúng nơi ban đầu lấy xuống.
- Cũng ở chủ điểm “Vật nuôi trong gia đình”, cháu vào góc nghệ thuật và nặn 
một số vật nuôi đơn giản. Cháu tạo ra được chú gà con màu vàng xinh xắn, chú 
heo con màu hồng mũm mĩm. Quan sát tôi thấy cháu rất thích thú và trân trọng 
sản phẩm mình tạo ra, biết cất dọn học cụ vào kệ gọn gàng ngay ngắn.
 Trò chơi cũng giúp cho các em nâng cao tính kỷ luật, tự giác thông qua 
việc ý thức được các vai trò trong cuộc chơi, chấp hành các quy định của trò chơi 
một cách tự nguyện. Dần dần điều đó sẽ hình thành ở trẻ một thói quen tốt là tự 
đặt ra cho mình những nguyên tắc về kỷ luật, làm nền tảng cho các hoạt động sau 
này.
Ví dụ:
- Chủ điểm “Nghề truyền thống”: Từ các vật liệu đơn giản ở xung quanh cô tạo 
ra một số đồ dùng dụng cụ của nghề nông: cuốc, xẻng, lưỡi liềm.. .Cô giải thích 
cho các cháu hiểu được từ các dụng cụ đó đã làm nên hạt gạo, bát cơm, nuôi lớn 
các cháu. Các dụng cụ đó gắn liền với bao giọt mồ hôi của bố mẹ để nuôi con 
khôn lớn. Qua đó trẻ sẽ biết trân trọng, giữ gìn các đồ dùng dụng cụ đó. Bên 
cạnh đó cô cần bố trí các góc chơi phù hợp với chủ đề. Việc cho trẻ nhắc lại tiêu 
chuẩn khi chơi giúp cho trẻ có được những hành vi đạo đức tốt trong quá trình 
chơi: biết rủ bạn cùng chơi, khi chơi không giành đồ chơi với bạn, không cãi 10
qua sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực 
để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Qua các tiết học hằng 
ngày trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Hát- múa, đọc thơ, kể chuyện, 
làm quen môi trường xung quanh, toán,... Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo 
dục lễ giáo vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những 
thói quen, hành vi lễ phép, có văn hoá .
Ví dụ : qua giờ khám phám khoa học (về cây xanh )
Cô giáo có thể đàm thoại: cây xanh để làm gì? cây xanh có lợi như thế nào ? 
Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì ?
Ví dụ:- Qua tiết học tạo hình “Bé cắm hoa tặng mẹ”, cô giúp các cháu biết đuợc 
các loài hoa, biết khéo léo cầm hoa cắm vào cốc, biết chọn màu sắc hoa phù hợp. 
Và qua đó bé biết thể hiện tình cảm cho những người thân yêu, có hiếu với ông 
bà cha mẹ.
Qua các tiết học cô dạy các cháu biết yêu quý thầy cô giáo của mình, những 
người đã yêu thương, lo lắng cho các cháu, trang bị cho các cháu hành trang kiến 
thức để bước vào đời. Giúp các cháu biết ơn và yêu kính các cô chú bộ đội đang 
bảo vệ biên giới, các chú công an đang giữ gìn trật tự xã hội để cho các cháu có 
được cuộc sống yên bình. Giúp các cháu biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh 
để bảo vệ đất nước, cho các cháu được cắp sách đến trường.
- Qua sự kiện ngày 22/12- Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trẻ biết 
đuợc công việc của các cô chú bộ đội là rất vất vả. Các cô chú phải ngày đêm 
canh giữ đất trời ở tận nơi rừng núi cao hay nơi hải đảo xa xôi để cho các cháu 
có được cuộc sống yên bình mà an tâm học tập. Qua đó, trẻ biết ơn các cô chú bộ 
đội và sẽ chăm học hơn nữa để không phụ lòng các cô chú ấy.
Trong hoạt động tổ chức các tiết học, các nhóm trẻ phải biết giúp đỡ lẫn nhau, 
mở rộng tìm năng và thành tựu đạt được bằng những năng lực tình cảm mới, chia 
sẻ tình cảm yêu thương chăm sóc những người gần gũi. Qua đó giáo dục lễ giáo 
cho các cháu, giúp cháu có ý thức trong cuộc sống hàng ngày và giúp trẻ có cách 12
mà tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có hiệu quả.
Mời phụ huynh tham gia dự giờ các tiết thao giảng, thanh tra để phụ huynh nắm 
được tình hình học cũng như các mặt khác của trẻ mà kịp thời giáo dục thêm cho 
trẻ lúc ở nhà.
Ví dụ:
- Người lớn luôn dạy trẻ không được xưng mày tao, thế nhưng có một số gia 
đình lại gọi con bằng mày, hay có một số phụ huynh có thói quen nói những câu 
thiếu văn minh trong giao tiếp làm cho trẻ cũng học hỏi theo. Chính điều này đã 
gây không ít khó khăn trong việc uốn nắn trẻ.
Kết hợp với phụ huynh và nhà trường giúp trẻ có lối sống biết giao tiếp, ứng xử 
với mọi người xung quanh. Khi nói chuyện với người lớn phải biết trả lời “dạ 
thưa”. Khi người lớn hỏi phải trả lời “vâng dạ”, không được chỉ gật hay lắc đầu. 
Trong giờ học nếu muốn phát biểu trẻ phải giơ tay, khi được đưa cho vật gì phải 
nhận bằng hai tay và phải biết cảm ơn, khi có lỗi phải biết nhận lỗi và xin lỗi. 
Các bậc phụ huynh và cô giáo có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ, luôn là những 
tấm gương cho trẻ nhìn vào mà học tập. Trẻ con bắt chước rất nhanh nhất là các 
thói xấu của người lớn. Do đó, người lớn nên để ý các hành vi ứng xử của mình 
trong khi giao tiếp với bạn bè, họ hàng xung quanh. Cha mẹ có lối sống tốt là 
cách tốt nhất và thuận lợi nhất để giáo dục con cái có lối sống tốt. Qua những 
tính cách đó sẽ giúp nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp làm tăng sự phát triển 
của con trẻ. Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi đã phối hợp chặt chẽ với 
phụ huynh (trò chuyện trao đổi trong các giờ đón và trả trẻ, thông qua sổ bé 
ngoan.). Việc tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho phụ huynh nắm là điều rất cần 
thiết, từ đó phụ huynh có ý thức giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà. Qua thời gian 
trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo 
dục bằng phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học”.
d. Giáo dục lễ giáo thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca.
Tôi nhận thấy giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca 14
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau” Thông qua các bài thơ câu chuyện chúng ta 
có thể truyền tải những kiến thức, những kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho trẻ 
một cách nhẹ nhàng không gò bó.Qua những bài thơ câu truyện giúp trẻ hình 
thành một số thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày.
e. Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động tập thể.
Ông cha ta có câu "Tiên học lễ, hậu học văn" nghĩa là nhiệm vụ học đầu tiên của 
mỗi con người phải là lễ nghĩa, học cách làm người sau đó mới đến văn hoá, kiến 
thức. Chính vì vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non có một vai trò quan trọng 
bởi trẻ mầm non là lứa tuổi dễ tiếp thu nhất. Xác định rõ được điều đó tôi luôn 
chú trọng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động tập thể thông qua 
tổ chức ngày hội, ngày lễ .
Qua “Ngày hội đến trường của bé” các bé được biết ý nghĩa của ngày khai 
trường là ngày đầu tiên của năm học, được giao lưu gặp gỡ bạn bè, được tham 
gia vào các tiết mục văn nghệ, được cô yêu thương vỗ về, được làm quen với bạn 
mới...
- Giáo dục trẻ có ý thức biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp như nhặt 
rác, thu gom lá cây khô, ý thức bỏ rác vào sọt rác không vứt rác bừa bãi,...
- Tổ chức cho trẻ chăm sóc cây, hoa ở góc thiên nhiên của trường, lớp.Giáo dục 
trẻ biết yêu quí và chăm sóc cây xanh, hoa của trường, lớp.
-Trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa tập thể do nhà trường tổ chức để 
được giao lưu, kết nối giữa các trẻ.
Tóm lại giáo dục lễ giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, thông qua các 
hoạt động học tập, thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca, thông qua các hoạt 
động tập thể,... mà trẻ được rèn luyện, thể hiện những điều mà trẻ đã học.
 Từ xa xưa việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người đã 
bắt đầu ở ngay lứa tuổi Mầm non. Giáo dục đạo đức ở lứa tuổi này là khâu đầu 
tiên quan trọng của việc đào tạo nhân cách con người mới, góp phần hình thành 
những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ về sau. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_le_giao_c.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi năm học 2022-20.pdf