SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường Mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD

Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ trong lớp, trong nhà trường, Bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc“Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để nâng cao sức khỏe cho trẻ. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Tham mưu với nhà trường xây dựng thực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường.
doc 43 trang skmamnon 17/02/2025 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường Mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường Mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường Mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD
 2
 Mẫu 01/SK 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Cấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại Lai
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 
4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD.”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 3. Tác giả sáng kiến: 
 - Họ và tên: Đoàn Thị Thoa
 - Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai. 
 - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh. ĐT: 0989288768.
 4. Các đồng tác giả: Không.
 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 - Tên chủ đầu tư: Đoàn Thị Thoa
 - Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai
 - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh.
 6. Các tài liệu kèm theo:
 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (Đóng 
trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK
 Đại Lai, ngày  tháng  năm
 Tác giả sáng kiến
 Đoàn Thị Thoa 4
dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Tham mưu với nhà trường xây dựng 
thực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đề xuất một 
số kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhà 
trường.
 7. Nội dung:
 7.1: Thuyết minh các giải pháp mới hoặc cải tiến:
 Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường:
 Theo sự chỉ đạo của nhà trường trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông 
qua kết quả cân đo, khám sức khỏe đầu năm của trẻ. Để các phụ huynh biết tỷ lệ 
nhẹ cân, thấp còi, ở lớp tôi rất cao. Sau buổi họp tôi tiếp tục trao đổi trực tiếp với 
từng phụ huynh có trẻ SDD, nắm bắt được tâm tư của từng phụ huynh. Từ đó tôi 
đã tuyên truyền với phụ huynh hiểu tác hại to lớn của bệnh SDD ở lứa tuổi mầm 
non như trẻ có cảm giác tự ti về ngoại hình nhỏ bé, và đặc biệt là trẻ chậm hơn 
so với trẻ bình thường, thực hiện các hoạt động khó khăn hơn, dẫn đến tâm lý 
lười vận động. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, trẻ rất dễ mệt mỏi, có cảm 
giác khó chịu trong học tập thường chậm chạp và tiếp thu kiến thức hay hoàn 
thành bài tập chậm so với các bạn trong lớp.
 Ngoài ra, cơ thể quá nhỏ bé sẽ làm trẻ luôn mệt mỏi, ể oải không có hứng 
thú để học tập, tâm lý trẻ trở nên tự ti, dần khép lại vì hay bị bạn bè trêu chọc, 
điều này có thể khiến bản thân mặc cảm, nặng hơn trẻ có thể bị trầm cảm, tự kỷ.
 Để phát huy vai trò tích cực của mình tôi tăng cường tìm hiểu tâm lý phụ 
huynh, gặp gỡ từng phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi, để đưa ra biện pháp 
tuyên truyền phù hợp. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh việc khuyến khích trẻ ăn 
đa dạng các nhóm thực phẩm, hạn chế cho trẻ ăn vặt như bánh kẹo ngọt, hướng 
dẫn việc lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ trong 
bữa ăn gia đình.
 Tập cho trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ và nên tập cho trẻ có thói quen 
năng vận động. Qua trao đổi tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng 
của việc chăm sóc khi trẻ nhẹ cân, thấp còi. Thường xuyên phối hợp giáo viên 6
gây nhàm chán giúp trẻ uống hết xuất của mình. Uống sữa đầy đủ, phối hợp với 
phụ huynh nâng cao chất lượng bữa ăn ở nhà cho trẻ.
 Biện pháp 4: Tham mưu lên thực đơn hàng ngày
 - Đối với chế độ ăn của trẻ phát triển bình thường thì rất dễ nhưng đối với 
trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi thì tương đối khó khăn. Bởi ngay từ đầu trẻ đã biếng 
ăn, không chịu ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chính vì điều này mà giáo viên 
phải dành rất nhiều thời gian để động viên trẻ, mặc dù vậy thì đây phải là một 
quá trình chứ không thể ép trẻ ngay được. 
 Tôi sẽ tham mưu với nhà trường lên thực đơn riêng đối với trẻ nhẹ cân, 
thấp còi. Cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng 
chất... theo nhu cầu trẻ 4-5 tuổi, trang trí làm sinh động các món ăn giúp trẻ ăn 
ngon miệng và hứng thú với việc ăn uống để trẻ tiếp tục tăng trưởng và phát 
triển. 
 Phối hợp với phụ huynh giảm đến mức tối đa đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn 
đặc biệt là mì tôm. Cho trẻ ăn tăng lên về sáng, giảm nhẹ về xế chiều đặc biệt 
không cho trẻ ăn bữa khuya. Đối với sữa thay vì sữa có đường thì cho trẻ uống 
sữa ít đường và dần dần sẽ thay bằng sữa không đường.
 Ngoài ra tôi cũng phối hợp với phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi bổ sung 
các bữa phụ nhằm giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao là những thức 
ăn giàu can xi, hoặc các chế phẩm từ sữa như yaourt, bánh flan...
 Trong các hoạt động lao động tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia lao động 
tự phục vụ, giúp đỡ cô giáo và các bạn như: sắp xếp bàn ghế, bát đũa trước và 
sau khi ăn.
 Bữa Trưa Bữa Chiều
 Cơm tẻ
 Cháo thịt gà
 Canh bí xanh gà
 THỨ 2
 Thịt gà, thịt lợn rim Sữa học đường
 Cơm tẻ
 THỨ 3 Mỳ bún nấu thịt
 Canh bí đỏ 8
 Trẻ SDD thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày khiến trẻ dễ mắc các 
bệnh trầm cảm. vì thế tôi luôn sát sao theo dõi các biểu hiện của trẻ tạo tâm lý 
thoải mái khi giao tiếp. 
 Tôi thường xuyên tổ chức khen thưởng cuối tuần cho cả lớp, riêng các 
hoạt động của các cháu nhẹ cân, thấp còi tôi luôn theo dõi và đưa ra những phần 
thưởng phù hợp với các cháu. 
 Biện pháp 6: Rèn luyện sức khỏe thông qua hoạt động mọi lúc mọi 
nơi.
 Trẻ em là mầm non của đất nước, sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn 
thịnh của đất nước tương lai. Trẻ SDD không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí 
tuệ hiện tại của trẻ mà còn quyết định đến sự phát triển sau này khi trẻ trưởng 
thành trẻ khỏe mạnh mới có thể học tập, mới có sáng tạo, mới có những đam mê 
để tạo dựng một tương lai tươi sáng. 
 Chính vì vậy, trên mỗi tiết học tôi luôn ưu tiên và quan tâm đặt biệt với 
những trẻ SDD ở lớp. Trên các tiết học thể chất tôi không chỉ chú ý phát triển 
các nhóm cơ tay đối với các giờ học vận động tinh mà mục tiêu giúp trẻ phát 
triển các nhóm cơ khác ở các giờ vận động thô. Tăng cường phát triển hệ xương, 
chiều cao của trẻ lớp tôi. 
 Với mục tiêu trên sau tiết học trẻ lớp tôi đa phần để thực hiện tốt các kỹ 
năng như đi chạy theo hiệu lệnh đều đạt yêu cầu, riêng trẻ nhẹ cân, thấp còi của 
lớp tôi được giảm số lượng vận động so với các bạn sức khỏe bình thường thông 
qua hình thức trò chơi nhẹ nhàng để trẻ nhẹ cân, thấp còi lớp tôi cảm thấy không 
chán nản, thích tham gia vào hoạt động trên.
 Ngoài các tiết học trên lớp. Tôi luôn vận động trẻ SDD lớp mình tích cực 
tham gia thể dục hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều 
môn hoặc chơi đùa vận động cùng các bạn hạn chế ngồi ì một chỗ. Như vậy, 
việc tập luyện trên, tôi đã giúp trẻ tiêu hao năng lượng để cơ thể muốn nạp năng 
lượng vào hơn, giúp trẻ muốn ăn hơn và trẻ khỏe mạnh hơn.
 * Kết quả của sáng kiến: 10
 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên)
 Nguyễn Thị Ngời Đoàn Thị Thoa
 12
 QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. Suy dinh dưỡng: SDD
2. Trường Mầm non: TMN
3. Sữa học đường: SHĐ
4. Trò chơi âm nhạc: TCÂN
5. Vệ sinh an toàn thực phẩm: VSATTP. 14
chí mới vào nghề và nhân viên bán trú làm hợp đồng ngắn hạn và một số phụ 
huynh thì kiến thức đó tích lũy được chưa thực sự nhiều. Chính vì vậy tôi đã 
nghiên cứu, tìm hiểu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 
tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”.
 Đối với các giải pháp mà tôi đã chọn cho các đề tài trước đây theo tôi thấy 
còn mang tính chung chung, hầu hết là dựa trên lý thuyết, để cho giáo viên áp 
dụng thì hiệu quả chưa thực sự cao, với tình hình thực tế hiện nay tôi quyết định 
nghiên cứu và đưa ra các biện pháp“nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi 
B2 lớp tôi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng”. Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó 
là công tác phối hợp với phụ huynh, với nhà trường để nâng cao chất lượng dinh 
dưỡng phù hợp với từng đối tượng suy dinh dưỡng.
 Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trong 
công tác chăm sóc trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và đảm 
bảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non Đại Lai huyện Gia Bình.
 Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với 
các giải pháp trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, 
đồng thời được áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với yêu 
cầu của đội ngũ giáo viên nhân viên trường mầm non trong xã hội hiện đại ngày 
nay.
 * Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi 
B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD” được áp dụng lần đầu của lớp 
tôi thời gian từ tháng 9 năm 2022.
 * Ưu điểm nổi bật: 
 + Bản thân tôi luôn thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ 
sinh an toàn thực phẩm, về công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân, 
thấp còi.
 + Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các 
bậc phụ huynh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức chăm sóc 
trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên 
truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân. 16
 Hình ảnh cổng trường mầm non Đại Lai
 a. Ưu điểm:
 Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và 
năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi 
sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt 
để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục 
cũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình 
thức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi 
và nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn 
vững sáng tạo trong các hoạt động dạy và học.
 Được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện Gia 
Bình, đặc biệt là sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp và 
của các bậc phụ huynh. Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi, nhiệt tình tâm 
huyết với nghề, tích cực tham khảo tài liệu, dự giờ và dạy mẫu rút kinh nghiệm 
cho bản thân.
 Năm trước tôi được phân công đang chủ nhiệm lớp 4 Tuổi B2 với số cháu 
là 29 cháu. Các cháu đều khỏe mạnh, cùng độ tuổi ham hiểu biết và rất nhạy 
cảm.
 Phòng học sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, khuôn 
viên trường học rộng rãi, không khí trong lành.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cham_soc_tre_4_5_t.doc