SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
Trong mỗi cá nhân yếu tố tự lập là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác thì nhanh nhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác. Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỉ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm…. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận: Trong mỗi cá nhân yếu tố tự lập là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác thì nhanh nhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác. Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỉ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1 Đặc điểm chung của lớp. Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường . Tôi dạy ở lớp B2 và có 2 giáo viên đứng lớp. Số học sinh được giao là 37 trẻ ( 13 trẻ gái và 24 trẻ trai). Trình độ chuyên môn của 2 giáo viên đứng lớp: 1 Cao Đẳng - 1 Đại học. Qua khảo sát đầu năm tôi nhận thấy rằng lớp tôi có một số thuận lợi và khó khăn sau: Giáo viên: Có 2 giáo viên/lớp đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có khả năng sư phạm tốt linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là các hoạt động tập thể cho trẻ. Trường đẹp phòng học khang trang sạch đẹp, có bề dày kinh nghiệm và luôn được nhân dân và chính quyền địa phương tin tưởng về mọi mặt nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Trẻ đều ở địa bàn xung quanh trường học nên rất thuận tiện cho việc liên hệ trao đổi. Phụ huynh phối kết hợp với giáo viên rất quan tâm tới việc giáo dục con các kỹ năng sống thêm ở nhà. Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. 2/10 Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ năng hỗ trợ người khác còn rất ít trẻ đạt yêu cầu. Từ kết quả trên tôi đã nghiên cứu các biện pháp cụ thể để giáo dục tính tự lập cho trẻ như sau: 3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu và lựa chọn những kỹ năng cần thiết phù hợp để rèn cho trẻ lớp mình: Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau: Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối. Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu. Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây.. 3.2. Biện pháp 2: Tổ chức luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Ở tuổi mẫu giáo khi lên 4 tuổi trẻ tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì vậy tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kết hợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ. VD: Tôi thấy khi tới lớp trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất lên giá dù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu những lần như vậy tôi luôn đứng bên cạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ “ Khả Anh giỏi quá khi đến lớp đã biết tự giác cởi và cất giày lên giá dép rất đẹp và gọn. Không những vậy ngày nào tôi cũng cho trẻ phải gấp quần áo gọn gàng rồi mới được cất vào ngăn tủ. Mới đầu trẻ chưa quen gấp chưa đẹp nhưng tôi cho trẻ thực hiện hành động này hàng ngày nên lâu dần trẻ đã có thói quen cất quần áo và cất rất đẹp. 4/10 Trong các hoạt động giáo dục trẻ tôi luôn tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới, được tổ chức thường xuyên mọi lúc, mọi nơi, thể hiện được mối quan hệ hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau, chúng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc biệt là nhu cầu và hứng thú của trẻ trong hoạt động. Trong suốt thời gian trẻ tham gia hoạt động cần duy trì tính hấp dẫn của nhiệm vụ, tạo cho trẻ có hứng thú và niềm say mê khám phá. Trẻ chủ động tích cức tham gia các hoạt động trải nghiệm, các tình huống khác nhau của cuộc sống. Dần dần trẻ trở nên tích cực chủ động, linh hoạt và tự tin trong mọi hoàn cảnh. Thì trong mọi hoạt động khác cô giáo cũng tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô giáo, vừa là bạn của trẻ VD: Hàng tuần cứ đến ngày thứ sáu cô lại cùng trẻ lau dọn, cửa lớp, giá đồ chơi, sắp xếp giá đồ chơi, chăn chiếu gọn gàng ngăn nắp 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào hoạt động học. Ở lứa tuổi này trẻ nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên, vì vậy nên tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động, trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình và nhà trường. Đối với 4-5 tuổi trẻ đã có khả năng làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và luôn chứng tỏ khả năng của mình trong giờ học đối với các hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy tôi cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi qui định. VD: Trong giờ học tạo hình cần đến vở tạo hình và hộp màu tôi nhờ trẻ chuẩn bị giúp cô. Sau khi học xong tôi cũng cho trẻ cất đồ dùng về đúng vị trí. VD: Trong giờ học toán tôi đã chuẩn bị rổ đồ dùng cho mỗi trẻ nhưng tôi đặt chung vào một chỗ, tôi cho mỗi trẻ lên lấy một rổ về chỗ của mình để học. Học xong trẻ cất đồ dùng đúng vị trí. Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì ở các đồ dùng đó, giờ học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Qua đó tôi còn rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy. Trong các tiết học cô luôn khuyến khích động viên trẻ, mạnh dạn, tự tin, biết hoạt động độc lập. Trẻ hứng thú và tích cực hơn hoạt động, vận động, nhanh nhẹn hoạt bát hơn, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ chủ động trong mọi hoạt động không ỷ lại vào người khác. VD: Giờ tạo hình cô xé dán bức tranh vườn phương tiện giao thông cô yêu thích. Sau đó cô hỏi ý tưởng của trẻ, trẻ sẽ tự sáng tạo tự xé dán phương tiện giao thông theo ý tưởng của trẻ mà trẻ yêu thích, không dựa dẫm ỉ lại vào cô giáo. 6/10 Tôi luôn tuyên truyền với phụ huynh hiểu thế nào là cho trẻ tự lập, tự làm những việc trong khả năng của trẻ, bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm không nên làm giúp trẻ, hay khi trẻ đã biết làm rồi thì người lớn nên khuyên khích động viên trẻ, cho trẻ rèn luyện tính tự lập đó nhiều lần để trở thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của trẻ. VD: Tôi thấy một số trẻ lớp tôi rất được bố mẹ nuông chiều không bao giờ tự làm một việc gì, đến lớp thì đợi cô và bạn làm giúp đỡ. Tôi đã trò chuyện và tôi tuyên truyền cho họ các phương pháp về giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ để phụ huynh có thể áp dụng tại gia đình. Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, trẻ biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình. Qua việc thực hiện những biện pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả trong quá trình thực hiện giáo dục tính tự lập cho trẻ. Cuối năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và đạt được kết quả như sau:1. Về phía giáo viên và nhà trường: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ CUỐI NĂM. STT Nội dung giáo dục Tổng Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ 1 Kỹ năng tự phục vụ bản thân 37 33 89 4 11 2 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh 37 37 100 0 0 3 Kỹ năng hỗ trợ người khác 37 28 81 7 19 8/10 tự lập phù hợp với trẻ. Có như vậy mới giúp trẻ trở thành người năng động, tự tin khi trưởng thành. 2. Đề xuất kiến nghị: Tổ chức nhiều buổi kiến tập các lớp làm tốt việc giáo dục tính tự lập cho trẻ, để chúng tôi có cơ hội học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường. Mặc dù chỉ là sáng kiến nhỏ của riêng tôi nhưng tôi mong rằng qua bản, SKKN này tôi sẽ nhận được nhiều sự góp ý động viên của các cấp, các ngành, BGH đóng góp ý kiến cho tôi để tôi có hướng tiếp thu phấn đấu và làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thế hệ tương lai của đất nước. Xin chân thành cảm ơn! 10/10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_tinh_tu_lap_cho_tre_lua_tuo.doc