SKKN Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức khoẻ thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ 4-5 tuổi

Trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe cho trẻ sẽ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Thông qua giáo dục sức khỏe nhằm cung cấp cho trẻ một số khái niệm cơ bản như: Giữ gìn vệ sinh thân thể, để giúp cho cơ thể phòng tránh bệnh tật, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của của việc giáo dục sức khỏe cho trẻ nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe thông qua các hoạt động hằng ngày cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
doc 16 trang skmamnon 15/06/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức khoẻ thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức khoẻ thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức khoẻ thông qua các hoạt động hàng ngày cho trẻ 4-5 tuổi
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe 
thông qua các hoạt động hằng ngày cho trẻ 4 – 5 tuổi.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ 
năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non.
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt
 Ngày/tháng/năm sinh: 13/06/1990
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Mầm non Vinh Quang
 Điện thoại: 0782230486
 4. Đồng tác giả: Không
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Vinh Quang
 Địa chỉ: Xã Vinh Quang, Huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng
 Điện thoại: 
 II. Mô tả giải pháp đã biết: 
 Trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và 
hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe cho trẻ 
sẽ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình 
cảm xã hội và thẩm mĩ. Thông qua giáo dục sức khỏe nhằm cung cấp cho trẻ 
một số khái niệm cơ bản như: Giữ gìn vệ sinh thân thể, để giúp cho cơ thể phòng 
tránh bệnh tật, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
 Nhận thức được tầm quan trọng của của việc giáo dục sức khỏe cho trẻ 
nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành thói quen bảo vệ sức 
khỏe thông qua các hoạt động hằng ngày cho trẻ 4 – 5 tuổi”. Trong năm học 
trước những giải pháp mà tôi đã áp dụng tại trường lớp tôi như sau:
 Giải pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết 
cho các hoạt động vệ sinh.
 Giải pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác chăm 
sóc - vệ sinh cho trẻ.
 Giải pháp 3: Sưu tầm, vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi 
vào hoạt động vệ sinh.
 - Ưu điểm:
 + Giáo viên được trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để giáo dục trẻ qua các 
hoạt động vệ sinh hàng ngày. Chủ đề Nội dung
 - Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày tại trường.
 - Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng 
 Trường mầm nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. Giữ gìn vệ 
 non sinh môi trường.
 - Tập thể hiện bằng lời nói với cô giáo một số dấu hiệu khi bị ốm.
 - Chơi các trò chơi vận động.
 - Vệ sinh thân thể, tập thói quen tốt về vệ sinh cá nhân. Tập 
 luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. Tập 
 tự phục vụ trong sinh hoạt.
 Bản thân - Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. Một số dấu hiệu khi bị ốm.
 - Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Ích lợi 
 của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
 - Chơi các trò chơi vận động.
 - Tập giúp bố mẹ một số công việc vừa sức.
 Gia đình - Làm gì khi trong nhà có người ốm.
 - Chơi các trò chơi vận động.
 - Giới thiệu một số nghề có liên quan đến bảo vệ sức khỏe.
 Nghề nghiệp - Ăn uống đủ chất để lớn lên có sức khỏe làm việc.
 - Hợp tác với bác sĩ khi được khám chữa bệnh.
 Nước và các - Liên quan giữa thời tiết với sức khỏe. Chọn lựa trang phục 
 hiện tượng tự theo thời tiết.
 nhiên - Ích lợi của mặc trang phục phù hợp thời tiết đối với sức khỏe.
 Quê hương - - Tư thế ngồi đúng, không xem sách chỗ không đủ ánh sáng.
 Bác Hồ - Bảo vệ môi trường.
 Giải pháp 2. Giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ thông qua việc rèn các 
kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 *Hoạt động 1: Rửa mặt 
 Mục đích: Dạy trẻ các bước rửa mặt. Hình thành ở trẻ thói quen giữ mặt 
luôn sạch sẽ.
 Chuẩn bị: Khăn mặt, nước, chậu, bài thơ (Bé tập rửa mặt)
 Tiến hành: 
 - Trước khi hướng dẫn cách rửa, cô giải thích cho trẻ biết tại sao phải giữ 
cho mặt mũi sạch sẽ (để cho mặt lúc nào cũng sạch sẽ, đẹp, đáng yêu..), trẻ biết 
khi nào phải rửa mặt (khi bẩn, lúc ngủ dậy, khi đi chơi về, trước và sau bữa ăn..).
 - Cô cho trẻ đọc bài thơ bé tập rửa mặt, vừa đọc vừa làm động tác mô 
phỏng động tác rửa mặt. - Hướng dẫn trẻ cách lấy nước rửa chân: Lấy nước từ vòi nước hoặc trong 
xô. Hướng dẫn trẻ cách rửa chân: Dội nước vào hai chân từ cổ chân xuống, làm 
ướt hai bàn chân. Dùng chân này cọ vào chân kia: rửa cổ chân, mắt cá chân, mu 
bàn chân, ngón chân, kẽ ngón chân..Cọ hai chân vào nhau, dội nước sạch lau 
khô chân.
 - Hướng dẫn trẻ đi dép, giày đúng chân. Khi không dùng đến giày dép, 
hướng dẫn và rèn cho trẻ có thói quen để giày dép đúng nơi quy định
 Giải pháp 3. Hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe trẻ trong các giờ 
hoạt động hằng ngày
 Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non 
được bắt đầu từ khi đón trẻ đén khi trẻ về gia đình. Trong từng thời điểm diễn ra 
hoạt động tôi luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục bảo vệ 
sức khỏe một cách hợp lý, tự nhiên và trong những hoàn cảnh thích hợp như sau:
 Trong giờ đón trẻ: 
 Tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng 
thức dậy: Bé làm những gì? Vì sao phải làm như thế? Làm như thế nào? Cách ăn 
mặc như thế nào để phù hợp với thời tiết? 
 Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình, tôi cũng dặn trẻ những thói quen cần 
thiết về cách giữ gìn vệ sinh cá nhân để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh như: Cắt 
ngắn móng tay, móng chân, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.... 
 Trong giờ thể dục sáng:
 Tôi lựa chọn bài tập thể dục sáng phù hợp với sự phát triển của trẻ theo 
từng chủ đề: Trong giờ đón trẻ tôi mở nhạc bài hát “ Vui đến trường...” trẻ vừa 
tập theo giai điệu vừa hiểu được tính giáo dục của bài hát.
 Ngoài ra, tôi luôn giáo dục trẻ luôn rèn luyện, chăm chỉ tập thể dục sẽ có 
lợi cho sức khoẻ, cơ thể khỏe mạnh, ngày càng lớn nhanh, xinh đẹp và giúp cho
 chúng ta thông minh, học giỏi chăm ngoan hơn. Các con phải thường xuyên tập 
thể dục như: đi bộ, chạy nhảy, hạn chế ngồi và xem tivi nhiều...
 Trong giờ hoạt động học: 
 Tôi sử dụng các bài hát, câu đố, bài thơ cung cấp kiến thức vệ sinh cho trẻ 
như: bài hát: rửa mặt như mèo, tay ngoan tay thơm, vì sao mèo rửa mặt, tay xinh 
của bé, bàn tay sạch, Các bài thơ: Giữ hàm răng đẹp, cô dặn bé, bé tập rửa 
mặt, đôi bàn tay của bé, áo quần sạch sẽTừ đó giáo dục trẻ biết vệ sinh thân 
thể sạch sẽ thơm tho để bảo vệ sức khỏe cho mình.
 Ví dụ: Với chủ đề Bản thân, thông qua hoạt động học LQTPVH, đề tài thơ: 
‘‘Đôi mắt’’ tôi đã tích hợp những nội dung sau: Trẻ biết mắt là một trong năm 
giác quan của cơ thể, mắt để nhìn mọi vật xung quanh. Giáo dục trẻ biết giữ gìn 
đôi mắt ngày càng sáng hơn. Tôi luôn tìm cách tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi ngủ (trò chuyện, hát 
ru, kể chuyện nhẹ nhàng,) . Không nên cho trẻ ngủ thoải mái lúc nào muốn, vì 
nó sẽảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của trẻ, đi ngủ và thức dậy đúng 
giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định.
 Khi trẻ thức dậy, tôi hướng dẫn cho trẻ cất gối đúng nơi quy định, đi vệ 
sinh, rửa mặt, súc miệng, vận động tay chân, chuẩn bị quà chiều.
 Giải pháp 4. Phát động phong trào thi đua – khen thưởng đối với trẻ
 Để có động lực thúc đẩy sự vui thích và tạo được nề nếp thói quen cho trẻ, 
tôi đã tham mưu với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp phát động phong 
trào thi đua với các tiêu chí cụ thể nhằm rèn luyện vệ sinh cá nhân cho trẻ để 
cuối năm có một món quà nhỏ tặng cho trẻ nào thực hiện tốt nhất.
 Đầu năm học tôi đã phát động phong trào: “Bé chăm ngoan - sạch đẹp” với 
các tiêu chí: 
 + Trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân: tự rửa tay, lau mặt, súc miệng đúng cách
 + Trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe phòng chống dịch Covid-19: đeo khẩu 
trang trước khi đến lớp và khi trở về nhà, sát khuẩn tay khi đến trường không 
khạc nhổ bừa bãi.
 Dựa vào những tiêu chí trên tôi sẽ đánh giá việc hình thành thói quen bảo 
vệ sức khỏe của từng trẻ để kịp thời khuyến khích động viên giúp đỡ trẻ và cuối 
năm sẽ dành một phần quà cho những trẻ thực hiện tốt.
 Giải pháp 5. Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục 
bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
 “Nhà trường là ngôi nhà thứ hai còn gia đình là ngôi trường đầu tiên của 
trẻ”. Do đó gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành thói 
quen và hành vi của trẻ. Những người thân trong gia đình phải là tấm gương cho 
trẻ, định hướng và giúp trẻ tiếp thu và hình thành được những thói quen cần thiết 
trong cuộc sống. Ngoài việc được chăm sóc giáo dục tốt ở trường, trẻ cần được 
sự quan tâm, giáo dục của gia đình. Ý thức được tầm quan trọng của việc phối 
hợp giữa nhà trường, giáo viên và gia đình trong việc giáo dục trẻ, bản thân tôi 
thường tuyên truyền đến các bậc phụ huynh bằng các hình thức sau:
 Đầu năm nhận trẻ tôi thường quan sát trẻ, nắm bắt tình hình của từng trẻ 
sau đó trao đổi với phụ huynh. Trong cuộc họp phụ huynh tôi phổ biến với các 
bậc phụ huynh về yêu cầu mà độ tuổi cần đạt từ đó trao dổi để đưa ra các giải 
pháp phù hợp với từng trẻ.
 Ngoài ra tôi luôn tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ ở góc tuyên truyền, 
và trao đổi trực tiếp thông qua các giờ đón, trả trẻ.
 Những thông tin tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi có dịch bệnh. vì vậy việc thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe cho trẻ là hết sức cần 
thiết và mang tính thiết thực cao.
 - Với đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành thói quen bảo vệ sức 
khỏe thông qua các hoạt động hằng ngày cho trẻ 4 – 5 tuổi”, bản thân tôi đã áp 
dụng có hiệu quả tại lớp 4TB2 trường Mầm non Vinh Quang. Hiệu quả sáng 
kiến mang lại về phía giáo viên, về phía trẻ đã được chứng minh trong việc hình 
thành các kỹ năng giúp trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Từ đó hình 
thành những thói quen hành vi tốt trong sinh hoạt cho trẻ. 
 - Các giải pháp trên còn cung cấp các kiến thức cho các bậc phụ huynh 
trong việc chăm sóc và giáo dục con em mình từ đó tạo cho trẻ một môi trường 
giáo dục văn minh. 
 - Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi thấy sự 
thay đổi rõ rệt của trẻ, trẻ có ý thức, kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân cũng 
như có những thói quen văn minh trong việc bảo vệ sức khỏe không chỉ ở 
trường học, gia đình mà còn ở những nơi công cộng.
 - Nhà trường, giáo viên và gia đình nhận thức được tầm quan trọng của 
việc hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe cần tạo mọi điều kiện động viên, giúp 
đỡ trẻ trong mọi hoạt động.
 - Các giải pháp trên đang được áp dụng hiệu quả tại nhóm lớp 4 tuổi B2 
trường Mầm non Vinh Quang, các trường mầm non trong toàn huyện và hoàn 
toàn có thể áp dụng trong toàn thành phố trong việc dạy và phát triển thói quen 
bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp 
như hiện nay.
 III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến:
 a. Hiệu quả kinh tế:
 Mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như phòng 
chống dịch bệnh Covid-19, các dịch bệnh theo mùa: thuỷ đậu, tiêu chảy ... cho 
trẻ em trong thời kì dịch bệnh diễn biến phức tạp.
 b. Hiệu quả về mặt xã hội:
 * Đối với trẻ:
 - Trẻ có thói quen vệ sinh tốt góp phần bảo vệ sức khỏe như: Trẻ biết thực 
hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo mùa: đeo khẩu trang trước khi 
đi học và khi trở về nhà, biết sát khuẩn tay trước khi vào lớp, tự giác rửa tay 
bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn,
 * Bảng khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp:

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_thoi_quen_bao_ve_suc_khoe_t.doc