SKKN Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sen

Hoạt động tạo hình là hoạt động học tập mang tính chất nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức mang tính chất nghệ thuật đó thì hoạt động xé dán là một hoạt động khó đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, óc quan sát tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo.
Đối với trẻ 4-5 tuổi ở lớp tôi, tôi nhận thấy trong hoạt động xé dán còn có điểm hạn chế: Trẻ còn rất lúng túng nhiều khi có ý tưởng nhưng trẻ lại không biết thực hiện như thế nào, thêm vào đó đây là một hoạt động khó nên giáo viên chưa chú trọng tạo nhiều môi trường và tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ hoặc nếu có tổ chức thì chưa quan tâm đến yếu tố cá nhân. Đứng trước thực trạng như vậy, là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn băn khoăn tự hỏi mình phải làm thế nào để có hoạt động xé dán đạt hiệu quả cao, kỹ năng xé dán của trẻ ngày một tiến bộ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
Với mục tiêu giúp trẻ có kỹ năng xé dán tốt hơn và biết cách sắp xếp bố cục bức tranh cân đối hài hòa, trẻ tích cực hơn trong các hoạt động tạo hình, đặc biệt là hoạt động xé dán và phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
docx 22 trang skmamnon 11/11/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Sen
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN
 --------------- --------------
 Đề tài: 
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN KỸ NĂNG
 XÉ DÁN CHO TRẺ 4-5 TUỔI”
 (LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ)
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Hà
 Trình độ : Đại học 
 Số điện thoại : 0916934834
\\
 Năm học 2021 – 2022
 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hoạt động tạo hình là hoạt động học tập mang tính chất nghệ thuật, giúp trẻ 
nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ 
thuật, trong các hình thức mang tính chất nghệ thuật đó thì hoạt động xé dán là một 
hoạt động khó đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, óc quan sát tư duy, trí tưởng 
tượng sáng tạo.
 Đối với trẻ 4-5 tuổi ở lớp tôi, tôi nhận thấy trong hoạt động xé dán còn có 
điểm hạn chế: Trẻ còn rất lúng túng nhiều khi có ý tưởng nhưng trẻ lại không biết 
thực hiện như thế nào, thêm vào đó đây là một hoạt động khó nên giáo viên chưa 
chú trọng tạo nhiều môi trường và tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ hoặc nếu có tổ 
chức thì chưa quan tâm đến yếu tố cá nhân. 
 Đứng trước thực trạng như vậy, là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo 
dục trẻ tôi luôn băn khoăn tự hỏi mình phải làm thế nào để có hoạt động xé dán đạt 
hiệu quả cao, kỹ năng xé dán của trẻ ngày một tiến bộ. Vì vậy, tôi quyết định chọn 
đề tài “Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi” làm đề tài 
nghiên cứu của tôi.
 Với mục tiêu giúp trẻ có kỹ năng xé dán tốt hơn và biết cách sắp xếp bố cục 
bức tranh cân đối hài hòa, trẻ tích cực hơn trong các hoạt động tạo hình, đặc biệt là hoạt 
động xé dán và phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng 
tạo của trẻ.
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận 
 Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một phương tiện 
thẩm mỹ phát triển cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động 
học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán giúp trẻ phát triển các chức năng 
tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển 
được tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái 
đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà 
trường đối với từng nhóm lớp.
 Nhờ có hoạt động này mà trẻ có điều kiện được phát huy năng khiếu về hội 
hoạ. Do vậy, các cháu thường rất say mê khi đến giờ hoạt động tạo hình. Chính vì 
thế là một giáo viên mầm non tôi luôn mong muốn được nâng cao kiến thức của 
bản thân đồng thời góp phần bé nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo 
dục trẻ nơi mình công tác.
 1 tập trung và hay phá các bạn xung quanh, có những trẻ sức khỏe yếu nên học 
không tập trung và dẫn đến các kỹ năng của trẻ cũng hạn chế.
3. Tổ chức khảo sát:
 Trước khi thực hiện đề tài, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 
trên trẻ ở lớp Nhỡ B (4-5) tuổi do tôi phụ trách với 34 trẻ/lớp trong đó: Trẻ nam 
17 trẻ, trẻ nữ 17 trẻ để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng, thái độ trong các hoạt 
động của trẻ và từ đó có biện pháp hướng dẫn trẻ. Qua khảo sát đầu năm học kết 
quả như sau:
 Chưa
 Đạt
 đạt
 Tốt Khá T.bình
 TT Xếp loại kỹ năng trẻ
 Tổng Số TL
 Số TL Số TL Số TL
 số trẻ trẻ %
 trẻ % trẻ % trẻ %
 Trẻ hứng thú tham gia 
 1 34 19 55,9 14 41,2 1 2,9 0
 hoạt động xé dán
 2 Kỹ năng vận động tinh 34 7 20,6 10 29,4 18 52,9 8 23,5
 3 Kỹ năng xé dán 34 8 23,5 13 38,2 15 44,1 7 20,6
III. Các giải pháp thực hiện.
1. Luyện một số kỹ năng tinh hỗ trợ hoạt động xé dán cho trẻ
 Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ 
cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất.
 Trẻ em phát triển các kỹ năng vận động ở các mức độ khác nhau. Kỹ năng vận 
động tinh là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, 
ngón tay. Khả năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều 
loại đồ chơi, vật liệu.
 Một trong những kỹ năng vận động tinh mà trẻ cần phát triển bao gồm:
 + Mở, khum bàn tay: Bé nên thành thạo các động tác cong lòng bàn tay vào 
trong bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay, từ đó tiến 
đến kỹ năng quan trọng khác như viết, cởi quần áo và nắm
 + Sự khéo léo của bàn tay: Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay 
khác với nhau để nắm, gỡ
 + Phát triển sức mạnh trong cơ tay: Đây là khả năng thực hiện các động tác nhỏ 
bằng bàn tay, trong đó có sự phối hợp giữa đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa
 + Kỹ năng song song: Cho phép con sử dụng cả hai tay cùng một lúc
 3 + Thắt, buộc dây, cài cởi cúc áo để giúp trẻ rèn luyện phối hợp cơ ngón tay nhỏ
 + Vặn nắp chai để lực ngón tay mạnh hơn, khéo léo hơn
2. Một số kỹ năng xé cần thiết ở độ tuổi 4-5 tuổi.
 Ở độ tuổi mẫu giáo bé trẻ đã được làm quen với hoạt động xé dán, tuy nhiên 
kỹ năng xé dán còn đơn giản như: xé theo dải, xé vụn và khi lên độ tuổi mẫu 
giáo nhỡ kỹ năng xé dán của trẻ sẽ khó dần lên: xé theo đường thẳng, đường cong, 
lượn vì vậy tôi luôn cho trẻ luyện các kỹ năng xé cơ bản mọi lúc mọi nơi và theo 
các hình thức khác nhau từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 5 2.2. Xé giấy theo dải: là xé bấm nhích dần thành dải giấy dài phù hợp với mục 
đích sử dụng. 
 Ví dụ: Cho trẻ xé giấy thành dải dài, ngắn, to, nhỏ để dán thành bức tranh có 
nội dung và bố cục cân đối. Tôi sẽ vừa hướng dẫn vừa xé mẫu cho trẻ: cô sử dụng 
phần móng và đầu các ngón tay cái và tay trỏ để xé bấm nhích dần thành dải giấy 
dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau và cho trẻ dán thành tia nắng mặt trời, hàng rào, hoa 
có kiểu dáng khác nhau
2.3. Xé đường tròn: là xé bấm nhích dần để tạo thành hình tròn.
 Ví dụ: Những ngày đầu còn khó khăn tôi đã cho trẻ xé lượn vòng cung các 
hình đã được châm kim sẵn, sau đó cho trẻ xé lượn vòng cung các hình đã vẽ sẵn 
và cuối cùng khi trẻ đã có kỹ năng thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập gấp đôi 
mảnh giấy hình vuông có kích thước to, nhỏ khác nhau và xé lượn vòng cung để xé 
và dán thành con lật đật, chú gà con hay bông hoa, ông mặt trời
 7 nhưng thật ra chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, giúp trẻ húng thú hơn với 
các hoạt động học tập. Và thời gian để tổ chức hoạt động học rất ngắn nên tôi tận 
dụng và lồng ghép rèn kỹ năng xé dán cho trẻ không chỉ thông qua giờ tạo hình mà 
còn lồng ghép vào các lĩnh vực khác như: lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 Ví dụ: Lồng ghép xé dán vào môn văn học: Thơ đàn gà con. Sau khi học 
xong bài thơ đàn gà con cuối giờ học tôi cho trẻ về theo nhóm đề xé dán con gà 
con theo sự hiểu biết của trẻ: tôi hướng dẫn trẻ xé bấm nhích dần thành đường 
cong tròn, xé hình tròn nhỏ làm đầu, hình tròn to làm thân con gà. Hay như khi học 
xong bài thơ “Em yêu nhà em” tôi cho trẻ cùng xé dán một bức tranh tập thể về 
ngôi nhà: xé thân ngôi nhà là hình vuông, mái nhà tôi sẽ hướng dẫn trẻ gấp chéo 
hình vuông lại và xé sẽ được hình tam giác làm mái nhà
 9 3.4. Rèn kỹ năng xé dán thông qua hoạt động chiều
 Ở hoạt động chiều của các thời điểm đầu chủ đề và cuối chủ đề tôi đưa hoạt 
động xé dán vào để bồi dưỡng thêm kỹ năng xé dán cho trẻ từ dễ đến khó, từ cách 
xé đơn giản đến phức tạp, hoặc tôi sẽ hướng dẫn lại cho những trẻ còn lúng túng 
chưa thể hiện xong sản phẩm tạo hình của mình trên hoạt động học.
 Ví dụ: Khi sắp đến chủ đề “Thực vật, tết và mùa xuân” tôi và trẻ cùng trang 
trí cho mảng chủ đề của lớp bằng các bức tranh do cô và trẻ trực tiếp xé dán như 
hoa, lá, cây, cành đào cành mai: xé dải dài làm cành hoa, xé vụn làm cánh hoa 
hoặc xé nét cong lượn để tạo thành những bông hoa có hình dáng khác nhau
 11 bài tập xé dán cho trẻ có kỹ năng tốt và một bên là những bài tập dành cho những 
trẻ có kỹ năng chưa thành thạo.
 Ví dụ: Ở góc tạo hình cũng như một số góc khác như góc sách truyện, góc 
học tập tôi luôn để sẵn các loại giấy màu, giấy báo cũ, lịch cũ, hồ dán, khăn lau, rổ 
con để trẻ luôn có cơ hội thực hành xé dán; thêm vào đó tôi cũng chuẩn bị 1 quyển 
tranh mẫu của mình hoặc của các anh chị lớp trước để trẻ có thể tham khảo như tập 
tranh xé dán về hoa, tập tranh xé dán về con vật,tập tranh xé dãn về phương tiện 
giao thông
 13 + Đối với những cháu có năng khiếu không những tôi bồi dưỡng cho trẻ ở 
trên lớp thông qua các hoạt động hàng ngày như: cho trẻ kèm thêm các bạn yếu, 
cho trẻ thoải mái sáng tạo, cung cấp thêm cho trẻ các kiến thức mở rộng cần thiết 
để trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình.
 Ví dụ: Trẻ đang xé dán ô tô tôi gợi hỏi: Ô tô này sẽ chạy ở đâu con? Trên 
bầu trời có gì không? Hai bên đường có gì nào? Với những câu hỏi trên tôi đã phát 
huy thêm được khả năng sáng tạo cho trẻ.
 Không chỉ học qua cô mà tôi nhận thấy trẻ học qua trẻ dường như rất hiệu 
quả. Không chỉ là hoạt động xé dán mà trong nhiều hoạt động khác cũng như vậy. 
Tôi nhận thấy một nhóm trẻ ngồi cùng xé dán, vẽ, nặn trẻ vô cùng vui vẻ, thoải 
mái và cho nhiều sản phẩm đẹp. Vì vậy tôi luôn khuyến khích bạn giỏi hướng dẫn 
cho bạn yếu và luôn khuyến khích trẻ tự làm.
 15 Tóm lại, phối kết hợp với phụ huynh nhằm giúp trẻ hứng thú và tự tin vào rèn 
kỹ năng xé dán cũng là một biện pháp quan trọng. Bởi thông qua công tác tuyên 
truyền, trao đổi tận tình với phụ huynh thì phụ huynh sẽ hưởng ứng ủng hộ rất 
nhiệt tình đến lớp, và luôn dõi theo các hoạt động của lớp.
IV. Kết quả đạt được. 
 Sau khi vận dụng các biện pháp trên, đến nay kết quả đạt được như sau:
1. Đối với trẻ
 - Trẻ học được cách tập trung chú ý 
 - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
 - Trẻ sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể cũng như 
 các hoạt động học.
 Vì vậy, sau khi các con được rèn luyện kỹ năng xé dán, tôi có thể cho các con 
rèn kỹ năng dựa vào cơ sở vật chất của trường, của lớp, với những trẻ kỹ năng còn 
yếu tôi sẽ hướng dẫn lại từng trẻ trong giờ hoạt động góc hoặc giờ đón trả trẻ để 
cháu chậm sẽ tiếp thu những kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và không bị 
gò bó.
 Qua thực hiện “Một số biện pháp luyện kỹ năng xé dán cho trẻ 4-5 tuổi” kết 
quả đạt được như sau: 
 17

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_luyen_ky_nang_xe_dan_cho_tre_4_5_tuoi.docx