SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen văn học
Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục. GDMN thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi với mục tiêu “Phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện…”. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non thì hoạt động “ Làm quen với văn học” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã gieo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc, lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên xã hội cho trẻ.
Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ… Văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp.
Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận, làm quen với văn học thường phải qua trung gian là cô giáo (ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với văn học còn nhiều hạn chế. Phương pháp tổ chức các hoạt động học của cô còn chưa thật sự đa dạng phong phú, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ dẫn đến trẻ hoạt động chưa tích cực và điều quan trọng là trẻ chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của mình. Trẻ ghi nhớ tác phẩm mang tính hình thức chứ chưa cảm nhận và ghi nhớ sâu được nội dung của tác phẩm.
Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ… Văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp.
Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận, làm quen với văn học thường phải qua trung gian là cô giáo (ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với văn học còn nhiều hạn chế. Phương pháp tổ chức các hoạt động học của cô còn chưa thật sự đa dạng phong phú, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ dẫn đến trẻ hoạt động chưa tích cực và điều quan trọng là trẻ chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của mình. Trẻ ghi nhớ tác phẩm mang tính hình thức chứ chưa cảm nhận và ghi nhớ sâu được nội dung của tác phẩm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen văn học
Giải pháp thứ ba: Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học 3 bằng nhiều hình thức 18 Giải pháp thứ tư: Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi sáng 4 tạo phục vụ hoạt động làm quen văn học 28 Giải pháp thứ năm: Sưu tầm sáng tác, lồng ghép các bài 5 ca dao đồng dao vào trong các hoạt động 30 Giải pháp thứ sáu: Làm tốt công tác tuyên truyền phối 6 hợp với phụ huynh 33 Chương III Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của SK 35 Phần 3: KẾT LUẬN 1 Những vấn đề quan trọng nhất đề cập đến của SKKN. 39 Hiệu quả thiết thực của SKKN nếu được triển khai, áp 2 40 dụng trong đơn vị, ngành. 3 Kiến nghị với các cấp quản lý 41 Phần 4: PHỤ LỤC 1 Tài liệu tham khảo 43 2 Ảnh minh họa 2 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của Sáng kiến Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục. GDMN thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi với mục tiêu “Phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện”. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non thì hoạt động “ Làm quen với văn học” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã gieo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc, lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên xã hội cho trẻ. Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ Văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp. Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận, làm quen với văn học thường phải qua trung gian là cô giáo (ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với văn học còn nhiều hạn chế. Phương pháp tổ chức các hoạt động học của cô còn chưa thật sự đa dạng phong phú, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ dẫn đến trẻ hoạt động chưa tích cực và điều quan trọng là trẻ chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của mình. Trẻ ghi nhớ tác phẩm mang tính hình thức chứ chưa cảm nhận và ghi nhớ sâu được nội dung của tác phẩm. 4 Thứ nhất: Các giải pháp mang tính toàn diện, phù hợp với nội dung chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế của lớp, nhà trường và địa phương. Thứ hai: Hình thức giáo dục linh hoạt, đa dạng, phong phú có tính xã hội hóa giáo dục cao. Thứ ba: Điểm mới cơ bản là tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục cho trẻ làm quen với văn học nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thấy tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen văn học. Từ đó cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu sâu sắc hơn về vai trò hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 Tuổi. Từ sự chuyển biến nhận thức tạo nên sự đồng thuận tích cực tham gia vào hoạt động Làm quen văn học cho trẻ một cách tự nguyện và hứng thú. Các giải pháp mang tính cụ thể, gần gũi phù hợp với trẻ, đáp ứng yêu cầu cần đạt theo nội dung chương trình giáo dục mầm non. Tạo ra những cơ hội tốt nhất cho trẻ phát huy khả năng chủ động sáng tạo một cách triệt để đó là sẽ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức. - Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị vào tháng 8 năm 2019 * Ưu điểm nổi bật của Sáng kiến - Giúp giáo viên sử dụng các phương pháp cho trẻ làm quen văn học một cách sáng tạo, linh hoạt. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc dưới nhiều hình thức tổ chức hoạt động như kể chuyện, đọc thơ theo tranh minh họa, rối tay, trò chơi đóng kịch. - Phát triển tư duy, sự sáng tạo của trẻ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo - Xây dựng hệ thống các bài đồng dao cải biên đưa vào các hoạt động. 3. Đóng góp của Sáng kiến Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen văn học” đã góp phần: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Nâng cao khả năng diễn đạt ý muốn của trẻ qua ngôn ngữ của bản thân. 6 II - Những thuận lợi và khó khăn 1. Thuận lợi Bản thân luôn được đón nhận sự quan tâm sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường; sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, của chị em đồng nghiệp; sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ trẻ. Nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân tôi luôn tích cực học tập, có tinh thần cầu tiến, học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật kiến thức mới nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, tích cực tham gia phối hợp trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khó khăn Qua thực tế trong quá trình thực hiện chuyên môn về năng lực một số giáo viên trẻ còn nhiều hạn chế, ngôn ngữ giọng điệu của một số giáo viên chưa thu hút trẻ. - Giáo viên đã đưa các nội dung giáo dục tích hợp khác vào tiết dạy, tuy nhiên còn sơ sài, gò bó hoặc chưa phù hợp với từng nhân vật trong tác phẩm văn học. Về đồ dùng giảng day đôi khi còn chưa hợp lý, nên sự thu hút của trẻ vào trong giờ học còn kém dẫn đến chất lượng làm quen văn học còn chưa cao. - Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. - Trẻ chưa diễn đạt được mong muốn nhu cầu của mình bằng các câu đơn, câu ghép. Chưa biết cách đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, nhiều trẻ còn nói ngọng. - Một số trẻ chưa qua lớp 3 - 4 tuổi, trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc nên khi đến trường là môi trường hoàn toàn xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa tự tin giao tiếp, bày tỏ mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. 8 Qua khảo sát giáo viên cho thấy: Đa số giáo viên đã nhận thức đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, nội dung hoạt động cho trẻ làm quen văn học. Nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm sinh lý, phát triển ngôn ngữ của trẻ. Một số giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ làm quen văn học. Bên cạnh đó vẫn còn không ít giáo viên chưa xác định được mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, nội dung cho trẻ làm quen với văn học. Chưa nắm bắt được đặc điểm sinh lý, phát triển ngôn ngữ của trẻ trong trường mầm non. Một số giáo viên còn hạn chế về sự linh hoạt sáng tạo trong phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen văn học. 3.2. Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm học Nội dung Đầu năm STT Số Đạt Tỷ lệ trẻ 1 Khả năng chú ý, tích cực 26 11/26 42% tham gia hoạt động 2 Trẻ thể hiện ngôn ngữ, giọng 26 9/26 35% đọc phù hợp. 3 Đọc thơ, đồng dao diễn cảm, 26 10/26 37% đúng nhịp điệu 4 Khả năng phát âm chuẩn 26 10/26 38,5% 5 Khả năng diễn đạt câu rõ 26 12/26 46% ràng, mạch lạc Qua khảo sát các nội dung trên trẻ kết quả còn hạn chế, giáo viên chưa có sự sáng tạo, linh hoạt, đổi mới phương pháp khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học nên kết quả tỉ lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động chưa được cao. Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ phù hợp, đọc thơ đồng dao đúng nhịp điệu, khả năng phát âm chuẩn, khả năng diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc còn nhiều hạn chế. 10 Như vậy có thể thấy nhà trường đã rất quan tâm đầu tư nâng cao CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục cho trẻ làm quen văn học. Do điều kiện kinh phí hạn chế nên số lượng đồ dùng, thiết bị phục vụ cho hoạt động CSGD trẻ còn thiếu. Diện tích phòng học nhỏ dẫn đến việc tổ chức hoạt động làm quen văn học cho trẻ còn hạn chế. Tìm hiểu thực trạng tại trường mầm non Châu Phong cho thấy nhà trường có rất nhiều thuận lợi. Ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ làm quen văn học. Nhà trường đã quan tâm đầu tư CSVC, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ các hoạt động. Đội ngũ giáo viên năng động nhiệt tình có trình độ đào tạo trên chuẩn cao. Đa số giáo viên đã nắm được mục tiêu, ý nghĩa, vai trò hoạt động giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với văn học. Nhưng trong quá trình tìm hiểu vẫn còn khá nhiều những hạn chế đó là: Đồ dùng, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhà trường hiện nay. Trình độ giáo viên không đồng đều dẫn đến khả năng nhận thức về mục tiêu, vai trò việc cho trẻ làm quen văn học chưa đầy đủ. Giáo viên còn lúng túng khi tuyên truyền vận động nhân dân và PHHS tham gia các hoạt động. Một số giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc kết hợp các phương pháp và các hình thức trong chăm sóc giáo dục trẻ. Những hạn chế trên làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của việc nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi LQVH. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 Tuổi làm quen văn học đã thôi thúc tôi tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại trên, nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 Tuổi làm quen với văn học. 12 Để có thể giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ, truyện người giáo viên phải biết cảm thụ tác phẩm. Sự khác biệt rõ nét giữa ngôn ngữ thơ, truyện và ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày là nhịp điệu, giọng kể của các nhân vật trong truyện, các tình huống xảy ra trong truyện làm cho sắc thái giọng kể thay đổi. Muốn xác định đúng giọng đọc, kể diễn cảm cũng như cảm nhận nội dung tác phẩm tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tập đọc, kể cho diễn cảm, chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt gò bó. Khi đọc một bài thơ hay kể một câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ cô phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ, truyện, nhịp đọc, xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Bên cạnh đó tôi phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện. Khi kể thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến câu chuyện thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ và sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng kể của mình. Ví dụ: Trong câu chuyện “Dê con nhanh trí” khi kể giọng của dê mẹ dặn dê con thì giọng của giáo viên thanh, trong, nhẹ nhàng, tình cảm nhưng khi kể đến giọng con chó sói giả giọng kể của cô phải ồm ồm, nét mặt thể hiện sự gian xảo, lừa đảo. Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, đồng dao giọng cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Giọng đọc của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, đồng dao Ví dụ: Trong bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” đọc và ngắt nghỉ theo nhịp 2/2. Ba câu đầu với giọng nhẹ nhàng, đều: 14
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_4_5_tuoi_l.doc