SKKN Một số biện pháp kết hợp phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học cho trẻ 4 tuổi

Hiện nay, khi CNTT phát triển mạnh mẽ thì việc trẻ được làm quen sớm với các phương tiện công nghệ là rất phổ biến, nhưng trên thực tế trẻ đã sử dụng CNTT đúng hay chưa? Nhất là khi trẻ lại đang phải nghỉ học tại nhà do dịch bệnh. Hay trẻ chỉ dùng để chơi các trò chơi của người lớn hoặc xem những vidieo không phù hợp với lứa tuổi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên ở trẻ trong lứa tuổi mầm non. Như chúng ta đã biết việc sử dụng CNTT sao cho đúng, sao cho có hiệu quả là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ lứa tuổi đang tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh nên trẻ dễ dàng lĩnh hội cả những kiến thức tốt, xấu trên các trang mạng xã hội. Chính vì vậy điều giáo viên cần làm chính là kết hợp với phụ huynh giúp trẻ sử dụng CNTT đúng mục đích, phù hợp với lứa tuổi thông qua các tiết học có chủ đích cung cấp kiến thức cho trẻ bằng những hình ảnh thực tế, đoạn vidieo mô tả hiện tượng, vidieo clip nói về nội dung bài học, các trò chơi phù hợp với trẻ tạo hứng thú giúp việc học tập của trẻ có hiệu quả hơn, khả năng tiếp thu bài nhanh hơn. Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng thông qua các trò chơi trải nghiệm trên máy tính, rèn cho trẻ khả năng nhanh nhạy, khéo léo và chủ động hơn.
doc 23 trang skmamnon 10/03/2025 331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp kết hợp phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học cho trẻ 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp kết hợp phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học cho trẻ 4 tuổi

SKKN Một số biện pháp kết hợp phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học cho trẻ 4 tuổi
 nghỉ học thì các phần mềm giáo dục trực tuyến đã ra đời để hỗ trợ cho công tác 
giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch như phần mềm Zoom Clown Meeting, các 
phần mềm hỗ trợ khác như Zalo, Facebook ... Với việc sử dụng các phần mềm 
này giáo viên có thể tạo bài giảng để trẻ chủ động học, có thể ghi lại lời bài 
giảng, quay vidieo cho trẻ quan sát thực tế, cắt ghép nhạc đúng yêu cầu bài học. 
Ngoài ra giáo viên có thể đưa bài giảng của mình lên giảng trực tuyến, gửi các 
bài học lên Zalo của lớp để phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ học mọi lúc, mọi 
nơi và giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Dù nghỉ học ở nhà thì trẻ vẫn có 
thể được học bài cùng cô, cùng bạn bè và nắm được các kiến thức cơ bản cũng 
như được ôn lại các bài đã học. Chính bởi những tính ưu việt đó, tôi đã chọn đề 
tài " Một số biện pháp kết hợp phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin 
trong các hoạt động học cho trẻ 4 tuổi" 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Hiện nay, khi CNTT phát triển mạnh mẽ thì việc trẻ được làm quen sớm 
với các phương tiện công nghệ là rất phổ biến, nhưng trên thực tế trẻ đã sử 
dụng CNTT đúng hay chưa? Nhất là khi trẻ lại đang phải nghỉ học tại nhà do 
dịch bệnh. Hay trẻ chỉ dùng để chơi các trò chơi của người lớn hoặc xem 
những vidieo không phù hợp với lứa tuổi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự 
nhiên ở trẻ trong lứa tuổi mầm non. Như chúng ta đã biết việc sử dụng CNTT 
sao cho đúng, sao cho có hiệu quả là những vấn đề được nhiều người quan tâm. 
Đặc biệt là với trẻ nhỏ lứa tuổi đang tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh 
nên trẻ dễ dàng lĩnh hội cả những kiến thức tốt, xấu trên các trang mạng xã hội. 
Chính vì vậy điều giáo viên cần làm chính là kết hợp với phụ huynh giúp trẻ sử 
dụng CNTT đúng mục đích, phù hợp với lứa tuổi thông qua các tiết học có chủ 
đích cung cấp kiến thức cho trẻ bằng những hình ảnh thực tế, đoạn vidieo mô 
tả hiện tượng, vidieo clip nói về nội dung bài học, các trò chơi phù hợp với trẻ 
tạo hứng thú giúp việc học tập của trẻ có hiệu quả hơn, khả năng tiếp thu bài 
nhanh hơn. Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng thông qua các 
trò chơi trải nghiệm trên máy tính, rèn cho trẻ khả năng nhanh nhạy, khéo léo 
và chủ động hơn.
 Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm 
sinh lý của trẻ mầm non, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục " Lấy trẻ làm Để giúp trẻ hoạt động tốt với các bài giảng điện tử một cách tích cực tôi 
đã suy nghĩ, chuẩn bị bài giảng, các hình ảnh thực tế, vidieo clip, âm thanh, các 
hiệu ứng phù hợp và đặc biệt là nghiên cứu để " Một số biện pháp kết hợp phụ 
huynh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học cho trẻ 4 tuổi" 
đạt hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt 
khác ở trẻ. Một bài giảng sử dụng CNTT có thể cho trẻ cái nhìn trực quan, sinh 
động, gần gũi với trẻ hơn trong bài học.
 2. Khảo sát thực trạng
 Trường mầm non nơi tôi công tác có 02 điểm trường với 16 nhóm lớp và 
tổng số 414 học sinh. Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn đạt thành tích cao 
trong các phong trào thi đua của cấp học Mầm non trong huyện và thành phố: Đạt 
danh hiệu tập thể tiên tiến xuất sắc cấp thành phố năm học 2011 - 2012, 2012 - 
2013; Năm 2013 trường đã được đón bằng công nhận “Trường chuẩn quốc gia”; 
danh hiệu “Đơn vị văn hóa”.Có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, có 
nhiều cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
 Dưới sự phân công của ban giám hiệu nhà trường năm học 2021 - 2022 
này tôi phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi. Qua tất cả các hoạt động học tập và 
vui chơi của các bé từ đầu năm học đến nay tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT 
vào trong giảng dạy và cũng là để tiếp nối những thành quả mà tập thể cán bộ 
giáo viên nhà trường đã làm được trong thời đại CNTT phát triển là rất hữu ích 
và cần thiết. Và nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 vẫn đang bùng 
phát như hiện nay thì việc ứng dụng CNTT trong việc giáo dục trẻ là vấn đề 
được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp kết 
hợp phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động học cho trẻ 4 
tuổi" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn các bạn nhỏ 
của tôi được học tập, vui chơi trong một môi trường lành mạnh, thân thiện và 
hiện đại.
 Trong quá trình khảo sát tại trường và tại nhóm lớp trong việc ứng dụng 
CNTT và xây dựng các bài giảng điện tử tôi nhận thấy được một số thuận lợi và 
khó khăn sau:
 2.1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo huyện , cũng như của 
các cấp, ngành, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã đầu tư, trang bị tốt về cơ sở - Về phía trẻ:
 - Một số trẻ yếu hay ốm do dịch bệnh chưa tham gia học một số hoạt động
 Nhận thức của trẻ không đồng đều.
 Một số trẻ do được bố mẹ nuông chiều nên sử dụng máy tính, điện thoại 
tự do mang tính phi giáo dục.
 Một số trẻ do điều kiện gia đình còn khó khăn nên việc tiếp xúc và sử 
dụng CNTT còn lúng túng và nhiều hạn chế.
Trẻ vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin ngại giao tiếp, trao đổi với cô.
 - Về phía phụ huynh: 
 Hầu hết các bậc phụ huynh đều quá lạm dụng các phương tiện công nghệ 
này chỉ để cho con họ không nghịch ngợm, quậy phá dẫn đến ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến sức khỏe cũng như nhân cách trẻ.
 Một số phụ huynh còn bận đi làm xa nên chưa dành nhiều thời gian 
hướng dẫn con học.
 Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của CNTT còn chưa đúng 
còn cho rằng việc đưa CNTT với trẻ còn mơ hồ chưa phù hợp.
 Phụ huynh chưa thực sự cho con tiếp cận với CNTT một cách khoa học 
dẫn tới việc trẻ sử dụng tự do, bừa bãi.
 Còn xem nhẹ sự trao đổi của cô giáo về cách sử dụng CNTT phù hợp với 
lứa tuổi của con em mình.
 Kết quả khảo sát thực tế ở lớp 4 tuổi B3 được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:
 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
 Tổng Kết quả
 Nội dung tiêu chí 
 số trẻ Tốt Khá TB Yếu
 đánh giá trẻ
 25 SL % SL % SL % SL %
 Trẻ hứng thú tham gia 25 4 16 4 16 12 48 5 20
 các hđ
 Trẻ mạnh dạn, tự tin 25 3 12 4 16 8 32 10 40
 trong các hđ
 Trẻ biết thực hành 25 3 12 3 12 8 32 11 42
 theo yêu cầu của cô
 Trẻ tự tin thực hành 25 1 4 2 8 7 28 15 60
 trong các hđ của trẻ hơn bằng cách gợi ý, tạo tình huống cho trẻ chủ động thực hành, trải 
nghiệm. Với trẻ có có khả năng nhận thức kém hơn tôi trao đổi, trò chuyện với 
phụ huynh để phụ huynh quan tâm, động viên trẻ để trẻ tự tin hơn. 
 Sau khi nghiên cứu và hiểu được tâm sinh lý trẻ tôi đã thực sự đưa CNTT 
đến với trẻ một cách tự nhiên để trẻ cảm thấy tự tin hơn trong các hoạt động. 
 4.2. Biện pháp thứ hai: Sưu tầm các phần mềm giáo dục, nghiên cứu 
tài liệu, tư liệu về CNTT được ứng dụng trong các hoạt động giáo dục
 Để có thể tìm ra những biện pháp giúp trẻ sử dụng CNTT đúng mục đích tôi 
luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách, báo về CNTT và các trang wed giáo 
dục như: www.mamnon.com, tailieu.vn, thuviengiaoan.vn, www.wedtretho.com, 
www.violet.vn, vào trang wed: để tải các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy như: 
Adobe presenter, Ispring Suit tạo thành các bài giảng E - Learning, các phần mềm cắt, 
ghép ảnh, vidieo, nhạc, đổi đuôi nhạc như Camtasia, Canva, Window movie maker, 
Adobe photoshop... Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của mọi người xung 
quanh.
 Trong quá trình xây dựng các bài giảng điện tử vào giảng dạy cho trẻ bản 
thân tôi luôn được ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đánh giá cao trong 
việc ứng dụng và đổi mới CNTT trong công tác giảng dạy.Cụ thể như tôi đã 
thiết kế các bài giảng E - Learning trong hoạt động âm nhạc với bài dạy " dạy 
vận động: Hãy xoay nào; nghe hát: Lời chào của em", hoạt động làm quen với 
toán với bài dạy " Nhận biết số 5, đếm đến 5, tạo nhóm số lượng trong phạm vi 
5" và bài dạy “ Số 4 ( tiết 1)”, hoạt động làm quen với văn học tiết kể chuyện " 
Sự tích cây vú sữa", hoạt động khám phá với bài dạy “ Tìm hiểu về nghề chăn 
nuôi bò sữa” “ Tìm hiều về vòng tuần hoàn của nước”, hoạt động giáo dục kỹ 
năng sống “ Kỹ năng phòng tránh các tác động xấu trên mạng Internet cho trẻ 
em” ... Bên cạnh đó là các video bài giảng được ứng dụng thường xuyên trong 
các hoạt động học của trẻ.
 Từ việc tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu tài liệu tôi đã tìm ra được một số 
biện pháp giúp trẻ hứng thú và sử dụng CNTT đúng mục đích, phù hợp với lứa 
tuổi để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
 4.2.Biện pháp thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt 
động có chủ đích
 Trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Học sinh được nghỉ học để thành bài giảng E - learning với những câu hỏi trắc nghiệm thú vị sau đó gửi bài 
giảng lên Zalo nhóm lớp để phụ huynh hướng dẫn các con học.
 Với bài giảng này, phụ huynh có trao đổi các con rất hào hứng tham gia 
và trả lời các câu hỏi tương tác rất tốt.
 Minh chứng 1 (Hình ảnh trẻ học và thực hành trên bài giảng E-learning)
 * Với hoạt động làm quen với toán:
 Toán là một hoạt động rất trừu tượng đối với trẻ vì nhận thức của mỗi trẻ 
là không giống nhau nên để trẻ tiếp thu được hết các kiến thức cần thiết là điều 
mà tôi luôn trăn trở. Vì vậy tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu ứng dụng CNTT 
vào bài giảng một cách khoa học, dễ hiểu nhất để trẻ được làm quen với toán 
một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao.
 Ví dụ: Tên bài dạy: Nhận biết khối cầu – Khối trụ
 Với bài giảng này, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách quay video giới 
thiệu bài. Sau đó, tôi lên mạng tìm những hình ảnh đồ vật có dạng các khối, đưa 
vào bài giảng Powerpoint rồi dùng các hiệu ứng để các đồ vật hiện ra và biến 
mất thật kì diệu và xuất bản từ Powerpoint sang Video. Cuối cùng, tôi sử dụng 
phần mềm Camtasia để ghép thành một video bài giảng thật hấp dẫn đối với trẻ.
Để củng cố thêm kiến thức cho trẻ tôi sử dụng các trò chơi kích thích trí tò mò, 
khám phá của trẻ để trẻ chơi vừa rèn cho trẻ sự nhạy bén, nhanh nhẹn, vừa phát 
triển khả năng tư duy tích cực ở trẻ.
 Sau khi thiết kế được một video bài giảng hoàn chỉnh tôi gửi lên Zalo 
nhóm lớp nhờ phụ huynh chuẩn bị một số đồ dùng có dạng hình khối có sẵn ở 
nhà như quả bóng, cái cốc, hộp bánh...để phụ huynh hướng dẫn con học.
 Minh chứng 2 ( ảnh phụ huynh hướng dẫn con học)
 * Hoạt động tạo hình: Đây là một hoạt động đòi hỏi ở trẻ sự sáng tạo và 
trí tưởng tượng phong phú. Nếu như không được quan sát thực tế hay rèn luyện 
thường xuyên sẽ làm hạn chế trí tưởng tượng ở trẻ. Vì vậy tôi đã sử dụng CNTT 
để quay những vidieo cảnh vật thật, vidieo hướng dẫn trẻ cách vẽ, nặn, xé dán... 
Vừa làm tăng trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ.
 VD :Tên bài dạy: " Vẽ con cá từ bàn tay" tôi quay video hướng dẫn trẻ vẽ 
con cá...kết hợp với một số bài hát và video tôi tải trên mạng và dùng phần mềm 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ket_hop_phu_huynh_ung_dung_cong_nghe_t.doc