SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ thành những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm. Đặc biệt hơn đối với trẻ 4 - 5 tuổi việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào tuổi học trò và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. Các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các hoạt động học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là tách gộp trong phạm vi 5 và đếm đến 9. Cho nên nếu ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “hoạt động làm quen với toán” cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép, phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là:“Học mà chơi, chơi mà học”.
Qua quá trình dạy trẻ hoạt động làm quen với toán, tôi nhận thấy hứng thú của trẻ trong việc tham gia hoạt động làm quen với toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ tham gia các hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình.
Hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. Các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các hoạt động học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là tách gộp trong phạm vi 5 và đếm đến 9. Cho nên nếu ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “hoạt động làm quen với toán” cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép, phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là:“Học mà chơi, chơi mà học”.
Qua quá trình dạy trẻ hoạt động làm quen với toán, tôi nhận thấy hứng thú của trẻ trong việc tham gia hoạt động làm quen với toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ tham gia các hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận: Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Mầm non có vị trí rất quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Có thể nói sự phát triển nhân cách nói chung và kết quả học tập ở trường phổ thông, đặc biệt là lớp 1 phụ thuộc khá lớn vào sự tích cực nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự giáo dục chất lượng cao. Đối với trẻ Mầm non cần được vui chơi, hoạt động với đồ vật, trong đó hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, thông qua đó ta có thể cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản để giúp trẻ khám phá, kích thích trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Trong đó hoạt động làm quen với toán không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì thế nên lứa tuổi mẫu giáo việc hướng dẫn trẻ “Làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng” là cơ hội tốt sớm hình thành ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, phát triển ngôn ngữ và tư duy logic. Bên cạnh đó quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán đã góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ thuở ấu thơ. Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ thành những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm. Đặc biệt hơn đối với trẻ 4 - 5 tuổi việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào tuổi học trò và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. Các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các hoạt động học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là tách gộp trong phạm vi 5 và đếm đến 9. Cho nên nếu ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “hoạt động làm quen với toán” cho trẻ ở trường mầm 4 việc nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. 3. Lịch sử đề tài Đề tài này đã được nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2022 – 2023. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi đề tài: Trong năm học 2022 – 2023, thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành phát động và luôn lấy mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội. Chính vì thế, ở đề tài này tôi đi sâu vào “Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” tại lớp tôi dạy. 4.2. Đối tượng: Đề tài “Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” đã và đang áp dụng cho lớp Chồi 2 của tôi phụ trách. II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. Thực trạng đề tài 1.1. Đặc điểm tình hình Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công dạy lớp Chồi 2, tổng số học sinh 26/12 1.2. Thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên quan tâm hướng dẫn tận tình trong chuyên môn. Được sự phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên cũng như cha mẹ học sinh trong suốt quá trình thực hiện. Lớp được bố trí đủ 02 giáo viên. Trường xây dựng khang trang, lớp học rộng, thoáng mát sạch sẽ. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, đồ dùng đồ chơi phong phú. Bản thân tôi luôn nhiệt tình năng nổ trong công việc, tâm huyết với nghề, dành hầu hết thời gian cho công việc và nghiên cứu chuyên môn. Hàng tháng tôi luôn được Ban giám hiệu dự giờ, rút kinh nghiệm. Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, ngoan ngoãn. Đó là điều kiện thuận lợi để tôi dạy tốt môn học này. 1.3. Khó khăn: Toán học là một hoạt học tương đối khô khan đối với tất cả các bậc học. Đặc biệt ở bậc học mầm non, việc hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ không 6 được thực hành, hoạt động với các đồ vật đồ chơi qua đó trẻ cảm thấy không bị nhàm chán khi tham gia học vốn đã khô khan đối với trẻ. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng hoạt động học, đúng chủ đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Các đồ dùng trực quan chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Ví dụ: Trong hoạt động học làm quen với số 6.Tôi chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan cho trẻ gồm 2 nhóm: bướm và cánh cam có số lượng 6. Yêu cầu trẻ xếp tương ứng 1:1. Ví dụ: trong tiết dạy chia nhóm số lượng trong phạm vi 4. Tôi sẽ sử dụng đồ dùng trực quan khác không sử dụng đồ dùng đã học ở hoạt động trước để gây hứng thú cho trẻ. Khi đưa đồ dùng đồ chơi trực quan vào hoạt động học, trẻ hoạt bát hơn, chăm chú lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến vì được hoạt động khám phá với đồ vật là đặc tính cơ bản gây hứng thú được thể hiện rõ ở tiết học làm quen với toán. Qua đó các kiến thức cô cần cung cấp cho trẻ được tiếp thu nhanh hơn. Có đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn, trẻ được nâng cao hơn về kiến thức, giờ 8 3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Việc ứng dụng phương tiện công nghệ trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng. Muốn trẻ thực hiện tốt công nghệ thông tin vào trong hoạt động, điều kiện đầu tiên phải có cô giáo sử dụng máy tính thành thạo vẫn chưa đủ mà còn phải biết thiết kế giáo án điện tử cho các hoạt động học, biết tìm các tư liệu giáo dục trên intetnet để vận dụng những hình ảnh sống động đưa vào giáo án. Từ thực tế giảng dạy và trong 1 năm, tôi nhận thấy bên cạnh những tập tranh minh hoạ có sẵn, chúng ta có thể đưa công nghệ thông tin vào để làm phim động minh họa cho các hoạt động học nói chung và hoạt động học làm quen với toán nói riêng để phát triển sự tư duy sáng tạo ở trẻ. Có như vậy trẻ mới tập trung chú ý hơn trong quá trình học và giáo viên cũng chủ động, linh hoạt hơn trong khi dạy trẻ. Ví dụ: Với bài dạy “Làm quen với số 7” Tôi có thể cho trẻ đếm số lượng máy bay, giáo viên chọn chế độ khi ta nhấp chuột vào chiếc máy bay nào thì chiếc đó sẽ bay lên, thông qua đó trẻ sẽ dễ dàng quan sát khi tập đếm số lượng máy bay. Ngoài ra giáo viên có thể cho trẻ tìm số tương ứng với số lượng máy bay, với hiệu ứng bàn tay và âm thanh được cài sẵn nếu trẻ chọn sai số thì âm thanh sẽ phát ra là bạn chọn chưa đúng hãy chọn lại đi nào, nếu trẻ chọn đúng số thì âm thanh sẽ phát ra là bạn chọn đúng rồi. Với hiệu ứng này sẽ giúp trẻ tích cực hứng thú hơn trong giờ học. 3 5 4 2 7 6 Làm thế nào để một bài dạy có thể mang lại cho trẻ những bài học thú vị, luôn mới mẻ, kích thích tính ham học ở trẻ nhất là những học sinh yếu kém. Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp trẻ ấn tượng, luôn nhớ mãi những bài học có hình ảnh và âm thanh sống động. Có nhiều cách để thể hiện hình thức này. 10 3.4. Chọn nội dung thích hợp và dạy tích hợp theo chủ đề: Dạy tích hợp theo chủ đề dựa trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, khai thác tiềm năng vốn có của trẻ và dựa vào các đặc điểm của trẻ, phù hợp với hứng thú, nhu cầu nguyện vọng và năng khiếu trên tinh thần tự do, tự nguyện chủ động tích cực tham gia hoạt động của trẻ. Theo từng hoạt động học, từng chủ đề khác nhau mà cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi khác nhau. Sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp khác nhau để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động học có nội dung khác nhau sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu của hoạt động học. Để đạt được mục đích và yêu cầu của hoạt động học, ngoài việc thực hiện đầy đủ nội dung trong hoạt động học đã quy định, giáo viên cũng cần phải biết sử dụng các hình thức đổi mới như đưa những trò chơi tích hợp vào, và sử dụng trò chơi nào cho phù hợp với tình huống chơi, vai chơi trong dạy học tích hợp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo để lồng ghép vào hoạt động học. Vì trò chơi chiếm vị trí trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ mẫu giáo học tốt nhất là thông qua trò chơi, qua trò chơi giúp trẻ học hứng thú hơn sinh động hơn mang tính mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học” để rèn luyện cũng như những hiểu biết về kỹ năng. Thường thì mỗi bài dạy về số lượng tôi đều suy nghĩ, dẫn dắt trẻ để trẻ đi theo một chủ đề nào đó hoặc bằng câu chuyện để lôi cuốn và thu hút trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Câu cá” trong hoạt động làm quen với văn học bài thơ “Mèo đi câu cá”. Tôi có thể tích hợp trò chơi câu cá để cho trẻ đếm số lượng cá câu được. * Mục đích: - Trẻ nhận biết được số lượng cá câu được. - Trẻ biết hợp tác với nhau khi chơi. * Chuẩn bị: Cần câu, cá, ao cá. * Tiến hành: Cô đưa ra tình huống: các bạn có biết tại sao hai anh em mèo trắng lại khóc không? (tại vì không câu được cá). Để giúp hai anh em mèo có cá để ăn cô sẽ chia lớp mình thành hai đội thi đua câu cá nhé. Với trò chơi này không những giúp góp phần cho tiết làm quen văn học của trẻ đạt kết quả cao mà qua đó trẻ còn được củng cố các kiến thức đã học. Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà” trong tiết dạy phát triển nhận thức bài “Phân biệt các loại nhà”. * Mục đích: 12 Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy mức độ hình thành biểu tượng về số lượng của trẻ đã tăng lên rõ rệt. Các biện pháp dạy học mà tôi đưa ra là hoàn toàn có kết quả tốt và phù hợp với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 5. Kết quả đạt được 5.1. Về phía cô: Từ những biện pháp đã thực hiện trên, tôi đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể: Tôi nắm chắc được phương pháp giảng dạy, biết tích hợp linh hoạt các hoạt động khác vào hoạt động học. Tổ chức những phương pháp học tập tích cực: trò chơi, thực hành, tích hợp để dạy trẻ làm quen với toán. Tổ chức các hoạt động vui chơi, đưa ra câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ trả lời, khuyến khích động viên trẻ kịp thời, biết khai thác khả năng của trẻ. Tổ chức ôn luyện cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Phối hợp với phụ huynh trong việc làm đồ dùng dạy học và đồ chơi, củng cố kiến thức cho trẻ tại gia đình. Công tác phối hợp phụ huynh trong việc ủng hộ phế phẩm, phế liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và thực hiện công tác bố trí sắp xếp lớp tạo điều kiện để trẻ hoạt động tốt. Bản thân đúc kết được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác dạy học của mình. 5.2. Về phía trẻ: Trẻ biết sử dụng đồ dùng đồ chơi khéo léo hơn, biết tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo khi được hoạt động với các nguyên vật liệu mở. Trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin vào các góc hoạt động ở lớp, trẻ thích chơi cùng bạn, biết được nhiệm vụ của mình và bạn khi chơi, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn để hoàn thành vai chơi. Trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ra ở trong lớp, có kỹ năng tham gia vào các hoạt động, bổ sung kiến thức khá phong phú cũng như kiến thức vững vàng. III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Qua thời gian tìm tòi và áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng muốn gặt hái được kết quả nêu trên thì ngoài những kiến thức, kỹ năng mà trẻ có cần được vận dụng vào các hoạt động khác trong trường mẫu giáo, giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp sau:
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_ve_so_luong_cho.docx