SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Là một giáo viên dạy lớp 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy: Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được đó là phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để truyền tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán, tôi nhận thấy muốn cho trẻ tham gia hoạt động đạt hiệu quả cao ngoài việc duy trì các phương pháp dạy học truyền thống thì việc áp dụng phương pháp mới đặc biệt là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức một cách tự nhiên, hấp dẫn, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, trẻ tham gia các hoạt động tự nguyện và hào hứng, trẻ có thời gian suy nghĩ, phán đoán và suy luận, trẻ tự lựa chọn, quyết định và thực hiện đến cùng nhiệm vụ của mình.
Bản thân tôi đã tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và tìm tòi để làm sao tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo, đổi mới hình thức trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán qua áp dụng quan điểm, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Những hiệu quả đạt được từ khi vận dụng sáng tạo và tổ chức thành công nhiều tiết dạy thao giảng, tập huấn, chuyên đề, hoạt động học, hoạt động hàng ngày đã thúc đẩy quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ trở nên hấp dẫn và phong phú hơn. Quá trình thực hiện áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp tôi đúc rút được một số kinh nghiệm và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Mong rằng từ những biện pháp nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực và đạt được hiệu quả hơn.
Bản thân tôi đã tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và tìm tòi để làm sao tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo, đổi mới hình thức trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán qua áp dụng quan điểm, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Những hiệu quả đạt được từ khi vận dụng sáng tạo và tổ chức thành công nhiều tiết dạy thao giảng, tập huấn, chuyên đề, hoạt động học, hoạt động hàng ngày đã thúc đẩy quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ trở nên hấp dẫn và phong phú hơn. Quá trình thực hiện áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp tôi đúc rút được một số kinh nghiệm và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Mong rằng từ những biện pháp nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực và đạt được hiệu quả hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
thấy muốn cho trẻ tham gia hoạt động đạt hiệu quả cao ngoài việc duy trì các phương pháp dạy học truyền thống thì việc áp dụng phương pháp mới đặc biệt là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức một cách tự nhiên, hấp dẫn, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, trẻ tham gia các hoạt động tự nguyện và hào hứng, trẻ có thời gian suy nghĩ, phán đoán và suy luận, trẻ tự lựa chọn, quyết định và thực hiện đến cùng nhiệm vụ của mình. Bản thân tôi đã tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và tìm tòi để làm sao tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo, đổi mới hình thức trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán qua áp dụng quan điểm, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Những hiệu quả đạt được từ khi vận dụng sáng tạo và tổ chức thành công nhiều tiết dạy thao giảng, tập huấn, chuyên đề, hoạt động học, hoạt động hàng ngày đã thúc đẩy quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ trở nên hấp dẫn và phong phú hơn. Quá trình thực hiện áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp tôi đúc rút được một số kinh nghiệm và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Mong rằng từ những biện pháp nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực và đạt được hiệu quả hơn. 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài: 1.2.1. Điểm mới của đề tài: Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non có cơ sở phù hợp với trẻ và đã mang lại hiệu quả cao bởi các biện pháp tôi đưa ra kích thích được ở trẻ sự lắng nghe, quan sát, tư duy, phân tích và trẻ được thực hành trải nghiệm, tích lũy kiến thức. Tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động và tạo môi trường cũng như đưa trò chơi vào trong tổ chức hoạt động để trẻ được “Học bằng chơi, chơi mà học”. Bằng các thủ thuật, trò chơi ôn luyện cũng như mọi lúc mọi nơi để rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin của trẻ. Đề tài tập trung vào những mặt đã làm được, đề xuất những hình thức mới mà giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán có hiệu quả mà phương pháp truyền thống trước đây chưa làm được. 1.2.2. Phạm vi áp dụng: 2 Phương pháp dạy truyền thống cô truyền thụ kiến thức trẻ làm theo không làm trẻ hứng thú. Đầu năm học này tôi đã tổ chức một số hoạt động cho trẻ làm quen với toán qua đó tôi nhận thấy rằng một số trẻ chưa tự giác, chưa hứng thú tham gia vào hoạt động hoặc tham gia không tích cực, cụ thể: Tổng số trẻ Trẻ hứng thú Trẻ chưa hứng thú 31 20/31 chiếm 64,5% 11/31 chiếm 35,5% Nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai đặc biệt là áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ tham gia hoạt động hiệu quả hơn. 2.2. Một số giải pháp: 2.2.1. Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Phải nói rằng việc tự học hỏi để nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp là điều đặt lên hàng đầu cho mỗi giáo viên. Hiểu rõ điều đó, bản thân tôi đã tranh thủ mọi cơ hội, điều kiện có thể để tìm tòi, học hỏi, sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau: Tham quan trường bạn, dự giờ, tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng trong đó mạng internet là một kênh thông tin phong phú cho những ai muốn góp nhặt kinh nghiệm cho bản thân. Luôn nắm vững đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi của trẻ để có các phương pháp tác động phù hợp, kích thích tính tò mò, hứng thú ở trẻ. Nghiên cứu chương trình GDMN mới để nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề của trường, của cụm,của phòng. Tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường, trong cụm như dự giờ, tham quan để rút những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nghiên cứu kỹ moduln 22: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức. Khi tổ chức cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán tôi luôn dành thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, thảo luận với chị em đồng nghiệp để đưa ra hình thức tổ chức hay nhất, phù hợp với trẻ và phù hợp với chủ đề hoạt động. 4 cao. Đặc trưng của trẻ là thích khám phá, vì thế đồ chơi cho trẻ phải an toàn, không gây thương tích cho trẻ. 2.2.3. Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tích cực tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong lớp. Ví du: Ngay từ đầu năm học, tôi đã đưa nội dung các hạng mục đồ dùng đồ chơi cần mua trong năm đặc biệt là các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán như các đồ dùng học tập (bút chì, tranh lôtô các loại, bộ đồ dùng học toán cho cô và trẻ, vở toán) để ban giám hiệu có kế hoạch chủ động trong việc trang cấp. Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng, mục đích sử dụng của đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động của trẻ ở lớp. Từ đó, phụ huynh sưu tầm các loại đồ dùng phế thải trong sinh hoạt hàng ngày đem tới lớp để giáo viên làm các đồ dùng cho trẻ như vỏ hộp sữa, các loại chai nhựa tái sử dụng vừa rẻ tiền, vừa hấp dẫn trẻ. 2.2.4. Xây dựng giờ dạy trên lớp theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. a. Thay đổi phương pháp dạy học: Thay đổi hương pháp dạy học cho trẻ là việc làm mấu chốt để giúp trẻ nâng cao hiệu quả việc cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán. Phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp giáo dục truyền thống như làm mẫu, quan sát, đàm thoại, thực hành, luyện tập mà nó kế thừa và phát huy hết những ưu điểm và khả năng có sẵn của phương pháp truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách khéo léo, hợp lý nhằm phát huy tối đa hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Cụ thể với việc tổ chức các hoạt động học cho trẻ làm quen với toán thay bằng các phương pháp cũ là cô làm mẫu sau đó trẻ làm theo hay trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô trước thì tôi lại cho trẻ làm theo ý thích trước, trẻ nêu ý tưởng, cả lớp thảo luận, cô chỉ là người khái quát, tổng hợp các ý tưởng, cách làm của trẻ. Sau đó mới trẻ thực hiện theo yêu cầu và luyện tập. Ví dụ1: Đề tài: “Chia nhóm đối tượng có số lượng 4 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau”. Tôi thực hiện áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm theo thứ tự sẽ như sau: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4. 6 Nếu như với các tiết dạy làm quen với toán theo các phương pháp truyền thống, chủ yếu trẻ hoạt động theo lớp đa số, thì với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm này, các tiết dạy tôi luôn đề cao hoạt động nhóm nhỏ để nhằm giúp trẻ biết chia sẻ, hợp tác, phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Ví dụ: Phần luyện tập của tiết “chia nhóm 4 đối tượng thành 2 phần khác nhau” chủ đề “Động vật”. Tôi tổ chức 2 trò chơi luyện tập. Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh. Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội hàng dọc khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên của đội luân phiên nhau chạy nhanh lên bảng chọn các con vật gắn vào cho đủ số lượng 4 hoặc tách ra theo yêu cầu của hình vẽ trên bảng (Lần 1: Cho trẻ lên gắn thêm các con vật thành nhóm có số lượng 4; Lần 2: Trẻ lên tách thành các con vật thành 2 nhóm cô đã gắn thẻ số sẵn). Trò chơi 2: Bé yêu học toán. Cách chơi: Cô chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm có nhiều ao với số lượng con vật là 4. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trao đổi, thảo luận để dùng sợi len chia đôi các ao thành 2 phần với nhiều cách khác nhau. Sau đó đại diện một bạn trong nhóm lên trình bày ý tưởng của đội mình. 2.2.5. Sáng tạo một số trò chơi ôn luyện, củng cố kiến thức toán học cho trẻ Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Trò chơi học tập được sử dụng trong quá trình dạy hoc cũng như hoạt động góc nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy trong các tiết học Toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động. Điều đặc biệt là các trò chơi được thiết kế rất đơn giản song có tính ứng dụng cao, chỉ cần thay đổi hình ảnh hoặc cách chơi là có thể tạo ra một trò chơi mới. Bên cạnh việc trẻ cùng cô làm đồ chơi học toán sẽ tăng hứng thú của trẻ khi tham gia chơi. Một số ví dụ trò chơi củng cố về số lượng và hình dạng đã từng được ứng dụng trong các giờ tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ: * Trò chơi củng cố về số lượng. 8 Chia thành các đội chơi thi đua nhau. Qua đó kích thích trẻ hăng say hoạt động, thích thú và tự nguyện thực hiện, các biểu tượng toán học cũng trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn. 2.2.6. Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen với toán với nhiều môn học khác nhau để gây hứng thú cho trẻ Để lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học đòi hỏi giáo viên có sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở nên rời rạc chắp vá. Trong một tiết học giáo viên có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác, như thế giáo viên tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ. Trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ, giáo viên nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ theo một khuôn mẫu nhất định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học. * Tích hợp với hoạt động Làm quen với văn học Những câu truyện, bài thơ, bài vè đôi khi sẽ là phương tiện hiệu quả để giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán. Tôi thường đưa các câu chuyện có yếu tố toán học vào, sau đó đàm thoại cùng trẻ, hoặc sử dụng rối hoặc các hình ảnh minh họa truyện để lồng ghép dạy trẻ học toán. Ví dụ: Sử dụng truyện “Câu chuyện về gia đình chim” để dạy trẻ về biểu tượng số lượng. Câu chuyện như sau: “Một ngày nọ, có hai con chim không biết bay từ đâu đến, đậu trên cành cây và làm tổ ở khu vườn nhà bé Bi. Một con đi tìm rơm, còn con kia ở lại xây tổ. Thấy vậy, bé Bi chạy ra sau nhà lấy mấy cọng rơm để xuống sân. Con chim sẻ kia hình như hiểu ý Bi, nó bay xuống dùng mỏ để gắp những cọng rơm, rồi nghiêng cánh cảm ơn. Vài ngày sau, con chim sẻ nọ đẻ được ba quả trứng nho nhỏ. Một tháng trôi qua, ba quả trứng nở thành ba chú chim non đáng yêu. Gia đình chim sẻ trở nên đông vui và hạnh phúc. Một ngày nọ, sau khi bay đi kiếm mồi cùng mẹ, một chú chim non vì mãi chơi nên bị lạc. Cả nhà chim sẻ rất lo lắng. May sao đến tối chim non được bác Chào mào đưa về. Cả nhà vui mừng rối rít. Chim non hứa lần sau sẽ không mãi chơi để bị lạc nữa. ” Sau khi kể cho trẻ nghe nội dung câu chuyện cô giáo có thể đưa những câu hỏi để trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện cũng như để trẻ học toán: Có bao nhiêu con chim sẻ lớn? Có bao nhiêu con chim sẻ con? Có tất cả bao nhiêu chú chim? 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_4_5_tuoi_l.doc