SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết cảm nhận về nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú để tái hiện lại ở mức độ đơn giản. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng theo tư duy của mình nhất là với trẻ 4-5 tuổi độ tuổi đang tò mò, thích khám phá, tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế xung quanh chứa đựng biết bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu,.. chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ gây cho trẻ những rung động, xúc cảm, tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé,dán, cắt...) những kỹ năng dó rất cần thiết nó giúp trẻ hoàn thiện những sản phẩm nghệ thuật và phát triển các cơ ngón tay và bàn tay. Qua hoạt động tạo hình đã đóng góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cảm xúc, thẩm mĩ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hòa đồng, có tinh thần đoàn kết. Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đạt kết quả cao trong hoạt động tạo hình mà vẫn phù hợp với dặc điểm tâm lý trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.
Điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé,dán, cắt...) những kỹ năng dó rất cần thiết nó giúp trẻ hoàn thiện những sản phẩm nghệ thuật và phát triển các cơ ngón tay và bàn tay. Qua hoạt động tạo hình đã đóng góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cảm xúc, thẩm mĩ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hòa đồng, có tinh thần đoàn kết. Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đạt kết quả cao trong hoạt động tạo hình mà vẫn phù hợp với dặc điểm tâm lý trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.
Điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: “Trẻ em là mầm non của đất nước”. Bởi vậy, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em chính là góp phần xây dựng tương lai cho đất nước ngày một tươi sáng hơn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục - là cơ sở hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn tạo hình nói riêng là việc làm cần thiết để phát huy khả năng tưởng tượng và sự khéo léo của trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Nó tác động to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ chức năng tâm lý hình thành tình yêu ở trẻ đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp,... Hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc cảu đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Trẻ thích ngắm nhìn đồ vật , những bức tranh có màu sắc đẹp, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, trẻ luôn có những cảm xúc với những hiện tượng xung quanh nó mang lại những cảm xúc, ấn tượng mạnh mẽ đối với trẻ , thôi thúc trẻ muốn khám phá và sáng tạo ra cái đẹp. Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng đồ vật, hình tượng quen thuộc mà trước đó trẻ đã được tri giác giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng và hình thành nhân cách cho trẻ từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết cảm nhận về nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú để tái hiện lại ở mức độ đơn giản. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng theo tư duy của mình nhất là với trẻ 4-5 tuổi độ tuổi đang tò mò, thích khám phá, tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế xung quanh chứa đựng biết bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu,.. chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ gây cho trẻ những rung động, xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản 1/11 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề: Nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ và là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Đó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành tình yêu với cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Hơn nữa, đó lại là những sản phẩm do chính trẻ tạo ra. Chính vì thế, là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Đã nhiều năm dạy trẻ lứa tuổi 4 - 5 tuổi, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn tạo hình và đây cũng chính là môn dạy mà tôi yêu thích. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Tình trạng trước khi thực hiện đề tài: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường nơi tôi công tác. - Giáo viên trong lớp có trình độ đạt chuẩn, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. - Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. - Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình. * Khó khăn: Về phía trẻ: - Nhiều trẻ kỹ năng vẽ, nặn còn yếu, bài tạo hình chưa sáng tạo, chưa biết cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng màu, và chưa biết nhận xét tranh. - Một số trẻ còn mải chơi, không hứng thú tập trung chú ý trong giờ học. Về phía giáo viên: - Giáo viên không phải là người chuyên nghiệp chỉ chuyên về giảng dạy tạo hình. Việc tổ chức các giờ hoạt động chung của giáo viên còn gò bó, chưa có sự sáng tạo, chưa gây được sự hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, chưa biết cách hướng để trẻ thể hiện được sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo hình, chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ. 3/11 Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. - Tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn tham khảo, tham khảo thêm thông tin trên mạng các nội dung liên quan đến chuyên đề tạo hình để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, đồ chơi, cách cải tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ. - Thiết kế bài giảng (mỗi thể loại một bài) lấy ý kiến tham gia của ban giám hiệu, của tổ chuyên môn. - Mời ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn dự giờ các hoạt động chung theo bài giảng đã thiết kế để chỉnh sửa cho hoàn thiện. - Thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm để dạy tốt môn tạo hình. - Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ đạt hiệu quả. Biện pháp 3: Tạo môi trường tạo hình cho trẻ. - Để trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm đẹp, có sự sáng tạo thì điều quan trọng người giáo viên phải tạo được hứng thú hoạt động tạo hình với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú cho trẻ chính là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi trường tạo hình cần phải đảm bảo thẩm mỹ (đẹp , màu sắc sặc sỡ, các hình ảnh ngộ nghĩnh, và phải đa dạng về chủng loại). Đồng thời giáo viên cần phải luôn gợi mở để trẻ chú ý đến môi trường mà giáo viên đã tạo, và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí theo từng chủ đề để trẻ không bị nhàm chán. Sắp xếp góc tạo hình đẹp mắt, gọn gàng. Ví dụ 1: Trong lớp học với chủ đề: Thế giới động vật ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật mẫu to, mịn, đẹp có màu sắc như: cá, cua, gà, bò, lợn,... bày ở giá trưng bày sản phẩm hay treo tranh vẽ về các con vật để cung cấp kiến thức cho trẻ, khi trẻ vào góc chơi hay giờ đón, trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó và đặt câu hỏi như: Đây là con gì? Con vật này sống ở đâu?... Từ đó kích thích lòng ham muốn say mê tạo hình của trẻ. -> Vì vậy việc tạo môi trường tạo hình hấp dẫn cho trẻ là một việc rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Biện pháp 4: Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ. - Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ là khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa từ 25-30 phút, trẻ thường dễ chịu tác động từ bên ngoài (ngồi không ngay ngắn khi học, mất trật tự,..). Trong khi đó việc tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động là rất quan trọng. Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều 5/11 - Khi trẻ tham gia các hoạt động hằng ngày bất kể lúc nào có thể khơi gợi ý tưởng để trẻ thực hiện không nhất thiết phải ngay lúc đó mà khi nào có điệu kiện cho trẻ thực hiện. Ví dụ: Văn học: Kết thúc tiết học, cho trẻ vẽ hoặc tô mầu nhân vật trong truyện... Giáo viên vẽ những câu chuyện sáng tạo cho trẻ tô màu, khi trẻ tô màu trẻ được củng cố kỹ năng tô màu hơn nữa được quan sát kỹ tranh giúp trẻ có nhiều sang tạo hơn khi kể chuyện. Biện pháp 6: Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các sự kiện. Với tôi hoạt động tạo hình không chỉ là hoạt động học tập mà tôi còn muốn trẻ thể hiện tình cảm, cảm súc, cảm thụ cái đẹp của mình thông qua tác phẩm tạo hình đó. Một tác phẩm của trẻ khi hoàn thành ngoài việc làm theo yêu cầu của cô giáo hay ý thích của trẻ mà tôi còn muốn trẻ cảm nhận và thể hiện được ý nghĩa của nó. Và không thể bỏ qua những sự kiện ý nghĩa trong năm học, những ngày lễ ngày kỹ niệm như ngày sinh nhật của các bé hay những ngày lễ lớn: trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày phụ nữ Việt Nam 20-10, noel, tết, ngày phụ nữ thế giới 8-3, ngày quốc tế thiếu nhi đó là những động lực cho trẻ làm những món quà để tặng cho người trẻ thương yêu, những người mà trẻ quan tâm, hay để trang trí cho những ngày lễ trẻ sẽ hứng thú và làm một cách say mê. Ví dụ: Vào ngày 20/10, 20/11 ngày của bà của mẹ tôi gây hứng thú cho trẻ bằng những món quà ý nghĩa mà con có thể tặng cô, tặng mẹ, tặng bà,... những người mà trẻ yêu quý nhất. Biện pháp 7: Sử dụng nguyên vật liệu gần gũi, đẹp, phong phú. Muốn trẻ vẽ được một bức tranh đẹp thì đồ dùng của cô như tranh mẫu, vật mẫu, tranh gợi ý phải đẹp, chuẩn mang tính thẩm mĩ. Vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ thu hút bởi các màu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động. Những chất liệu để làm nên những sản phẩm mẫu của cô có thể rất gần gủi với trẻ hoặc là những chất liệu mới mà cô sưu tầm được. Dưới mắt trẻ cái gì cũng mới mẻ, cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Sự phong phú trong đồ dùng còn giúp trẻ thả sức mà sang tạo ra những sản phẩm của riêng mình, kích thích sự tìm tòi khám phát triển tư duy của trẻ. Vì lẽ đó, muốn thu hút trẻ vào giờ học vẽ, ngoài các bức tranh bằng màu nước, màu sáp, tôi còn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật, tranh dân gian, tranh Đông Hồ... và làm thêm nhiều tranh bằng các chất liệu khác nhau như: tranh vườn cây ăn quả bằng đất nặn, tranh ngôi nhà của bé bằng nguyên liệu thiên nhiên (như lá cây, các loại hạt ...), những vật liệu nhân tạo tranh chùa một cột bằng len, vải vụn, bằng hột hạt.... Những bức tranh đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc để trẻ quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích luỹ được nhiều cảm xúc, vốn 7/11 Ví dụ: Tôi cho trẻ cẩm sản phẩn của mình và ngồi xúm xít quanh cô sau đó tôi gọi từng trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình và các bạn khác nhận xét sản phẩm của bạn. cuối cùng cô giáo nhận xét tranh của cả lớp. Hoặc tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình trưng bày lên các giá cô đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ làm thành một triển lãm để cô và trẻ cùng tham quan triển lãm đó và cùng nhận xét sản phẩm của mình. Biện pháp 10: Biện pháp tuyên truyền phụ huynh. - Hình thức tuyên truyền: + Tuyên truyền trong giờ đón, trả trẻ. Ví dụ: Trong giờ đón, trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh về tác dụng của tạo hình đối với trẻ để từ đó khuyến khích phụ huynh sưu tầm những chai, vỏ hộp,... để cùng giáo viên làm ra những đồ dùng sáng tạo phục vụ cho các hoạt động diễn ra tại lớp của các con. + Tuyên truyền bằng các bài viết trước cửa lớp. Ví dụ: tôi đã viết một số bài viết về tác dụng của làm đồ dùng, đồ chơi từ chai, vỏ hộp,.. để mọi người có thể đọc và hiểu hơn về việc này. + Tuyên truyền bằng một số buổi giao lưu nhỏ với phụ huynh của lớp trong việc: “Nuôi con khỏe- dạy con ngoan” D. KẾT QUẢ: Qua các biện pháp nhằm kích thích trẻ sang tạo trong giờ học vẽ, trẻ tạo ra được nhiều bức tranh đẹp. Những sản phẩm của trẻ đã được dùng trang trí thay vào những bức tranh có sẵn. Không gian lớp đều được trang trí bằng sản phẩm của trẻ, mang dáng vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ. Không chỉ vậy những sản phẩm tạo hình của trẻ còn được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động hằng ngày của trẻ như học hành, vui chơi và là những món quà ý nghĩa để trẻ dành tặng cho những người thân, người bạn của mình. Có thể nói trẻ thực sự được sống trong thế giới riêng của mình. 1. Đối với trẻ: ( Bảng trang 13) Nhìn vào bảng so sánh kết quả truớc và sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình” ở lớp 4 tuổi số 4 cho thấy sự tiến triển rõ rệt. Trẻ có kỹ năng tạo hình đạt 90% tăng 40%, trẻ tập trung chú ý đạt 93% tăng 33%, trẻ biết cách nhận xét sản phẩm đạt 83% tăng 50%. Trong các tiết học tạo hình trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ vẽ và tô màu các bức tranh đẹp hơn, màu tô mịn hơn, màu sắc đẹp, tươi sáng bắt mắt. Biết thể hiện các kỹ năng để nặn, xé, dán các đồ vật, con vật thật ngộ nghĩnh đáng yêu. 9/11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_4_5_tuoi_hoat_dong_tich.doc