SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
Ở lớp tôi phụ trách, tôi thấy vẫn còn trẻ chưa hứng thú với hoạt động kể chuyện, đọc thơ, nhiều trẻ nói ngọng, đọc sai, chưa rõ lời, có trẻ thì nhận thức chậm.... tôi đã tự mình suy nghĩ và nghiên cứu: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được tốt hơn, giúp trẻ dễ hiểu và tiếp thu nhanh, tạo hứng thú cao với trẻ luôn làm tôi suy nghĩ và chăn trở. Về việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ hình thành nhân cách ban đầu. Thông qua tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Qua đó trẻ thích được học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn phát triển ngôn ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu hoàn chỉnh, đủ ý, rèn luyện cách nói năng mạch lạc, giúp trẻ tập kể chuyện, đọc thơ có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo. Năm học 2021-2022 tình hình dịch covid - 19 diễn biến vô cùng phúc tạp dẫn đến học sinh không thể đến trường vì vậy sự nhận thức của trẻ còn hạn chế. Nên việc hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi học tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 là rất cần thiết và quan trọng. Vì thế trong mùa dịch Covid-19 kéo dài thì gia đình, cô giáo là có trách nhiệm hỗ trợ trẻ trong việc hướng dẫn trẻ học. Điều đó đã khiến tôi trăn trở, suy nghĩ, học hỏi để tìm ra biện pháp dạy trẻ, chính vì vậy tôi đã chọn để nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
1 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Bác hồ kính yêu đã từng nói trẻ mầm non như một trang giấy trắng vì vậy cần được chăm sóc và giáo dục để phát triển óc sáng tạo, hình thành nhân cách trẻ Văn học là một hoạt động vô cùng quan trọng, bởi nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ suốt đời. Như chúng ta đã biết, từ khi còn trong nôi đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết đọc, biết viết thì văn học là chiếc cầu nối để ngôn ngữ của trẻ phát triển. Từ câu hát ru của mẹ, câu ca dao của bà, chuyện kể của cô giáo sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập. Ngoài ra văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, văn học phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo. Trẻ hiểu biết về vẻ đẹp tự nhiên đó là thế giới của loài cây, loài hoa, của các loài vật qua các câu chuyện, bài thơ. Các tác phẩm văn học miêu tả cuộc sống xã hội của chúng ta, giúp trẻ biết về các mối quan hệ: Trong gia đình, ngoài xã hội, trẻ tìm thấy ở đây điều hay, lẽ phải trong ứng xử hằng ngày. Ở lớp tôi phụ trách, tôi thấy vẫn còn trẻ chưa hứng thú với hoạt động kể chuyện, đọc thơ, nhiều trẻ nói ngọng, đọc sai, chưa rõ lời, có trẻ thì nhận thức chậm.... tôi đã tự mình suy nghĩ và nghiên cứu: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được tốt hơn, giúp trẻ dễ hiểu và tiếp thu nhanh, tạo hứng thú cao với trẻ luôn làm tôi suy nghĩ và chăn trở. Về việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ hình thành nhân cách ban đầu. Thông qua tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Qua đó trẻ thích được học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn phát triển ngôn ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu hoàn chỉnh, đủ ý, rèn luyện cách nói năng mạch lạc, giúp trẻ tập kể chuyện, đọc thơ có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo. Năm học 2021-2022 tình hình dịch covid - 19 diễn biến vô cùng phúc tạp dẫn đến học sinh không thể đến trường vì vậy sự nhận thức của trẻ còn hạn chế. Nên việc hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi học tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 là rất cần thiết và quan trọng. Vì thế trong mùa dịch Covid-19 kéo dài thì gia đình, cô giáo là có trách nhiệm hỗ trợ trẻ trong việc hướng dẫn trẻ học. Điều đó đã khiến tôi trăn trở, suy 3 giúp trẻ lớn khôn thành người. Nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch tại nhà” để thực hiện trong năm học này. II. Cơ sở thực tế 1.Thuận lợi Được sự chỉ đạo sát xao của Phòng Giáo dục Huyện Phúc Thọ về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên. Bản thân được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng chuyên môn và được nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi được học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, học tập qua zoom, chúng tôi được học bồi dưỡng chuyên môn của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo mở. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ. Có khả năng tạo các bài giảng điện tử thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. Năm học 2021-2022 với phương trâm trẻ không đến trường nhưng không ngừng học nhà trường đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đây là những điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức tốt hoạt động. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất. Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy vào hoạt động vui chơi của trẻ phù hợp với trẻ để trẻ hoạt động dễ dàng. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thì xây dựng cho mình các biện pháp hữu hiệu khi dạy trẻ và đạt kết quả dạy học cao đáp ứng nhu cầu hiện nay. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi bản thân tôi còn gặp phải những khó khăn sau: Do tình hình dịch covid diễn biến phức tạp nên trẻ không đến trường vì vậy mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều, việc dạy trẻ và quản lý trẻ còn gặp nhiều khó khăn. 5 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy khả năng cảm thụ văn học của trẻ còn nhiều hạn chế, còn nhiều cháu chưa hiểu về nội dung của câu truyện, đọc thơ chưa diễn cảm, diễn tả lại ngôn ngữ của nhân vật vẫn chưa lưu loát và chưa đúng với giọng của nhân vật. Cũng có khi cháu hiểu nội dung, ghi nhớ được tác phẩm nhưng khả năng đọc hay kể diễn cảm còn chưa tốt. Khả năng tiếp xúc và làm quen với tác phẩm văn học của trẻ mầm non còn non nớt, các bé đọc thơ và kể lại chuyện rất kém, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học ở các bé còn nhiều hạn chế, các bé chưa có đầy đủ kiến thức để học các tác phẩm văn học, tiếp thu còn chậm. Nhiều bé còn không chú ý là cô giáo mình đang dạy bài gì?, kể chuyện gì?, Nên khi cô giáo hỏi còn không nói được tên bài thơ, hay tên câu truyện mà cô giáo vừa dạy. Đa số các bé tiếp thu bài còn chưa đồng đều. III . Biện pháp thực hiện. 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức bản thân, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động làm quen văn học. Đây là một bước quan trọng do đó tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến hoạt động làm quen văn học như: Nội dung, các thuật ngữ đặc trưng của hoạt động để có thể truyền thụ kiến thức tới trẻ một các chính xác, hứng thú và dễ hiểu nhất. Kết hợp với bạn bè đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường để cùng trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những ý tưởng sáng tạo của bạn trong cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học. Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng nội dung trong chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi, khả năng thực tế của trẻ trong lớp và hoàn cảnh thực tế trước diễn biến dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp. Tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung của lớp mình sao cho phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các sự kiện. Khi lập được kế hoạch rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện. Một vấn đề nan giải ở đây đó là khi xây dựng kế hoạch trên, tôi còn phải lựa chọn những hình thức xây dựng video để gửi đến trẻ. Với mỗi thể loại thì tôi sẽ 7 nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ. Tôi xác định tác phẩm sắp dạy thuộc thể loại nào. Ngoài ra, cần phải xác định nhịp ngắt, nghỉ trong mỗi câu thơ. Ví dụ: Bài thơ “Cảm ơn” Sáng /thỏ con/ đi học Không may/ rơi/ bút chì Học/ chữ cái /tập tô Thỏ con /buồn /muốn khóc,... Vần và ngắt nhịp cùng với các yếu tố khác như cách sử dụng từ, cách tổ chức đối ý, đối lờitạo nên nhịp điệu trong thơ. Ngoài việc tìm hiểu bài thơ, câu chuyện như trên đã nói, với các truyện thơ dành cho trẻ như: “Tích chu, Gấu con chia quà, ba cô tiên, sự tích qua dưa hấu, dê con nhanh trí” con đường của bé, tôi đã tìm hiểu trong bài thơ, câu chuyện đó những câu nào thể hiện đối thoại giữa các nhân vật, câu nào là lời dẫn, phải phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật, định giọng cho phù hợp. Ví dụ: Truyện “Cáo thỏ và gà trống” đoạn đầu và đoạn cuối của truyện là những lời dẫn truyện, đoạn từ câu: “Một bác gấu đi qua” đến “ta vác hái trên vai, đi tìm cáo gian ác, cáo ở đâu ra ngay ” là đối thoại giữa 4 nhận vật. Sau khi nghiên cứu kỹ tác phẩm thì tôi cần chuẩn bị kỹ giáo án để thực hiện làm sao thu hút trẻ hứng thú làm quen với tác phẩm văn học, từ đó xác định yêu cầu cần đạt là gì. Ví dụ: với đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “xe cần cẩu” Về kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, nắm được nội dung bài thơ. Về kỹ năng: Trẻ trả lời to, rõ ràng câu hỏi cô đưa ra Về thái độ: Trẻ hứng thú đọc thơ Hay cùng với đề tài đó trẻ đã biết thì yêu cầu đưa ra: Về kiến thức: Trẻ biết nội dung câu chuyện, thuộc thơ Về kỹ năng: Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ, trả lời câu hỏi to rõ ràng. Về thái độ: Trẻ biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác khi gặp nạn. 9 3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin khi xây dựng video bài giảng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao chất lượng học tập của trẻ tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu dạy học truyền thống. Để cho trẻ hứng thú làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây tôi thường sử dụng tranh minh hoạ, con dối khâu bằng nỉ, những đồ dùng tự làm bằng bìa, xốp, dối bao tay, dối que, ... làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay thì việc ứng dụng cộng nghệ thông tin vào giờ học mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy tôi đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Ví dụ: Có những bài giảng tôi chụp, cắt, chọn những hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp đã tạo ra hứng thú của trẻ. Tôi đã chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hứng thú hơn cho trẻ như truyện tích chu, giọt nước tí xíu, .. Ví dụ: Khi kể chuyện lần 3: Ai cũng biết trẻ rất thích xem phim hoạt hình, chính vì vậy tôi đã lồng tiếng vào nhận vật hoạt hình trong câu chuyện. Trẻ nghe và xem rất hứng thú. Ví dụ: Tôi xây dựng bài giảng điện tử Với câu chuyện “giọt nước tý xíu” tôi đã xây dựng một đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, kết hợp giọng kể của mình vào chuyện để cho trẻ nghe, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các hiện tượng tự nhiên kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú, trẻ dễ nhớ nội dung truyện. Việc lựa chọn những kiến thức trọng tâm của chương trình để truyền đạt đến học sinh, chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung các nhiệm vụ được giao cho học sinh đảm bảo tính vừa sức, không mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học” giữa cô và trò đã mang lại hứng thú cho trẻ khi tham gia học trực
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_4_5_tuoi_l.doc