SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực sức khỏe tốt mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động, trẻ lắng nghe thực hiện các động tác theo lời hướng dẫn của cô, trẻ được trao đổi cùng cô, trao đổi với các bạn về nội dung của bài tập luyện, được nghe và biết thêm những từ mới. Các hoạt động thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, sự phát triển thể chất tốt giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn, giúp nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, nhờ vậy mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp trẻ rèn kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận.
Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển thêm về mặt tình cảm- xã hội và thẩm mĩ. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động, giúp trẻ có thể lực, sức khỏe tốt, tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp trẻ có mối quan hệ tốt với cô giáo, bạn bè. Những bài tập vận động có kết hợp âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu, thể hiện được tốt hơn các động tác, nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay thông qua hoạt động nghệ thuật, tạo hình.
Là một giáo viên giảng dạy trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể chất cho trẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoa Pơ Lang”
+ Mục tiêu của đề tài là chỉ ra một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong các hình thức giáo dục thể chất.
+ Nhiệm vụ của đề tài:
- Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện pháp sư phạm để cải thiện thực trạng.
- Áp dụng một số biện pháp sư phạm trong tổ chức các hình thức giáo dục phát triển vận động.
doc 19 trang skmamnon 02/07/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang
 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
 trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 16-17
nghiên cứu 
III. Phần kết luận, kiến nghị 17
1. Kết luận 17
2. Kiến nghị 17
 2 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
 trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
tác, nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay thông qua 
hoạt động nghệ thuật, tạo hình.
 Là một giáo viên giảng dạy trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ các hoạt động rèn 
luyện vận động phát triển thể chất cho trẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự 
phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một 
số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Hoa Pơ Lang”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 + Mục tiêu của đề tài là chỉ ra một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận 
động trong các hình thức giáo dục thể chất.
 + Nhiệm vụ của đề tài:
 - Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện pháp sư phạm để 
cải thiện thực trạng.
 - Áp dụng một số biện pháp sư phạm trong tổ chức các hình thức giáo 
dục phát triển vận động.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 
tích cực vận động. X
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Là học sinh 4-5 tuổi, lớp chồi phân hiệu buôn Dur 1 trường mầm non 
Hoa Pơ Lang xã Dur Kmăl huyện Krông Ana tỉnh Đăklăk.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng nhiều nhóm 
phương pháp nghiên cứu như sau:
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Nhóm phương pháp trực quan.
 - Nhóm phương pháp dùng lời.
 - Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 - Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
 II. Phần nội dung 
 1. Cơ sở lý luận
 4 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
 trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
 - Lớp có 2 giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó bản thân tôi là một giáo 
viên có trình độ trên chuẩn, được đào tạo bài bản. Bản thân tôi luôn có tâm huyết 
với nghề, luôn có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, luôn quan 
sát nắm bắt đặc điểm phát triển thể chất, đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của 
từng trẻ trong lớp. 
 + Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi cũng đã gặp không ít những 
khó khăn khi thực hiện đề tài đó là:
 - Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn: trang thiết bị, đồ dùng, dụng 
cụ phục vụ cho giáo dục thể chất chưa đầy đủ, thiếu thốn, diện tích lớp học và 
sân trường chật hẹp, chưa đúng quy trình của mầm non, sân trường không có mái 
che cho trẻ hoạt động ngoài trời, không có các khu vực chơi ngoài trời như: khu 
vực chơi với cát- nước, bơi lội, khu vực tập thể dục thể thao, chưa có phòng giáo 
dục thể chất...
 - 100% phụ huynh học sinh làm nghề nông, trình độ học vấn thấp, kinh tế 
còn nhiều khó khăn nên không có điều kiện quan tâm chăm sóc con cái, trong 
lớp có rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi (8/32 trẻ). 
 Đối tượng học sinh có tới 62,5% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, 
sống trong vùng kinh tế khó khăn, trẻ không được va chạm nhiều với làng xóm, 
thế giới xung quanh vì vậy đa phần trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, còn thụ 
động trong các hoạt động. 
 2.2. Thành công- hạn chế
 - Thành công: Trẻ được tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể 
chất trong chương trình giáo dục mầm non, do giáo viên tổ chức. Giáo viên 
khẳng định được năng lực giáo dục trẻ.
 - Bên cạnh những thành công, tôi vẫn còn gặp một số hạn chế như: trẻ còn 
nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, vẫn còn thụ động, chỉ biết làm theo hướng dẫn 
của cô, chưa tích cực vận động. Giáo viên chưa có kiến thức sâu, rộng, chưa 
nhiều kinh nghiệm.
 2.3. Mặt mạnh- mặt yếu
 + Mặt mạnh: Trẻ tò mò, ham học hỏi, thích được trải nghiệm, thực hành. 
Giáo viên biết khắc phục những khó khăn của nhà trường, nghiên cứu kỹ chương 
trình và xây dựng phương pháp tổ chức phù hợp.
 + Mặt yếu: Trẻ rất thụ động khi tiếp thu kiến thức, không tự tin trong vận 
động, nhiều trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ giáo dục phát triển thể chất còn 
thiếu thốn.
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 6 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
 trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
6 Chiều cao (bình thường) 25/32 78,1%
 Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy sự phát triển của trẻ còn khá thấp, tôi luôn 
băn khoăn suy nghĩ tìm ra những biện pháp để giúp trẻ tích cực vận động trong 
các hình thức giáo dục thể chất, và tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 
 3. Giải pháp, biện pháp: 
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình 
cảm- xã hội, thẩm mĩ.
 - Làm cho giờ học sinh động, lôi cuốn, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham 
gia hoạt động. Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.
 - Giúp trẻ phát triển tốt các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo dai...
 - Giúp trẻ phát triển tốt khả năng phối hợp các giác quan, các bộ phận trên 
cơ thể.
 - Những kỹ năng của trẻ cũng trở thành những kỹ xảo khi trẻ tích cực hoạt 
động.
 - Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập với các đồ dùng dụng cụ đẹp, phù 
hợp với trẻ cùng với việc kết hợp cho trẻ tập theo nhạc sẽ giúp trẻ phát triển tốt 
cảm giác nhịp điệu.
 - Giúp cho phụ huynh nhận thức được sự cần thiết phải quan tâm chăm 
sóc phát triển thể chất cho trẻ.
 - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao trình độ chuyên môn 
trong chăm sóc, giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 X
 * Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giúp trẻ phát triển vận động.
 - Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn 
với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Vì thế trong mỗi 
hình thức giáo dục thể chất tôi đều chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đảm bảo bền, an 
toàn cho trẻ, kích thước và trọng lượng của đồ dùng phù hợp với trẻ. 
 Trường tôi chưa có phòng thể dục chức năng, một số đồ dùng dụng cụ 
luyện tập còn thiếu nên cần làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho tiết dạy.
 Ví dụ: Dùng vải may làm những túi cát có kích thước vừa với bàn tay trẻ, 
không to quá, không nhỏ quá, trọng lượng không nặng để trẻ dễ dàng thực hiện 
 8 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
 trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
sân trường hay ở trong lớp học. Trang phục luyện tập của cô và trẻ phải gọn 
gàng, thoải mái, dễ vận động, phù hợp với thời tiết và tính chất của vận động cần 
thực hiện. 
 - Tùy theo từng đề tài, từng chủ đề mà tôi lựa chọn cách dẫn dắt khác nhau 
như lồng các vận động đó theo một câu chuyện, theo hình thức thi đua... để tạo 
sự hứng thú cho trẻ, tạo môi trường gần gũi, hấp dẫn, mới lạ, tạo cảm xúc tích 
cực cho trẻ vận động. 
 + Tổ chức thực hiện đề tài theo một câu chuyện: ở một chủ đề nào đó, tùy 
theo từng thời điểm, tùy theo đề tài tôi lựa chọn cho trẻ đóng vai các “nhân vật” 
trong truyện, thực hiện các vận động tương ứng của nhân vật phù hợp với kỹ 
năng của đề tài đó. Đồng thời tôi cũng chuẩn bị mô hình, đồ dùng theo bối cảnh 
của câu chuyện đó sao cho phù hợp, sinh động, lôi cuốn trẻ.
 Ví dụ: Đề tài: Bật xa 35- 40 cm. Chủ đề: Thế giới động vật, chủ đề nhánh 
“Động vật sống trong rừng”.
 Tôi chuẩn bị những đồ dùng như: mô hình khu rừng có nấm hương, dòng 
suối có chiều rộng 40 cm, thảm hoa, mũ thỏ con cho trẻ đội, mũ thỏ mẹ.
 Hoạt động 1: Tôi dẫn dắt vào hoạt động: Hôm nay các chú Thỏ con được 
nghỉ học, Thỏ mẹ muốn nhờ các chú Thỏ con vào rừng hái nấm giúp Thỏ mẹ. 
Các chú Thỏ con có đồng ý giúp Thỏ mẹ không? Nào chúng ta cùng đi nào. Cho 
trẻ khởi động đi, chạy các kiểu theo nhạc về chủ đề.
 Hoạt động 2: À! chú Thỏ đã đến bìa rừng rồi, các chú Thỏ hãy cùng nhau 
tập thể dục để có sức khỏe tốt và đi hái nấm nhé. Cho trẻ tập bài tập phát triển 
chung theo nhạc về chủ đề, tập các động tác tay, bụng, chân, bật (nhấn mạnh 
động tác bật- tập 6 lần x 4 nhịp). 
 Cô mở nhạc có tiếng chim hót, tiếng nước chảy và hỏi trẻ: Ồ! Các chú Thỏ 
có nghe thấy tiếng gì không? Tiếng chim hót, tiếng nước chảy, nhìn xem kìa, có 
một dòng suối ở phía trước, làm sao chúng ta có thể vượt qua để đi hái nấm đây? 
(Cho trẻ tự trả lời). Bật qua à? Nhưng bật qua như thế nào? Chú thỏ nào có thể 
bật qua trước được? Các chú Thỏ con chưa biết bật như thế nào thì hãy nhờ Thỏ 
mẹ bật trước cho các Thỏ con xem nhé. Cô đóng vai Thỏ mẹ bật mẫu cho Thỏ 
con xem và hướng dẫn cách bật ở lần bật mẫu thứ hai. Sau đó cho các chú Thỏ 
con bật, và chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời. Sau khi cả lớp thực hiện hết một lượt 
thì cô tiếp tục dẫn dắt: Các chú Thỏ con xem kìa, phía trước có gì? À ! Những 
thảm hoa đẹp quá, các chú Thỏ nhớ đừng dẫm chân lên các thảm hoa nhé! (trẻ 
tiếp tục bật qua các thảm hoa). Sau khi hái nấm, các chú Thỏ thi đua bật trở về 
kẻo trời sắp tối.
 10 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho 
 trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
 À ! Thế nhưng mà để bước vào phần thi này các chú phải “Đi thay đổi 
hướng theo vật chuẩn, bật qua suối” đấy. Các chú bộ đội, có ai biết cách đi chưa? 
Để tôi hướng dẫn các chú đi nhé! Cô làm mẫu, cho lần lượt trẻ lên thực hiện, cô 
sửa sai cho trẻ kịp thời, tôi tiếp tục thay đổi cách đặt vật chuẩn theo hướng thẳng 
để tăng độ khó, độ mới lạ, hấp dẫn và kích thích trẻ tích cực hoạt động (cho 2 đội 
thi đua). Sau đó tôi lại đặt vật chuẩn dích dắc, cho 2 đội lấy cờ “Đi thay đổi 
hướng theo vật chuẩn, bật qua suối” đem cờ về cắm ở doanh trại đội mình.
 Đồng thời tôi nhận xét tuyên dương cá nhân trẻ, tuyên dương các đội chơi 
kịp thời để động viên khuyến khích trẻ, tạo không khí vui tươi gần gũi, thân 
thiện cho trẻ tích cực vận động.
 Hoạt động 3: Các chú bộ đội của chúng ta tham gia hội thi rất nhiệt tình, 
sôi nổi và các chú cũng đã thấm mệt rồi, xin mời các chú bộ đội của chúng ta đi 
nhẹ nhàng, hít thở sâu cho đỡ mệt nhé! (cho trẻ đi theo nhạc)- hồi tĩnh....
 - Trong quá trình cho trẻ trải nghiệm, thực hành tôi không quên động viên, 
khuyến khích, tuyên dương trẻ kịp thời nhằm tạo sự hưng phấn cho trẻ. Tùy vào 
từng chủ đề, từng thời điểm nhận thức của trẻ mà tôi lựa chọn phương pháp lên 
lớp khác nhau, loại tiết khác nhau nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ, tạo sự hứng 
thú, mới lạ, kích thích trẻ vận động.
 * Biện pháp 3: Giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua tổ chức 
giờ tập thể dục buổi sáng.
 - Giờ tập thể dục sáng được tiến hành vào sáng sớm khi đón trẻ và cho trẻ 
tập ngoài trời (trừ những ngày trời mưa gió thì cho trẻ tập trong lớp). 
 - Ở mỗi chủ đề, tôi cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài hát có trong chủ đề 
đó, đồng thời tôi cũng thay đổi một số động tác trong buổi thể dục sáng cho trẻ 
thực hiện khi thay đổi chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, tăng thêm sự hứng thú cho trẻ, 
tránh sự nhàm chán và làm thay đổi các hoạt động cơ bắp.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non” cho mỗi trẻ cầm một lá cờ, trẻ sẽ khởi 
động chạy chậm, chạy nhanh thành vòng tròn, đi chậm kết hợp vỗ tay, đi bằng 
mũi bàn chân, đi chống gót chân, chạy chậm chạy nhanh, sau đó di chuyển đội 
hình hàng ngang, vỗ tay theo nhạc, xoay cổ tay, xoay bả vai, xoay khuỷu tay, 
xoay đầu gối... trên nền nhạc bài hát “Bài tập buổi sáng”. Chuyển sang bài tập 
phát triển chung trẻ sẽ tập theo nhạc bài hát “Chào bình minh” kết hợp các động 
tác hô hấp “Thổi bóng bay”, động tác cơ tay- vai “Đưa tay lên cao, ra phía trước, 
sang ngang”, động tác cơ bụng- lườn “Nghiêng người sang bên”, động tác cơ 
chân “Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối”, động tác bật nhảy “Bật nhảy 
tại chổ”. Hồi tĩnh trẻ thực hiện các động tác điều hòa theo nhạc bài “Vui đến 
trường”.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_tich_cuc_van_dong_trong_giao.doc