SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ bộc lộ được cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.Vận động theo nhạc còn giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng được nghe trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ bộc lộ được cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Nhất là đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi. Trẻ 4 - 5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc, từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy tỏa ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các động tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi. Hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi”.
doc 9 trang skmamnon 02/04/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu 
giáo nhỡ 4-5 tuổi.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Trẻ em thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa 
và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Vì thế, việc chăm sóc cũng 
như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã 
hội cần phải quan tâm.
 Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến hoạt động âm 
nhạc múa hát ở trẻ vì âm nhạc là một hoạt động mà trẻ mầm non nào cũng thích 
trong suốt quá trình học ở trường.
 Qua vận động âm nhạc, trẻ được phát triển, tiếp thu rất tốt hiểu biết và các kỹ 
năng căn bản, các kinh nghiệm đơn giản hàng ngày. Và cũng theo nghiên cứu 
trong lĩnh vực tâm lý trẻ em đã chứng minh rằng: Hoạt động vận động theo nhạc 
của trẻ cũng có giá trị không kém việc học tập, thậm chí còn có một giá trị 
không thể phủ nhận trong việc phát triển kỹ năng hình thành nhân cách ở trẻ em.
 Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia làm 2 nhóm 
trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
 * Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính 
chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảytrẻ nghe và phân biệt 
cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.
 * Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận 
động theo nhạc.
 Tất cả các động tác vận động theo nhạc đã giúp cho sự phát triển ở trẻ được 
toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng nâng cao việc học và phát triển của trẻ trong 
hầu hết mọi lĩnh vực, đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển.
 Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, 
múađều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi 
loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.
 Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, 
nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. 
 Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, 
dáng điệu, động tác đẹp. 
 Vận động múa và sáng tạo có thể giúp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt chúng có 
thể tham gia tùy theo mức độ và khả năng của mình, ví dụ trẻ có thể chất yếu có 
thể giữ nhịp bằng cách chớp mắt thay vì vỗ tay hoặc dậm chân, gật đầu, mọi trẻ 
có nhu cầu đặc biệt vẫn có thể thấy mình là thành viên của nhóm và vui sướng vì 
đã có thể học cùng các bạn ở một mức độ nào đó. 
 2/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu 
giáo nhỡ 4-5 tuổi.
tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới. Hàng tháng nhà trường có tổ chức sinh hoạt 
chuyên môn để chị em cùng trao đổi kinh nghiệm và các vấn đề còn chưa rõ.
 Bản thân tôi đã tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do 
trường và huyện tổ chức. Có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm đứng 
lớp, luôn có ý thức sáng tạo và vươn lên trong chuyên môn, có lòng nhiệt tình, yêu 
nghề, mến trẻ. Luôn tìm tòi khám phá để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đảm bảo 
thẩm mỹ cao để phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ.
 * Học sinh.
 Trẻ có sức khỏe tốt, nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động
 Trẻ mạnh dạn, tự tin hồn nhiên, thông minh, sáng tạo, thích tham gia vào các 
hoạt động, đặc biệt là vận động theo nhạc.
 * Phụ huynh.
 Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm 
nhạc, luôn tin tưởng và có tinh thần trách nhiệm phối kết hợp với giáo viên trong 
việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 c. Khó khăn
 * Giáo viên.
 - Giáo viên chưa chú trọng đến rèn kỹ năng vận động cho trẻ, gò ép trẻ vận 
động theo ý mình.
 - Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng đánh đàn cho trẻ hát.
 - Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào 
chương trình chung. Giáo viên chưa sưu tầm được các bài hát hay, có tiết tấu 
hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi trẻ ở ngoài chương trình đưa vào dạy trẻ.
 * Học sinh.
 Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có 
điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều.
 Trẻ hát đúng giai điệu nhưng cảm nhận nhịp điệu chưa cao, chưa giữ nhịp bài 
hát được.
 Khi trẻ hát, vận động (vỗ nhịp, phách) chưa hòa quyện được vận động của 
mình vào với vận động tập thể.
 Có trẻ vào nhóm để thảo luận cùng bàn cách vận động sáng tạo bài hát chưa 
chú ý, thờ ơ, không hứng thú tham gia.
 * Phụ huynh.
 - Một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của hoạt động âm nhạc 
đối với trẻ nên chưa nhiệt tình hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô 
và trẻ cùng làm dụng cụ âm nhạc bổ sung cho góc âm nhạc.
 4/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu 
giáo nhỡ 4-5 tuổi.
 PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
 1. KẾT LUẬN.
 Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể 
thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo 
dục toàn diện nhân cách của trẻ.
 Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu 
nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có 
vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt 
những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học
 Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả 
nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 
giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm 
đó, chúng ta có hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày 
càng phát triển hoàn thiện hơn.
 Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình 
sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay 
hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành 
con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. 
Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình 
trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc.
 Qua công trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận 
động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu 
giáo 4 – 5 tuổi rất thích, hứng thú, và có khả năng vận động theo nhạc rất tốt. Từ 
đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp với khả năng hình thành 
kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ.
 Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ 
thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho 
nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ.
 Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ 
thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy 
cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm 
nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động 
trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp 
phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
 6/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu 
giáo nhỡ 4-5 tuổi.
góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày 
càng tốt hơn, để giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn về chuyên môn, góp phần 
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
 8/24

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_van_dong_theo.doc