SKKN Một số biện pháp hướng dẫn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi). Thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non hiện nay áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tich cực còn giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ lớp tôi được tham gia hoạt động khám phá khoa học một cách hứng thú và thu được kết quả cao. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi dã tìm tòi các biện pháp giúp trẻ tự đi tìm các lời giải thích đơn giản “Tại sao? Vì sao lại thế này? Cái này có từ đâu?....”. Từ những lí do trên ngày từ đầu năm học 2019 - 2020 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu. Qua quá trình giải quyết các câu hỏi, tôi mong muốn giúp trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp tôi nói riêng nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người, từ đó giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
docx 16 trang skmamnon 28/12/2024 481
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 được tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng 
chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh 
chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ 
ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá 
của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. Từ đó giáo dục trẻ 
cách sử dụng đồ vật, cảnh báo những nguy hiểm nếu có. Qua khám phá khoa học trẻ sử 
dụng thị giác để xác định màu sắc, kích thước, hình dạng của đồ vật có thể hỗ trợ trẻ 
sử dụng thêm kính lúp, gương hoặc các câu hỏi yêu cầu trẻ miêu tả: Con nhìn thấy những 
gì? Nó có di chuyển không? Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào trông nó như thế nào? Sử 
dụng thính giác để nghe âm thanh to nhỏ. Có thể cho trẻ bịt mắt lại để lắng nghe và đoán. 
Kích thích trẻ sử dụng khứu giác ngửi mùi và hương thơm, mùi của các món ăn đang chế 
biến, quần áo sau khi giặt và phơi nắng khô Hay cho trẻ tăng cường sử dụng các xúc 
giác để cảm nhận những thứ thật mềm mại, cứng, nhẵn, xù xì, lạnh, nóng, cho trẻ chơi 
đất nặn, cát nước. Đặc biệt hãy cho phép trẻ xục tay vào thúng gạo, cám, ngô, đỗ. Điều 
quan trọng là sự bộc lộ và thể hiện của chính trẻ, trẻ độ tuổi này không cần giải thích 
chính xác về mặt khoa học kết quả quan sát và thực nghiệm của mình. Nhưng ngược lại 
các câu hỏi gợi mở, hướng dẫn thực nghiệm, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm của giáo viên 
đối với trẻ cần dựa trên tính chất lí hóa, đặc điểm cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng. 
Trẻ nhỏ luôn sẵn sàng tìm hiểu về thế giới xung quanh với muôn vàn câu hỏi và thắc mắc: 
Tại sao cái này nổi, cái kia chìm? Tại sao vật này tan được? Tại sao vật kia lại bay được? 
Tại sao con đi ông trăng cũng đi theo con?. Khoa học bắt nguồn từ chính sự tò mò của 
trẻ. Những câu hỏi đó dẫn tới ham muốn khám phá tìm tòi ở trẻ. Tuy nhiên những câu trả 
lời của giáo viên không thỏa mãn được tính tò mò của chúng. Các câu trả lời chưa giải 
đáp được băn khoăn hơn nữa cách giải đáp trực tiếp vô hình chung tạo cho trẻ thói quen 
ỷ lại vào người lớn, không biết thì chỉ hỏi mà không chịu tìm hiểu. Trẻ khó có thể ghi 
nhớ các kiến thức được áp đặt, không hình thành được các kỹ năng, ngôn ngữ không phát 
triển. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm cho trẻ khám phá, tìm hiểu những gì 
gần gũi nhất sẽ giúp trẻ trả lời được chính những thắc mắc đó và trẻ lĩnh hội những kiến 
thức đó một cách tự nhiên nhất, dễ dàng nhất, kiến thức thu về sẽ nhớ lâu hơn góp phần 
thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ cho trẻ.
 Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi). Thực 
hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non hiện nay áp 
dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tich cực còn giáo viên là 
người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ 
động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những I.Cơ sở lý luận và thực tiễn.
 1.Cơ sở lý luận:
 Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu 
 tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo 
 dục mầm non là phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ, việc hướng dẫn 
 cho trẻ khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác: môn 
 toán, môn tạo hình, môn âm nhạc, môn văn học,...qua đó trẻ được trải nghiệm thực tế 
 và có những sáng kiến trong khi khám phá. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 2.Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, lớp và tầm quan trọng của việc rèn cho trẻ khả 
năng hứng thú và kỹ năng quan sát, ghi nhớ, diễn đạt hiểu biết của trẻ tôi đã nghiên cứu, 
đưa ra “Một số biện pháp hướng dẫn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 
tuổi”
 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 1.Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cũng 
như đồ dùng học tập phục vụ cho trẻ. 
 - Bản thân tôi là giáo viên tuổi đời còn trẻ, sôi nổi, năng động, nhiệt tình, ham học 
hỏi và lòng yêu nghề mến trẻ nên tôi càng phải có ý thức, trách nhiệm với công việc 
hơn.Trong giờ khám phá, tôi đặc biệt chú ý nghiên cứu kỹ các phương pháp và các hình 
thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ để từ đó tìm tòi, và tự làm một số đồ 
dùng trực quan, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và các hoạt động vui chơi, khám phá khoa 
học của trẻ.
 - Học sinh nhanh nhẹn, thích tò mò khám phá. 
 - Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
 - Phụ huynh luôn quan tâm trao đổi việc học tập của con em mình, nhiệt tình tham 
gia ủng hộ, xã hội hóa nguyên vật liệu, đồ dùng phục vụ hoạt động của cô và trẻ. 
2 . Nhũng khó khăn 
 - Xây dựng hoạt động hoạt động khám phá khoa học cho trẻ còn dập khuôn, máy 
móc, chưa thực sự sáng tạo để gây hứng thú trong các giờ hoạt động chung.
 - Quá trình tổ chức còn nặng về lý thuyết, cô chưa chú ý đến phương pháp, hình thức 
cho trẻ, chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học khám phá khoa học.
 - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc học của 
con em mình ở lứa tuổi mầm non.
 - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. hiệu, sự ủng hộ và hướng dẫn nhiệt tình của tổ chuyên môn. Đó chính là một thành công 
lớn trong các biện pháp mà tôi sử dụng
 Kết quả: Lớp tôi được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đầu tư cho tủ đựng, 
giá treo, bột màu các loại, kính lúp, chậu, bình thuỷ tinh.
 (Hình ảnh 2 : Một số đồ dùng cho góc khám phá khoa học)
 2. Biện pháp 2: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
 Để nâng cao hoạt động khám phá khoa học cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ 
giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng 
tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn 
của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động 
khám phá khoa học, tôi đã trao đổi với phụ huynh về số tiết học mẫu để giúp phụ 
huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động khám phá khoa học. Đồng thời tôi thường 
xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động khám 
phá khoa học trong trường mầm non nói chung và đối với trẻ 4- 5 tuổi nói riêng như: 
Hoạt động khám phá khoa học không chỉ giúp trẻ khả năng quan sát, óc phán đoán, 
suy luận, ghi nhớ,  mà còn giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy tạo tiền đề cho các 
độ tuổi tiếp theo.
 Đối với nội dung cho trẻ làm các thí nghiệm khám phá khoa học thì chúng ta cần 
phải tuyên truyền cho phụ huynh những nội dung gì? Kết hợp với phụ huynh như thế 
nào? Đó là nhưng câu hỏi tôi luôn đặt ra trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Để trả 
lời được hai câu hỏi trên tôi đã xây dựng ra kế hoạch tổ chức các hoạt động thí nghiệm 
trong năm học 2018 – 2019 theo các chủ đề, sự kiện sau đó tôi xác định các đồ dùng cần 
có trong từng thí nghiệm để tôi trao đổi nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm, ủng hộ tạo điều 
kiện để tôi thực hiện:
 Kế hoạch thực hiên:
 Các thí nghiệm Ủng hộ phụ huynh
 - Tìm bóng đen - Đũa gỗ, đèn pin
 - Điện thoại bóng bay - Bóng bay
 - Nặng và nhẹ - Các vật liệu: cao su, sỏi, sắt 
 - Nến cháy nhờ gì - Nến, Giấy bạc
 - Cốc thuỷ tinh to
 - Sự biến đổi của màu sắc - Màu nước, vải vụn.
 - Kính lúp - Kính lúp
 - Quả trứng thần kì - 5 quả trứng - Căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp cũng như các yếu tố về đồ dùng đạo cụ có 
thể tìm được để thực hiện các hoạt động thí nghiệm.
 Sau khi lựa chọn được các thí nghiệm phù hợp với chủ đề, ngay từ đầu năm học tôi 
đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với tổ chuyên môn của nhà trường, tham mưu với hiệu phó 
chuyên môn góp ý, bổ xung và đưa các nội dung thí nghiệm vào trong phiên chế năm học 
để cùng tổ chức và thực hiện.
Kết quả: Các thí nghiệm tôi lựa chọn theo từng chủ đề trong năm học đã được đồng 
nghiệp, tổ chuyên môn và Ban giám hiệu ghi nhận và đánh giá cao về những nỗ lực và 
cố gắng của tôi trong việc xây dựng các nội dung hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. 
100% trẻ lớp tôi được tham gia các hoạt động thí nghiệm đều cảm thấy rất hứng thú với 
các nội dung thí nghiệm đó
 MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CỤ THỂ
 *Thí nghiệm 1: Tìm bóng đen
 1- Mục đích: Trẻ nhận ra bóng của 1 người hoặc vật được tạo ra khi ánh sáng chiếu 
vào người hoặc vật đó
 2- Chuẩn bị: Giấy vẽ, đũa gỗ, bút chì, bút chì màu, băng dính, đèn pin 
 3- Tiến hành:
 * Bước 1: Vẽ lên giấy bằng bút chì hình người hay động vật, tô màu cho thật đẹp
 * Bước 2: Cắt theo hình đã vẽ và dán mặt sau của hình đã vẽ vào đũa gỗ bằng băng 
dính 2 mặt
 * Bước 3:
 - Làm cho phòng tối lại, hướng những hình vẽ ấy lên tường và chiếu đèn pin; 
 - Đặt câu hỏi: Tại sao lại có bóng đen ấy? Thử đưa đèn pin lại gần rồi lại đưa ra xa 
xem bóng đen sẽ ntn? 
 *Thí nghiệm 2: Điện thoại bóng bay
 1- Mục đích: Giúp trẻ nhận ra cơ chế truyền dẫn của âm thanh: Âm thanh có thể 
truyền dẫn qua không khí, vật thể rỗng bên trong và khi truyền dẫn sẽ tạo tiếng rung (bị 
run tiếng) 
 2- Chuẩn bị: Bóng bay, băng dính
 3- Tiến hành:
 * Bước 1: Thổi và buộc đầu các quả bóng bay lại
 * Bước 2: Dùng băng dính 2 mặt dính 3 quả bóng lại với nhau
 * Bước 3: Nói chuyện với nhau qua qua 2 đầu của dây bóng, tiếng nói sẽ được truyền 
đi, 2 người ở 2 đầu dây bóng sẽ nghe được tiếng nói của nhau nhưng tiếng sẽ hơi bị run
 - Cho trẻ đoán thử: Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng 2 tờ giấy bạc này bịt lên 2 chiếc cốc 
có nến đang cháy?
 * Bước 3:
 - Cô dùng 2 tờ giấy bịt miệng cốc
 - Trẻ quan sát và thấy 1 cốc nến tắt còn 1 cốc vẫn cháy. 
 - Cô đặt câu hỏi: Ai đã thổi nến? Vì sao nến tắt?
 - Giải thích: Cô lấy tờ giấy bạc ra, chỉ cho trẻ thấy: Cốc có nến đang cháy là cốc 
được bịt tờ giấy bạc đục lỗ, không khí vẫn lọt được vào bên trong qua lỗ thủng nên cây 
nến vẫn cháy. Ở cốc kia, không khí không thể vào bên trong được nên khi không khí bên 
trong bị đốt hết, cây nến sẽ tắt.
 ( Hình ảnh 5 : Thực hành thí nghiệm “Ai làm nến tắt)
 *Thí nghiệm 5 : Sự biến đổi của màu sắc
 1.Mục đích :
 - Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo thành một màu mới.
 - Phát triển khả năng quan sát, phán đoán và suy luận
 2. Chuẩn bị : Ba màu cơ bản, khay màum bút lông, khăn lau tay, các mẩu vải vụn, 
khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa, giấy trắng, ...
 3. Cách tiến hành:
 - Đặt ba hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được.
 - Mỗi trẻ một khay màu và bút lông.
 - Cho trẻ về từng nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới tạo 
thành.
 - Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả.
 * Kết quả :
 + Màu xanh lá cây + Màu đỏ = Màu Nâu.
 + Màu vàng + Màu đỏ = Màu Cam.
 + Màu xanh lá cây + Màu vàng = Màu Xanh Lá Non.
 - Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với nước.
 ( Hình ảnh 6 : Sự biến đổi của màu sắc)
 *Thí nghiệm 6 : Quả trứng thần kỳ 
 1- Mục đích: 
 - Trẻ biết nước muối mặn hơn nước ngọt (Đó là lí do tại sao ta dễ nổi trên mặt biển 
)
 - Trẻ biết quả trứng có thể nổi trên nước muối và chìm trong nước ngọt
 2- Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, 2 quả trứng, Nước, muối.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_kham_pha_khoa_hoc_cho_tre_ma.docx