SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc-giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong những năm này thì việc chăm sóc - giáo dục trẻ lại hết sức khó khăn, phức tạp. Trong điều kiện kinh tế phát triển và đang trên con đường hội nhập, đất nước Việt Nam chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau, làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "hoà nhập mà không hoà tan", trong mỗi cá nhân trẻ vẫn giữ được "vốn văn hoá của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới ” thì việc giáo dục trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ có những kỹ năng sống đơn giản nhất để trẻ sớm thích nghi và sử lý được những khó khăn trong cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Công tác chăm sóc- giáo dục trẻ Mầm non không chỉ là mối quan tâm của các bậc cha mẹ trẻ mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Trẻ Mầm non không chỉ được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng mà phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tại các lớp Mầm non, trẻ được các cô chăm sóc, giáo dục. Chính vì vậy mà trường Mầm non trở thành ngôi nhà thứ hai của trẻ. Nhưng ngôi nhà thứ hai ấy không chỉ chăm sóc cho trẻ từng giấc ngủ, bữa ăn đủ chất dinh dưỡng mà còn là nơi giáo dục một số kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một nội dung không thể thiếu trong công tác chăm sóc- nuôi dưỡng - giáo dục trẻ Mầm non. Trong thực tế năm học 2018-2019 tôi được giao phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2. Qua khảo sát thực trạng đầu năm học, tôi thấy lớp tôi có nhiều trẻ không biết tự phục vụ bản thân, một số trẻ có biểu hiện thụ động, không biết ứng phó trước những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ mình trước nguy hiểm, không tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn?....Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, nhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết giúp trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng sử phù hợp với các tình huống thực ngay từ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Từ những lý do cơ bản nêu trên đã khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ; với trách nhiệm giáo viên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho 2 năng sống thì trẻ sẽ có khả năng thích ứng với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Kỹ năng sống thường thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình giáo dục kỹ năng sống phải xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn các hành động đó hay không? Nếu trẻ cần học ý thức về cộng đồng, các hành vi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến những người khác trẻ có thể nuôi dưỡng được lòng cảm thông với mọi người. Điều này cũng kích thích phát triển những đạo đức chuẩn mực của trẻ. Tôn trọng và đối xử tốt với mọi người xung quanh, đổi lại trẻ sẽ trải nghiệm những cảm giác tốt đẹp trong lòng. Nếu trẻ được dạy rằng đối xử công bằng đối với mọi người mang lại lợi ích thực tế, trẻ sẽ cố gắng giao tiếp để được hiểu, chứ không đơn thuần dùng những hành động để diễn tả những cảm xúc của mình. Khi trẻ được học cách bảo vệ bản thân mà không tạo cơ hội cho những hành vi tiêu cực từ các đối tượng khác, dần dần nhân cách của trẻ sẽ được phát triển hoàn thiện hơn. Bằng những dẫn chứng cụ thể nêu trên đã chứng minh rằng: Rèn kỹ năng sống cho trẻ là điều kiện cần và đủ để hình thành nhân cách con người là vấn đề cốt lõi trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ Mầm non. 2. Thực trạng của vấn đề: Năm học 2018 -2019, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 của tôi có 34 học sinh. Khi thực hiện đề tài đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ”, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: - Lớp học khang trang, rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; đảm bảo nhu cầu tối thiểu về điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động. - Đa số trẻ trong lớp đã theo học từ nhà trẻ và lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. - Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, năng lực chuyên môn vững vàng, nắm vững tâm lý, tính cách của từng trẻ trong lớp.. - Lớp được bố trí hai giáo viên nên có nhiều thuận lợi trong tổ chức các 4 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Xác định các nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non: Để nắm chắc các nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, tránh được tình trạng rèn chung chung, không khắc sâu được kiến thức, không hình thành được thói quen cho trẻ. Biện pháp đầu tiên tôi quan tâm đó là xác định được các nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Qua nghiên cứu tài liệu tôi nhận thấy: Các nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non hết sức đơn giản và gần gũi. Thiết thực với trẻ như: + Kỹ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người trên; Quan tâm, nhường nhịn em nhỏ; Quan tâm giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức. Môi trường giáo dục kỹ năng sống theo từng chủ đề tốt sẽ tạo được thuận lợi để giáo viên, trẻ và các bậc phụ huynh. Mảng chính của từng chủ đề được trang trí đẹp, sắp xếp gọn gàng khoa học tạo sự hứng thú cho vịệc quan sát của trẻ và các bậc phụ huynh. Đặc biệt là các chủ đề như: Trường mầm non, bản thân, gia đình, nghề nghiệp, giao thông; quê hương, đất nước, Bác Hồ, tôi chú ý lưạ chọn, sưu tầm những tranh ảnh, sách báo, album, bài thơ có nội dung, hình ảnh giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho trẻ quan sát. Các bức tranh có thể là các hình ảnh có các hành vi đúng, cũng có thể là các hành vi sai.. .Mỗi khi thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện, đàm thoại, kết hợp với giải thích với để trẻ hiểu. Với những hình ảnh trực quan dễ nhận biết kết hợp với lời giải thích ngắn gọn dễ hiểu của giáo viên đã giúp trẻ nhận thức rất nhanh. Ảnh mảng tường chính tuyên truyền Đối với các mảng tường thấp ở từng góc, tôi dán sẵn các khung nhỏ có đề can hai mặt để trẻ dán sản phẩm. Phía dưới các góc tôi lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, lô tô, đômino, sách vở, sáp màu... màu sắc đẹp, hấp dẫn để trẻ tham gia xếp, cắt, dán tạo thành các hình ảnh về các hoạt động giáo dục kỹ năng sống hàng ngày của trẻ như: Bé ngồi ăn cơm, bé lấy tăm cho bà, bé uống nước, bé lau mặt....trẻ hoàn thành sản phẩm và dán lên khung tranh hoặc trên quyển sách của trẻ. 8 cũng thực hiện được những việc đó, tôi sẽ khen ngợi và tuyên dương trẻ trước lớp, để trẻ thấy được những việc làm của mình là tốt, và càng ngày càng phát huy. Hơn nữa những trẻ khác thấy bạn được khen cũng bắt chước thực hiện tốt những việc này, dần dần ngày qua ngày trẻ sẽ có thói quen mà không cần phải đợi nhắc nhở.Từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng tuy đơn giản nhưng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. ( Ảnh cô tươi cười đón trẻ,cô nhắc trẻ chào cô chào bạn) Thời điểm thể dục sáng tôi cũng không quên giáo dục kỹ năng tuân thủ các qui tắc xã hội như: Biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy... Trong các giờ học, mỗi giờ học lại mang tính đặc thù riêng. Chính vì vậy giáo viên cần phải có sự năng động, sáng tạo, tìm tòi để tích hợp giáo dục trẻ các kỹ năng khác nhau: * Ví dụ: Trong giờ dạy Làm quen với văn học, tôi luôn tận dụng các bài thơ, câu chuyện để có thể giáo dục kỹ năng quan tâm nhường nhịn em nhỏ như: Bài thơ: “Làm anh”; truyện “Hai anh em”, giáo dục trẻ quan tâm chăm sóc bố mẹ như: truyện: “Qua đường”; “Vì sao thỏ cụt đuôi”; truyện “Mỗi người một việc” cho trẻ nhận biết về giá trị của bản thân, qua đó giáo dục trẻ cần có kỹ năng tự bảo vệ có thể.. ..từ đó trẻ có kỹ năng mạnh dạn, tự tin, đưa ra quyết định, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. 10 (Trẻ đang tạo ra một sổ sản phẩm tạo hình) Hoạt động vệ sinh trước và sau khi ăn là thời điểm thích hợp để giáo viên dạy trẻ những kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày: Chậu thau, khăn mặt, kỹ năng tự phục vụ bản thân: Rửa mặt, rửa tay.. .ngoài ra giáo viên còn dạy trẻ kỹ năng tiết kiệm nước. *Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn tôi thường quan sát và giáo dục trẻ tầm quan trọng của nước và phải tiết kiệm như thế nào. Như vặn nhỏ vòi nước, sử dụng vừa đủ để tiết kiệm nước. 12 ( Giờ ăn của trẻ) Trẻ biết nhường nhịn các bạn yếu hơn mình và tuân thủ theo qui định chờ đến lượt. Trong khi tổ chức các hoạt động lao động cô giáo không chỉ dạy cho trẻ các kỹ năng lao động đơn giản mà còn cho trẻ thấy giá trị đích thực của bản thân trẻ. Từ đó giúp trẻ thêm tự hào về bản thân, điều này làm tăng thêm niềm tin cho trẻ, tiếp thêm nghị lực để trẻ hăng say lao động, các kỹ năng có thể dạy trẻ như: Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng sắp xếp dồ dùng ngăn nắp. Giáo viên nên tận dụng tất cả các hoạt động trong ngày và lưạ chọn những nội dung giáo dục phù hợp trong từng hoàn cảnh, từng giai đoạn cụ thể việc này nếu được tiến hành thường xuyên trong một thời gian dài trẻ sẽ được rèn luyện nhiều vì các hoạt động này thường được lặp đi lặp lại, làm được như vậy các kỹ năng của trẻ dần được củng cố và hoàn thiện hơn, giúp trẻ tự tin hơn. *Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, chăm sóc vườn hoa, vườn rau... tôi thường khich lệ trẻ, cho trẻ thấy được kết quả sau khi có bàn tay của trẻ chăm sóc, như vườn hoa, rau đẹp hơn xanh tốt hơn, tươi tắn hơn.. ..từ đó trẻ thêm tự tin hơn về 14 cho trẻ một bông hoa và cuối ngày nhận xét trước lớp 3.4. Rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua các tình huống có vấn đề: Trong suốt quá trình rèn trẻ, tôi luôn là người biết tận dụng và tạo ra các tình huống có vấn đề để dạy trẻ những kỹ năng sống khác nhau: Ví dụ trong khi tổ chức sinh nhật cho trẻ, giáo viên tạo tình huống chia thiếu một đĩa bánh, sau đó cho trẻ tự tìm cách giải quyết làm sao để tất cả các bạn đều có bánh để ăn, với tình huống này giáo viên đã dạy trẻ cách tự giải quyết vấn đề, mặt khác, giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng quan tâm chia sẻ với bạn bè. *Ví dụ: Trong một buổi tổ chức ngày hội trải nghiệm cho trẻ ở trường, tôi cho trẻ tự tay bày biện hàng hóa gúp các bạn ở chợ quê, tự làm một số sản phẩm để bán như nặn bánh trôi, bánh chay, gợi ý cho trẻ kỹ năng giao tiếp với mọi người, niềm nở mời chào khách hàng. Trong ngày hội này một tình huống có thể xảy ra đó là trẻ có thể đi theo, hoặc bị người lạ bắt đi, do vậy tôi đưa ra tình huống, nếu như có một người lạ mặt tới giả làm bạn bè của bố mẹ, đón con về với bố mẹ, các con có đi theo không ? nếu bị người đó bắt lên xe con sẽ làm gì? ... sau khi trẻ đã đưa ra các cách tự giải quyết tôi khẳng định lại một lần nữa những biện pháp tốt nhất và có thể 16
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_s.docx
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.pdf