SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà

Tạo hình là phương tiện giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm với mọi người. Đối với trẻ, tạo hình là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận, ngắm nhìn, tiếp xúc chi giác với cái đẹp ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ mầm non vốn ngây thơ trong sáng, nên việc tiếp xúc với tạo hình là nhu cầu tất yếu không thể thiếu. Nhất là trong thời kỳ nghỉ dịch tại nhà trẻ bị hạn chế với môi trường bên ngoài, không được giao lưu với bạn bè là một thiệt thòi rất lớn đối với trẻ. Trẻ chỉ xoay quanh các trò chơi điện tử, tivi, máy tính,… khiến trẻ quên đi thói quen trong học tập, dần mất đi sự hứng thú trong các hoạt động học nói chung và trong hoạt động học tạo hình nói riêng. Đây cũng là nỗi lo lắng lớn nhất của các bậc phụ huynh về con em mình. Năm học 2021 - 2022, với phương châm “ Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” của Bộ GD & ĐT, là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở làm sao để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất để truyền đạt cho phụ huynh qua video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Chính vì vậy đã thúc đẩy tôi tìm tòi, nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà” để trao đổi kinh nghiệm với phụ huynh giúp nâng cao chất lượng tham gia các hoạt động tạo hình của trẻ tại gia đình.
docx 22 trang skmamnon 20/11/2024 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà
 Tạo hình là phương tiện giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, phát 
triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm với mọi người. Đối với trẻ, tạo 
hình là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận, ngắm nhìn, tiếp xúc 
chi giác với cái đẹp ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ mầm non vốn ngây thơ trong sáng, 
nên việc tiếp xúc với tạo hình là nhu cầu tất yếu không thể thiếu. 
 Nhất là trong thời kỳ nghỉ dịch tại nhà trẻ bị hạn chế với môi trường bên 
ngoài, không được giao lưu với bạn bè là một thiệt thòi rất lớn đối với trẻ. Trẻ 
chỉ xoay quanh các trò chơi điện tử, tivi, máy tính, khiến trẻ quên đi thói quen 
trong học tập, dần mất đi sự hứng thú trong các hoạt động học nói chung và 
trong hoạt động học tạo hình nói riêng. Đây cũng là nỗi lo lắng lớn nhất của các 
bậc phụ huynh về con em mình. Năm học 2021 - 2022, với phương châm “ Tạm 
dừng đến trường nhưng không dừng học” của Bộ GD & ĐT, là một giáo viên 
tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở làm sao để tìm ra những cách thức hay, 
những phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất để truyền đạt cho phụ huynh qua 
video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Chính vì vậy đã thúc đẩy tôi tìm tòi, 
nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho 
trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà” để trao đổi kinh nghiệm với 
phụ huynh giúp nâng cao chất lượng tham gia các hoạt động tạo hình của trẻ tại 
gia đình.
 2. Mục đích nghiên cứu. 
 Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng 
thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động tạo hình tại nhà” nhằm tìm ra các giải 
pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi khi học 
tại nhà.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi 
tham gia hoạt động tạo hình tại nhà.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
 Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
 Số trẻ nghiên cứu là 32 trẻ.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 a. Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết. 
 Tìm tài liệu.
 Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận.
 Phương pháp thực nghiệm ( khảo sát) qua cha mẹ học sinh.
 b. Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn.
 Phương pháp điều tra, đánh giá. phẩm do chính mình làm ra...sẽ hình thành ở các cháu những yếu tố phát triển 
nhân cách toàn diện, hài hòa. Đó là sự phát triển thẩm mỹ, nhận thức, tình càm 
xã hội, ngôn ngữ và cả về thể chất.
 Chương trình giáo dục mầm non hiện nay được thực hiện theo hướng tích 
hợp từng sự kiện, chủ đề. Các chủ đề, sự kiện được xây dựng hướng đến việc 
hình thành những thuộc tính tâm lý và những năng lực chung của trẻ nhằm phát 
triển toàn diện nhân cách ban đầu cho trẻ.
 Trẻ là chủ thể tích cực nhất, giáo viên và phụ huynh là người gợi mở, tạo 
cơ hội cho trẻ trong các hoạt động khám phá tìm tòi. Đặc biệt, khi học tại nhà 
phụ huynh phải biết tác động vào nhận thức của trẻ nhằm phát triển trí thông 
minh, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ cũng như những kỹ năng 
thực hành của trẻ qua hoạt động tạo hình. Để từ đó trẻ có thể tự tin khi thực hiện 
tốt yêu cầu của phụ huynh và giáo viên.
 Căn cứ công văn số 922/PGD ĐT - MN ngày 1/9/2021 V/v hướng dẫn thực 
hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2021 - 2022.
 Thực hiện kế hoạch số 85/KH - MNCM ngày 3/9/2021 về thực hiện nhiệm 
vụ của trường mầm non Chu Minh năm học 2020 - 2021. 
 Căn cứ vào điều kiện thực tế của gia đình trẻ ở địa phương Chu Minh. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn.
 Thực tế cho thấy, tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, 
rất dễ lây lan cho mọi đối tượng và không phân biệt độ tuổi. Trẻ phải học tại nhà 
để đảm bảo an toàn và phòng chống dịch. Đồng thời các bé vẫn phải tiếp thu 
những kiến thức, bài học trong chương trình học theo đúng độ tuổi. Trẻ không 
thể đến trường mà chỉ tiếp thu kiến thức qua những video hướng dẫn của cô trên 
các phương tiên thông tin ( như tivi, điện thoại, máy tính) và dưới sự hướng 
dẫn từ phía phụ huynh. Trong khi đó, đa số phụ huynh chưa nắm được phương 
pháp và cách thức giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tạo hình để 
đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo 
trong các hoạt động đó.
 2. Khảo sát thực trạng.
 2.1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
 Đầu năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công làm giáo viên 
dạy lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác. Tôi đã nhận thấy 
những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
 a. Thuận lợi: 
 Đủ 2 cô trên một lớp có trình độ đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Tiêu chí khảo sát Tổng Đầu năm ( Tháng 9)
 số Số trẻ % Số trẻ %
 trẻ đạt chưa 
 đạt
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt 14/32 43,75 % 18/32 55,25 %
 động 32
 Trẻ có kỹ năng vẽ. 12/32 37,5 % 20/32 62,5 %
 Trẻ có kỹ năng nặn. 10/32 31,25 % 22/32 68,75 %
 Trẻ có kỹ năng cắt, xé, dán 11/32 34,4 % 21/32 65,6 %
 Qua khảo sát quá trình hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ tham gia 
“Hoạt động tạo hình” cho trẻ tại nhà từ đầu năm tôi thấy: Phần lớn các cháu lớp 
tôi chưa học tốt hoạt động tạo hình. Một số cháu thực hiện các kĩ năng vẽ, nặn, xé 
dán, xếp hình còn hạn chế, tư duy của trẻ là trực quan sinh động, sự tập trung chú ý 
của trẻ còn ít và chưa thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình.
 Từ những thuận lợi, khó khăn trên cơ sở thực tế trẻ và gia đình trẻ. Tôi đã đưa 
ra một số biện pháp sau.
 3. Các biện pháp thực hiện.
 3.1. Hướng dẫn phụ huynh tạo môi trường học tập an toàn thân thiện 
cho trẻ.
 3.2. Hướng dẫn phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động 
tạo hình.
 3.3. Hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động tạo hình nhẹ 
nhàng thoải mái cho trẻ.
 3.4. Hướng dẫn phụ huynh sử dụng các loại nguyên vật liệu mở thu hút 
sự chú ý của trẻ.
 3.5. Hướng dẫn phụ huynh kết hợp tạo hình vào các hoạt động khác tại nhà.
 4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần).
 4.1. Hướng dẫn phụ huynh tạo môi trường học tập an toàn thân thiện 
cho trẻ.
 Việc tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện giúp trẻ hứng thú yêu thích 
việc học, hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Thông qua môi trường học 
tập, dưới sự hướng dẫn của phụ huynh và cô giáo giúp trẻ thể hiện khả năng tạo 
hình của mình, trẻ làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ 
năng của mình qua tiếp xúc với môi trường xung quanh và tự nhiên, cung cấp 
các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ khám phá bằng cách huy động sự Ngoài bày những tranh ảnh sưu tầm, đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu 
đầy đủ gây hứng thú cho trẻ tôi còn gợi ý phụ huynh trưng bày những sản phẩm 
của trẻ trong góc học tập để thu hút trẻ, trẻ hứng thú với sản phẩm của mình tạo 
ra, trẻ thích được tạo ra những sản phẩm mới.
 Ví dụ: Ở chủ đề bản thân với đề tài “ Dán tóc cho bạn gái từ lá cây khô" 
sau khi trẻ dán tóc xong, hoàn thiện sản phẩm, tôi hướng dẫn phụ huynh cho trẻ 
mang sản phẩm mình đã tạo ra trưng bày ở góc học tập để hàng ngày trẻ được 
chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những sản phẩm của mình tạo ra, thu hút hứng thú 
sáng tạo của trẻ trong những bài tạo hình tiếp theo. ( Hình 1)
 b. Tạo môi trường thiên nhiên ngoài góc học tập.
 Ngoài góc học cần cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, môi trường 
tự nhiên. Qua trao đổi với phụ huynh, tôi nhận thấy mỗi gia đình trẻ đều có một 
khoảng sân vườn nho nhỏ để trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả và rau xanh nhưng 
chưa được đa dạng cây. Tôi đã gợi ý phụ huynh sưu tầm bổ sung thêm hoa, cây 
cảnh hay có thể trồng một số loại rau. Vừa tạo cảnh quan đẹp cho ngôi nhà, lại 
rất thuận tiện cho việc trẻ thăm quan sát nhận biết được trong vườn hoa có 
những loại hoa gì, màu sắc của các loại hoa có trong vườn hoa, trẻ nhận xét 
được các đặc điểm của hoa và ghi nhớ để tái hiện lại các loại hoa bằng trí nhớ, 
trí tưởng tượng của trẻ, trẻ thể hiện đường nét vào bức tranh mà trẻ định vẽ. Hay 
khi cho trẻ quan sát cây xanh xung quanh vườn nhằm cung cấp các biểu tượng 
phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia 
của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác 
nhau của sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát, nhận xét. Đồng thời trẻ phân tích, 
so sánh, tổng hợp, tìm ra những đặc điểm chung và riêng của các sự vật hiện 
tượng làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ phát 
huy được khả năng tư duy và óc sáng tạo của mình.
 Ví dụ: Với đề tài "Vẽ các loại hoa " tôi gợi ý phụ huynh cho trẻ quan sát ngắm 
nhìn những cây hoa của nhà mình, xem cây hoa có đặc điểm gì? Hoa màu gì? Mọc 
thành chùm hay đơn lẻ? Cánh tròn hay dài? Có màu gì? Nhị hoa như thế nào? Lá 
cây hoa có đặc điểm gì?...Bên cạnh đó tôi cũng trao đổi với phụ huynh cách gợi 
mở để trẻ thể hiện được ý tưởng của mình khi vẽ hoa tại gia đình. ( Hình 2) 
 Tạo môi trường học tập an toàn thân thiện cho trẻ là việc làm vô cùng quan 
trọng đối với trẻ mầm non, là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ phát triển 
thẩm mỹ để trẻ phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo của mình. Đòi hỏi phụ 
huynh phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh, đồ dùng đồ 
chơi và các nguyên vật liệu phong phú, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi 
mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia các hoạt động. Có như vậy thẩm của lớp. Phụ huynh cùng hướng dẫn con tham gia hoạt động tạo hình tại nhà rất 
vui vẻ. Từ đó mà trẻ được rèn luyện, củng cố các kỹ năng vẽ, nặn, xé - cắt dán 
tốt hơn. 
 Ví dụ: Khi xây dựng video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tham gia hoạt 
động tạo hình đề tài “ Vẽ quà tặng chú bộ đội”. Tôi đã sử dụng bài hát “ Chú bộ 
đội” trên mạng Youtube, để gây hứng thú cho trẻ bằng giai điệu nhịp nhàng, vui 
tươi của bài hát. Tôi chụp những bức tranh vẽ một số món quà có màu sắc tươi 
sáng, quay video gợi ý trẻ vẽ. Rồi đưa vào Powerpoint làm hiệu ứng sinh động 
và lồng tiếng video. Trong quá trình xây dựng bài giảng và video tôi luôn chú ý 
lựa chọn những hình ảnh sắc nét, màu sắc rực rỡ, bố cục hài hòa để thu hút sự 
chú ý của trẻ, tạo sự hào hứng và tích cực tham gia hoạt động ở trẻ.( Hình 3)
 * Hiệu quả của giải pháp
 Việc hướng dẫn phụ huynh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động 
tạo hình cho trẻ tại nhà cúng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trẻ tích cực 
hứng thú hơn, luôn mong muốn có thể tạo ra những sản phẩn tạo hình thật đẹp 
và ý nghĩa. Các kỹ năng tạo hình của trẻ được nâng lên rõ rệt và dần hoàn thiện 
hơn. Phụ huynh thành thạo hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng công nghệ 
thông tin để thu hút trẻ vào những hoạt động học nói chung và hoạt động tạo 
hình nói riêng. 
 4.3. Hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động tạo hình nhẹ nhàng thoải 
mái cho trẻ.
 Để thu hút trẻ vào hoạt động tạo hình và giúp trẻ củng cố, rèn luyện các kỹ 
năng tạo hình tốt hơn tốt hơn, tôi đã đầu tư, nghiên cứu, tìm ra những phương 
pháp dạy học sáng tạo sau đó chia sẻ, hướng dẫn các bậc phụ huynh. Để khi các 
bậc phụ huynh dạy trẻ, trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động. Tôi hướng dẫn phụ 
huynh khi vào đầu giờ học cần trò chuyện về chủ đề, cho trẻ xem vật thật, tranh 
ảnh, nghe những bài hát vui nhộn trên máy vi tính, ti vi. Có chủ đề theo nội 
dung bài dạy để dẫn dắt trẻ vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó 
trẻ. Vào bài một cách sinh động và vui vẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” với đề tài “ Nặn một số loại quả ” phụ 
huynh có thể cho con quan sát một số trái cây thật. (Hình 4)
 Mọi giờ hoạt động tạo hình đều có 2 phần ổn định tổ chức, gây hứng thú và 
quan sát, đàm thoại. Phần quan sát, đàm thoại gắn bó chặt chẽ với sự phát triển 
nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung quan sát, 
so sánh, ghi nhớ những đặc điểm cấu tạo, hình dạng, màu sắc hay bố cục của vật 
thật được quan sát. Gây hứng thú giúp trẻ thoải mái tinh thần trước khi vào bài. 
Trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_phu_huynh_gay_hung_thu_cho_t.docx