SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Điền
Với sự phát triển về nhận thức, cảm xúc và các kỹ năng vận động tinh, trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi rất hứng thú tìm kiếm, khám phá, tích luỹ vốn biểu tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời biết sử dụng khả năng tạo hình nói chung và vẽ nói riêng một cách tích cực tự giác để tìm hiểu cuộc sống thế giới xung quanh trẻ. “Trẻ có khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, phát triển những nét đẹp độc đáo và biết thể hiện chúng bằng các đường nét, mảng màu theo ý thích riêng của chúng. Trẻ biết cảm nhận những cái đẹp thẩm mỹ trong các tranh vẽ nghệ thuật trang trí phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời học hỏi được các phương thức biểu cảm đơn giản khi thể hiện tác phẩm của mình”\Y\. Trẻ biết lựa chọn màu sắc khi thể hiện tác phẩm theo ý kiến chủ quan của trẻ tập tìm kiếm thể hiện “sắc thái màu sắc của sự vật xung quanh. Trẻ biết sử dụng các đường nét, hình học, hình tự nhiên đơn giản để tạo nên những đường hoa văn, những đồ vật sự vật, hiện tượng tự nhiên”\4\ mà trẻ cần miêu tả. Trẻ có khả năng xác định mối quan hệ giữa không gian và thời gian hai chiều để tạo bố cục tranh vẽ có chiều sâu và thể hiện các tầng cảnh trong bố cục một bức tranh của ban, của mình.
Do vậy để bồi duỡng khả năng vẽ của trẻ, chúng ta cần tạo môi truờng , cơ hội cho trẻ đuợc “tri giác tìm kiếm khám phá thế giới xung quanh; bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo”[5] cho trẻ. Để tạo đuợc su linh hoạt trong tranh vẽ của trẻ cần tăng cuờng cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính kỹ thuật hình thành các kỹ sảo đuờng nét liên tục uyển chuyển. Tập cho trẻ biết tự “điều chỉnh nhịp độ, biên độ, cường độ nhấn bút, tốc độ thao tác vẽ để trẻ chủ động trong việc miêu tả hình dạng, tô màu, tạo vẻ sinh động phong phú cho các đối tượng được miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tranh”[6] của trẻ em.
Do vậy để bồi duỡng khả năng vẽ của trẻ, chúng ta cần tạo môi truờng , cơ hội cho trẻ đuợc “tri giác tìm kiếm khám phá thế giới xung quanh; bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo”[5] cho trẻ. Để tạo đuợc su linh hoạt trong tranh vẽ của trẻ cần tăng cuờng cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính kỹ thuật hình thành các kỹ sảo đuờng nét liên tục uyển chuyển. Tập cho trẻ biết tự “điều chỉnh nhịp độ, biên độ, cường độ nhấn bút, tốc độ thao tác vẽ để trẻ chủ động trong việc miêu tả hình dạng, tô màu, tạo vẻ sinh động phong phú cho các đối tượng được miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tranh”[6] của trẻ em.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Điền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Điền
1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết. Ở lứa tuổi mầm non trẻ được đến trường học tập, vui chơi thông qua tất cả các hoạt động, tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tạo hình. Nhờ có hoạt động tạo hình trẻ được khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh và thể hiện ước mơ trẻ thơ của mình. Chính vì thế mà “hoạt động tạo hình chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong trường mầm non hoạt động này góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành phát triển toàn diện nhân cách của trẻ”[1]. Song trong “hoạt động tạo hình dạy vẽ cho trẻ không nhằm tạo trẻ thành họa sỹ mà thông qua vẽ để khơi gợi và phát huy năng khiếu thẩm mỹ vốn có của trẻ, gợi cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp - Tạo ra sảnphẩm”[2]. Thông qua “hoạt động tạo hình trẻ biết được thế giới tự nhiên, cuộc sống của con người vô cùng phong phú, đa dạng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó trẻ tái tạo lại những cảnh vật bằng sự cảm nhận ban đầu ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ hội tụ lại rõ nét qua bức tranh”[3]. Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hiểu một cách sâu sắc các mối quan hệ trong xã hội, các mối quan hệ của các hiện tượng tự nhiên như: cỏ cây, hoa lá, thế giới loài vật với con người. Và từ đó trẻ có thái độ, tình cảm thân thiện, và có hành vi ứng xử tốt qua việc thể hiện các sản phẩm tạo hình. Đồng thời hoạt động tạo hình trẻ còn phát triển các khớp cổ tay, ngón tay, các cơ bàn tay. Rèn sự khéo léo linh hoạt của đôi bàn tay qua vẽ, nặn, xé dán, tô màu, và nhất là qua thể loại vẽ. Dạy cho trẻ vẽ bước đầu để trẻ làm quen với các “phương tiện ngôn ngữ tạo hình như: phát triển kỹ năng tri giác đồ vật về hình dáng, đường nét, cấu trúc, màu sắc, hình thành cho trẻ các thao tác tư duy nhằm phát triển kỹ năng sáng tạo ở trẻ” [4]. Hơn nữa hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành các đức tính tốt đẹp như yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp. Từ đó có hành vi ứng xử tốt với môi trường, với các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ hình thành cảm xúc ban đầu về cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ và thị yếu thẩm mỹ khi trẻ được vẽ, được tạo ra cái đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, đặc biệt là hướng dẫn trẻ thực hiện các nội dung vẽ góp phần hình thành nhân cách toàn diện của trẻ về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, thì bằng mọi cách tôi phải tìm ra các giải pháp hay để dạy trẻ học vẽ đạt hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết để tìm ra các biện pháp, các thủ thuật dạy trẻ sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động tạo hình (thông qua thể loại vẽ) một cách tích cực, chủ động, tự tin sáng tạo sao cho đạt hiệu quả. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Điền” Làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn giúp trẻ phát huy năng khiếu thẩm mỹ vốn có và được đồng 2 thuật hình thành các kỹ sảo đuờng nét liên tục uyển chuyển. Tập cho trẻ biết tự “điều chỉnh nhịp độ, biên độ, cường độ nhấn bút, tốc độ thao tác vẽ để trẻ chủ động trong việc miêu tả hình dạng, tô màu, tạo vẻ sinh động phong phú cho các đối tượng được miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tranh”[6] của trẻ em. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2.2.1. Thuận lợi: Đuợc sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, sự quan tâm của các cấp, các ban ngành, đoàn thể địa phuơng, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà truờng đầu tu cơ sở vật chất, xây dựng truờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, kiểm định chất luợng đạt chuẩn mức độ 3 với đầy đủ các phòng chức năng, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng với yêu cầu công tác chăm sóc, nuôi duỡng, giáo dục trẻ. Bản thân là giáo viên trẻ luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong mọi hoạt động của nhà truờng, bản thân nhiều năm liền đuợc phân công phụ trách lớp 4 - 5 tuổi nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi duỡng, giáo dục trẻ. Năm học 2016 - 2017 tôi đuợc phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi với tổng số trẻ trong lớp là 38 cháu. Trong đó có 19 cháu gái và 19 cháu trai. Trẻ đến truờng đuợc phân theo đúng độ tuổi, các cháu đi học chuyên cần, ngoan ngoãn biết vâng lời. Hứng thú trong mọi hoạt động. Đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và luôn sát cánh phối kết hợp trong công tác chăm sóc nuôi duỡng, giáo dục trẻ tại lớp, nên nề nếp chất luợng của lớp luôn đuợc đánh giá cao. 2.2.2. Khó khăn. Bản thân chua có nhiều kinh nghiệm trong việc huớng dẫn trẻ học vẽ, đôi lúc còn chua sáng tạo trong khi huớng dẫn trẻ học vẽ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học vẽ của trẻ chua nhiều Sự phát triển khả năng học vẽ ở mỗi trẻ tuy cùng một lứa tuổi nhung nhận thức ở mức độ khác nhau, một số trẻ chua bộc lộ khả năng nhận thức của mình, sự phát triển của trẻ không đồng đều nên đã ảnh huởng đến chất luợng chung trong quá trình dạy trẻ Một số bậc phụ huynh chua hiểu hết tầm quan trọng của việc huớng dẫn trẻ học vẽ nên chua quan tâm đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên trong cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát: ( Tháng 9/2016) (Kèm theo bảng khảo sát đầu năm ở phụ lục 1) Căn cứ vào kết quả của thực trạng trên bản thân tôi luôn băn khoăn chăn chở để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động vẽ cho trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đua ra những giải pháp và tổ chức thực hiện các giải pháp nhu sau: 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 4 Có thể nói đây là phương pháp hữu hiệu nhât vì thông qua hoạt động trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác nhât, cụ thể nhât. Do đó cần phải hướng dẫn trẻ vẽ theo đúng yêu cầu kiến thức, kỹ năng của mỗi tiết học nên tôi đã phân loại cụ thể như sau: * Đối với thể loại vẽ theo mẫu: Hoạt động mẫu là hoạt động hướng dẫn kỹ năng mới, cô cần phải nắm kỹ yêu cầu của từng bài vẽ mẫu và giới thiệu mẫu rõ ràng. Hướng dẫn trẻ quan sát cụ thể về màu sắc, hình dáng, đặc điểm câu tạo của từng loại mẫu. Khi vẽ mẫu tôi lựa chọn tư thế thích hợp sao cho cả lớp được quan sát cô vẽ, vừa vẽ cô vừa giải thích cách vẽ cho trẻ (lời giải thích phải ngắn gọn dễ hiểu). Đồng thời qua đó rèn luyện kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi vẽ cho trẻ. Ví dụ: Với đề tài “Vẽ con gà trống” Trước tiên cho trẻ quan sát và đàm thoại theo tranh mẫu để trẻ khắc sâu kiến thức về mẫu, qua đó cung câp thêm vốn từ, phát triển ngôn ngữ phong phú cho trẻ, để trẻ chủ động giao tiếp trong quá trình học vẽ. Sau đó tôi vẽ mẫu cho trẻ quan sát. Vừa vẽ tôi vừa gợi hỏi trẻ + Để vẽ được con gà trống trước tiên phải làm gì? + Đầu gà có dạng hình gì ? + Sau đó vẽ gì ? + Thân gà có dạng hình gì? + Đuôi gà vẽ như thế nào? + Cô đã vẽ được gì rồi ? + Con gà còn thiếu những gì ?... Cứ như vậy sẽ giúp trẻ hình dung và phát hiện những điểm còn thiếu so với tranh mẫu. Đồng thới khắc sâu kiến thức cho trẻ, giúp trẻ vẽ đúng hình và vẽ đầy đủ các chi tiết giống tranh mẫu Khi trẻ vẽ xong đầy đủ các chi tiết mới tiến hành tô màu, tô màu cũng thực hiện tương tự như vẽ, khi tô màu cũng phải để trẻ được nhìn thây cách tô màu của cô. Để tô màu cho hình vẽ phải tiến hành dạy trẻ tô màu từ trái sang phải từ trên xuống dưới di màu từ từ, tô mịn, tô không loe ra ngoài. * Đối với thể loại vẽ theo đề tài Tôi sử dụng tranh mẫu có từ ba tranh trở lên, những tranh này tuy thể hiện cùng một nội dung nhung cách vẽ và sự thể hiện có sự sáng tạo dần, mỗi tranh thêm một chi tiết khác, để khi trẻ đuợc quan sát tranh trẻ tìm ra những chi tiết khác biệt và từ đó hình thành ở trẻ sự tu duy, khả năng sáng tạo Khi giới thiệu tranh mẫu, tôi cho trẻ quan sát và đàm thoại về tranh theo trình tự tranh đơn giản truớc. Sau đó mới quan sát về tranh hai và ba có chiều huớng tăng dần tiếp theo cho trẻ nói lên sự khác nhau giữa ba bức tranh Ví dụ: Chủ đề Giao thông đề tài: “Vẽ thuyền trên biển” (Đề tài). Tôi cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô. Yêu cầu tranh mẫu phải đẹp, màu sắc rõ ràng, hình ảnh phải sắc nét, kích thuớc phù hợp với trẻ. Với đề tài này tôi đã chuẩn bị 3 tranh mẫu (Tranh 1: Vẽ thuyền có cánh buồm, nuớc biển màu xanh có những con sóng, có ông mặt trời, có đám mây ; Tranh 2: Vẽ thuyền, núi, ông mặt 6 bài vẽ tôi đã lựa chọn đuợc 12 cháu có khả năng vẽ tốt để tiếp tục bồi duỡng nâng cao hơn, những cháu còn lại vẽ chua tốt tôi cũng nắm bắt đuợc và có biện pháp rèn luyện với yêu cầu thấp hơn để khuyến khích trẻ học vẽ đạt hiệu quả hơn. * Đánh giá sản phẩm Phần này cực kỳ quan trọng. Vì vậy cô cần có nhiều hình thức khác nhau để nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ. Cũng có bức tranh cô để trẻ tự lựa chọn và đánh giá theo sự cảm nhận của mình đối với những bức tranh đẹp, cô gợi ý để trẻ nhận xét. Ví dụ: + Các con thấy bức tranh nào đẹp nhất? + Con thích bức tranh nào nhất ? + Vì sao con lại thích bài này ? + Bài đẹp ở những điểm nào ? Nhung cũng có những bức tranh (sản phẩm của trẻ) tôi lại mời trẻ mang bài lên để các bạn đặt tên cho bức tranh, sau đó cùng thống nhất đặt tên cho bức tranh rồi nhận xét. Ví dụ: Khi trẻ tô màu còn loe ra ngoài tôi sẽ góp ý nhẹ nhàng. “Lần sau con phải tô màu trùng khít vào hình, không tô loe ra ngoài nhu vậy bức trang sẽ đẹp hơn và sẽ đuợc cô gửi vào phòng triển lãm tranh để dự thi nữa đấy“ Hoặc đối với những bài có bố cục chua hợp lý, làm chua xong tôi cũng nhắc nhở nhẹ nhàng để lần sau trẻ cố gắng nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đuợc cô và bạn khen. Sau đó tôi nhận xét tổng hợp sản phẩm của trẻ và động viên khuyến khích trẻ bằng những tràng pháo tay, cho điểm bằng những bông hoa hoặc quả. Sau khi nhận xét xong cô cho trẻ mang sản phẩm của mình trung bày ở góc nghệ thuật tạo hình để mọi nguời cùng quan sát. Với những bài đuợc nhận xét tốt trẻ thuờng rất thích thú và giới thiệu cho bố mẹ cùng xem tranh của mình mới vẽ. (Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 2 - ảnh 3) Như vậy với tất cả các thể loại vẽ trên để trẻ vẽ tốt tôi thuờng quan tâm tới những trẻ có năng khiếu tạo hình để gợi mở cho trẻ sáng tạo. Đây cũng là cách để tôi nắm bắt được khả năng tạo hình của từng trẻ và có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Với những trẻ vẽ còn hạn chế tôi luôn động viên khích lệ trẻ vẽ thật đẹp để được cô chọn đi thi nhé. Hoặc cô thấy con vẽ cũng đẹp rồi, nhưng tô màu vẫn còn bị loe ra ngoài, con chỉ cần cố gắng một chút nữa là tranh của con sẽ được triển lãm tại hội thi “Bé khỏe - Bé khéo tay” cho các cô bác trong trường thăm quan. Hay cũng có thể biến những sản phẩm của trẻ thành những món quà nhỏ để gửi tặng những người thân, cô giáo, chú bộ đội, các bạn nhỏ bị khuyết tật hay trại trẻ mồ côi nhân dịp các ngày lễ, tết. Làm như vậy sẽ khơi dậy lòng say mê, sự ham muốn tái tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. 2.3.2.2.Quan tâm bồi dưỡng cho những trẻ có năng khiếu và không có năng khiếu. Trong quá trình dạy trẻ học vẽ tôi đã nắm rõ đặc điểm nhận thức, khả năng 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_tre_mau_giao_4_5_tuoi_hoc_ve.docx