SKKN Một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và toàn xã hội luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em, nhưng đối với các cấp học khác, chương trình dạy cho trẻ được biên soạn và truyền tải theo hệ thống, vì trẻ đã có ý thức mà hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo; còn cấp học mầm non trẻ đang hoạt động vui chơi là chủ đạo, nên việc lồng ghép chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
Bên cạnh đó để mỗi giáo viên không chỉ học tập, thấm nhuần đạo đức phong cách của Người mà còn biết nhiều hơn nữa để giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “Làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ có đạo đức trong sáng, nhân nghĩa, lương thiện, thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng Bác Hồ, yêu quý bạn bè, người thân với những người xung quanh. Để lồng ghép “Nội dung giáo dục đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào trong các hoạt động có hiệu quả hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa vào nghiên cứu và thực hiện.
Bên cạnh đó để mỗi giáo viên không chỉ học tập, thấm nhuần đạo đức phong cách của Người mà còn biết nhiều hơn nữa để giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “Làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ có đạo đức trong sáng, nhân nghĩa, lương thiện, thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng Bác Hồ, yêu quý bạn bè, người thân với những người xung quanh. Để lồng ghép “Nội dung giáo dục đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào trong các hoạt động có hiệu quả hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa vào nghiên cứu và thực hiện.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
số 05 và Chỉ thị số 27 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục. Sở, phòng giáo dục đào tạo đã chỉ đạo theo hướng dẫn về việc “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tương tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong giáo dục mầm non”. Năm học 2019 - 2020 thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm theo tương tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong các hoạt động giáo dục của trẻ. Đối với một giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn, vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức lồng ghép giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi như thế nào để đạt được hiệu quả? Qua nhiều năm học tập tích luỹ kiến thức cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. * Điểm mới của đề tài: Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và toàn xã hội luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em, nhưng đối với các cấp học khác, chương trình dạy cho trẻ được biên soạn và truyền tải theo hệ thống, vì trẻ đã có ý thức mà hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo; còn cấp học mầm non trẻ đang hoạt động vui chơi là chủ đạo, nên việc lồng ghép chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó để mỗi giáo viên không chỉ học tập, thấm nhuần đạo đức phong cách của Người mà còn biết nhiều hơn nữa để giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “Làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ có đạo đức trong sáng, nhân nghĩa, lương thiện, thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng Bác Hồ, yêu quý bạn bè, người thân với những người xung quanh. Để lồng ghép “Nội dung giáo dục đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào trong các hoạt động có hiệu quả hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa vào nghiên cứu và thực hiện. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài. Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - xã hội, trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, được yêu chiều nhiều hơn, dẫn đến một số ít trẻ em từ ý thức đến hành động có dấu hiệu méo mó, lạch lạc về nhân cách. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố xung quanh làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Như vậy quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình, thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... Bên cạnh đó, trẻ mầm non đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển 2 so với nhu cầu thì vẫn còn nhiều thiếu thốn về các phương tiện như tủ sách, tranh ảnh Về phía giáo viên, trong thực tế hiện nay, do đặc thù của công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà chỉ phụ thuộc một số tài liệu ở trường. Qua khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về cách lồng ghép nội dung vào trong các hoạt động cuả trẻ, nên hiệu quả đạt chưa cao. Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, một tâm lý khác nhau. Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển nhân cách của trẻ trong gia đoạn này là rất đặc biệt cho cả cuộc đời của con trẻ, mà họ chỉ biết cho con ăn ngon, mặc đẹp, yêu chiều trẻ với nhiều hình thức khó hiểu. Chính vì vậy với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, tự tin để đưa ra một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”. * Khảo sát thực trạng: Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi tiến hành quan sát, đánh giá tính cách của trẻ, kết quả như sau: - Kết quả khảo sát tính cách của trẻ Một số tính cách của trẻ Số trẻ đạt Tỉ lệ % - Trung thực, thật thà 20/33 60,6% - Đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn 21/33 63,6% - Tự lập trong mọi hoạt động, mạnh dạn, hoạt bát 17/33 51,5% - Lễ phép, kính trọng 22/33 66,6% - Gìn gìn vệ sinh 19/33 57,6% * Từ kết quả khảo sát trên, tôi rút ra nhiều nguyên nhân như sau: - Thực tế hiện nay cho thấy chúng ta phải thừa nhận là trẻ con ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát nhanh nhẹn hơn. Nhưng khi trẻ thực hiện một điều gì dù sai hay đúng, nhiều lúc người lớn thường bỏ qua, làm tốt không khuyến khích, làm sai không chỉnh sửa, bố mẹ ít ai chú ý đến những hành động đó của trẻ, nhất là ở nông thôn. Lý do làm ăn kinh tế, hoặc kiếm sống đã đủ vất vả, nên ít giành thời gian kể chuyện về Bác cho trẻ nghe. - Hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa linh hoạt, trong các hoạt động giáo viên chưa mạnh dạn để lồng ghép, còn sợ sai, bị phê 4 * Giải pháp 2: Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày Đối với chủ đề: Trường mầm non. Dạy trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ bạn bè. Bác nói: “Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt”. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động trò chuyện về trường mầm non, cô hỏi trẻ: “Trong trường có những ai?” và để cho trẻ kể. Sau đó, tôi dạy trẻ: “Ngoài hai cô dạy các con, còn có các cô chú khác mặc dù không dạy nhưng vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo vệ trẻ như: chú bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, quét rác, dọn vệ sinh cho sân trường sạch sẽ, khi vui chơi không bị dơ quần áo; các con yêu quý chú thì các con phải bỏ rác đúng nơi quy định. Còn các cô dinh dưỡng thì nấu những bữa ăn ngon cho các con nên khi ăn, các con phải ăn hết suất cơm của mình, không làm rơi vãi, nếu rơi vãi thì nhặt lên bỏ vào dĩa. Cô y tế chăm sóc sức khỏe cho các con. Vì vậy cả lớp đều phải lễ phép, kính trọng, chào hỏi các cô chú ấy”. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời: “Quan sát cây xanh”, trước hết cho trẻ xem tranh: “Bác Hồ trồng cây vú sữa miền nam tặng Bác”, hoặc tranh chăm sóc cây ở quyển sách “Bé với 5 điêù Bác Hồ dạy”( đây là quyển sách năm học 2019- 2020 đưa vào thực hiện), tôi hỏi trẻ: “Bác Hồ đang làm gì?”, “Trồng cây để làm gì?”, “Để làm theo lời Bác dặn các con phải làm gì?”. Từ đó giáo dục trẻ làm theo lời Bác: biết yêu quý cây xanh, chăm sóc, bảo vệ cây. Như vậy chúng ta đã làm được điều mà Bác Hồ mong muốn. Đối với chủ đề: Bản thân Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ, để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị khi đến lớp. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu. Ví dụ: Khi đón trẻ xong, hoạt động thể dục là tôi rất chú trọng. Vì vậy tôi tổ chức thường xuyên cho trẻ luyện tập, đặc biệt chú ý đến những trẻ yếu, chậm, lười tham gia, các bài thế dục được thường xuyên thay đổi, bổ trợ lẫn nhau khoa học, có tính phát triển cao. Qua đó giáo dục trẻ: muốn được khỏe mạnh và làm theo lời dặn của Bác thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ sinh hằng ngày thật tốt. Khi hoạt động vệ sinh: Tôi dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị. Đối với chủ đề: Gia đình Trong chương trình có chủ đề các cháu được đón tết trung thu, tôi thường đọc cho trẻ nghe các bài thơ, bức thư Bác gửi cho các cháu nhân dịp Tết trung thu khi Bác còn sống cho trẻ: “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Thư nay Bác viết mấy dòng Gởi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương”. 6 cần cù, kiên nhẫn trong lao động, hăng say với công việc lao động. Đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành. Đối với chủ đề: Động vật Lúc còn sống, tuy bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian để chăm sóc những con vật của Bác nuôi. Tại ao cá nơi làm việc hàng ngày, Bác vẫn thường cho cá ăn hiện nay vẫn còn tại lăng Chủ tịch. Vì vậy, trong chủ đề này, buổi sáng đón trẻ tôi thường cho trẻ dạo chơi tham quan vườn cổ tích, trong vườn có ao cá trẻ được thích thú quan sát, qua đó tôi đã dạy trẻ biết yêu quý tất cả các con vật, bởi mỗi con vật đều có lợi ích, nét đáng yêu và môi trường sống riêng, do đó chúng ta cần phải bảo vệ, tạo môi trường sống và chăm sóc bảo vệ các con vật. Trong các bài thơ, câu chuyện, tôi giáo dục trẻ cho trẻ biết những con vật đáng yêu đều đem lại lợi ích riêng đối với con người nên chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng. Đối với chủ đề: Nước & Hiện tượng tự nhiên Đối với chủ đề này, tôi thường lồng ghép giáo dục trẻ thông qua các hình ảnh, nhờ có nước mà cây cối mới xanh tốt vạn vật mới sống được. Nếu không có nước sẽ không có sự sống của con người và con vật, qua đó cho trẻ xem nguồn nước sạch và ô nhiễm nguồn nước để trẻ so sánh biết tầm quan trọng của nước với cuộc sống hàng ngày. Từ đó trẻ hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên nước có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Sử dụng nước tiết kiệm không lảng phí, không xả nước để chơi. Giữ gìn vệ sinh cũng là tiết kiệm nước. Ngoài ra cho trẻ biết cây xanh rất quan trọng trong việc giữ nguồn nước, làm sống môi trường vì vậy phải trồng cây bảo vệ rừng; Ví dụ: Trẻ thao tác vệ sinh nếu trẻ xả nước mạnh và nhiều thì giáo viên kịp thời nhắc nhở trẻ xả nước vừa đủ, chống lãng phí, giáo dục trẻ tiết kiệm nướcNgoài ra cô giải thích cho trẻ hiểu sự liên kết các sự điều kiện thiên nhiên làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, con vật, cây cối và mọi hoạt động. Đối với chủ đề: Quê hương - Bác Hồ Đây là chủ đề mà trong các hoạt động tôi đã lồng ghép giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước, Bác Hồ kính yêu qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát như: Bài thơ “ Bác Hồ của em”, “Ảnh Bác”; câu chuyện: “Hai lần gặp Bác Hồ”, “Việc chi tiêu Bác Hồ”, “Quả táo Bác Hồ cho em bé”, “Bát chè sẻ đôi”. Ví dụ: Khi dạy bài thơ: “Bác Hồ của em”, “Ảnh Bác”, đàm thoại với trẻ cô hỏi: “Các con biết Bác Hồ là ai?”, “Bác dạy các con những điều gì?”, lúc đó trẻ đọc 5 điều Bác Hồ dạy. Qua đó giáo dục trẻ biết được tình cảm của Bác giành cho các cháu và mọi thế hệ người dân Việt Nam, vì thế các con phải biết làm theo 5 điều Bác dạy, yêu thương mọi người, học tập giỏi, tham gia các hoạt động, giúp đỡ các em nhỏ, luôn vệ sinh sạch sẽ và luôn thật thà trong mọi việc. Khi đọc chuyện: “Việc chi tiêu Bác Hồ, “ Quả táo Bác Hồ cho em bé”, “Bát chè sẻ đôi” cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ tự nói lên suy nghĩ của mìn: “Vì sao Bác vá đôi tất và chiếc áo lại?”, “Bác lấy quả táo sau đó cho ai?”, “Bác đã chia đôi bát 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_noi_dung_giao_duc_tam_guong.doc