SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Qua hoạt động ngoài trời trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và sự thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học.
Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên tươi đẹp. Ở trường mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như được trở về với làng quê với những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ ngồi chia sẻ những điều thú vị mà bản thân vừa khám phá được hay có những nhóm trẻ được thỏa thích chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập bênh Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non.
Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên tươi đẹp. Ở trường mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như được trở về với làng quê với những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ ngồi chia sẻ những điều thú vị mà bản thân vừa khám phá được hay có những nhóm trẻ được thỏa thích chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập bênh Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi
2 Biện pháp 3: Tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên. - Ưu điểm: + Giáo viên được trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để giáo dục trẻ qua các hoạt động ngoài trời. + Trẻ được tham gia nhiều các trò chơi và có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua các trò chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên ngoài trời. - Hạn chế: + Những giải pháp đã áp dụng chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm một số nghề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. + Việc tổ chức giờ hoạt động ngoài trời của giáo viên còn gò bó, áp đặt cảm xúc của trẻ, chưa chú trọng tới từng cá nhân trẻ. Ít tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực, tự giác, tự nguyện, chưa biết tận dụng những hoạt động trải nghiệm thực tế để làm giàu các biểu tượng cảm xúc cho trẻ. + Các trò chơi chưa sáng tạo, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ do đó dẫn tới việc trẻ không hứng thú tham gia vào các hoạt động. + Vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ còn nhiều hạn chế nên việc trải nghiệm các trò chơi dân gian hay trải nghiệm một số làng nghề truyền thống còn hạn chế chủ yếu dựa vào vốn kiến thức mà giáo viên truyền đạt. + Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều do đó sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp thu của trẻ cũng như quá trình tổ chức triển khai hoạt động. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Kế hoạch tổ chức giờ chơi ngoài trời là công cụ giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Một kế hoạch được xây dựng nghiêm túc sẽ không chỉ đảm bảo cho trẻ có một giờ chơi với nội dung phong phú, trẻ hứng thú tích cực mà còn giúp giáo viên nắm bắt được khả năng và kiểm soát được lượng vận động của trẻ khi tham gia hoạt động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm tòi, lựa chọn các nội dung đề tài cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề. Các nội dung đó phải đáp ứng được mục tiêu của chủ đề, phù hợp với lứa tuổi. Các nội dung được xây dựng cụ thể và đầy đủ vào nội dung hoạt động của kế hoạch chủ đề. Khi xây dựng kế hoạch cho các giờ chơi ngoài trời, tôi phân bố để các nội dung hoạt động, trò chơi vận động, trò chơi dân gian không bị lặp lại giữa các ngày trong tuần để tránh việc tạo sự nhàm chán cho trẻ. Giải pháp 2. Tạo môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ Môi trường hoạt động là trải nghiệm là toàn bộ không gian bên ngoài sân trường, vườn trường và ở cả bên ngoài khuôn viên của trường. Môi trường để tổ 4 tham gia hoạt động. Vì vậy, ngay từ đầu năm học này, tôi đã thực hiện việc thay đổi một số nội dung ở hoạt động quan sát. Cho trẻ được quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ. Ví dụ: Quan sát công việc của các cô nuôi dưỡng; công việc của bác bảo vệ; quan sát phương tiện giao thông đi lại trên đường; quan sát trời mưa; quan sát những đám mây. Hoặc tổ chức cho trẻ quan sát các vật gần gũi và có sẵn ở các khu vực trong trường, sân trường, vườn trường như: xe máy, xe đạp, các cây xanh, cây cảnh, cây hoa, các con vật nuôi như thỏ, chim bồ câu, gà... Điều này làm kích thích tính tò mò của trẻ, trẻ hứng thú, tích cực tham gia khám phá. Với việc tận dụng mọi đối tượng quan sát, tôi đã không còn phải tổ chức lặp đi lặp lại các nội dung cho trẻ quan sát trong các chủ đề. Không phải mất nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm mà vẫn có những nội dung quan sát phong phú, đa dạng từ các sự vật, hiện hượng gần gũi xung quanh trẻ. Trong khi tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm của hoạt động, đưa ra những câu hỏi gợi mở để cho trẻ được tự quan sát, cầm, nắm, sờ... Trẻ tự đưa ra nhận xét, đánh giá, mạnh dạn tự nói lên ý kiến của riêng mình. Chính vì vậy, giáo viên cần có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về thế giới xung quanh để có thể cung cấp và giải đáp những thắc mắc của trẻ. Ngoài ra, tôi còn tạo các tình huống để cho trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết tình huống đó đồng thời sáng tạo, mở rộng nội dung hoạt động trong quá trình hoạt động. - Hoạt động trải nghiệm, khám phá: Trước đây, trong các giờ chơi hoạt động ngoài trời tôi thường thấy giáo viên rất ít khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá. Giáo viên thường ngại khi tổ chức các hoạt động này bởi vì các hoạt động này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, đầu tư, liên hệ cụ thể với địa điểm đến tham quan. Tuy nhiên, hiện nay đối với hoạt động này tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, phối kết hợp cùng với phụ huynh tổ chức cho trẻ đi tham quan một số nơi như: + Tổ chức cho trẻ đi tham quan đền các di tích lịch sử địa phương như: Đình làng Hu Trì, Khu di tích Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trẻ được trải nghiệm đến những nơi tâm linh, hình thành cho trẻ thói quen có ý thức khi ở nơi công cộng. Thông qua các hoạt động khám phá trải nghiệm đã tạo cho trẻ sự hứng thú, trẻ tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động hàng ngày. Qua hoạt động mà trẻ được trải nghiệm đã cung cấp cho trẻ các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống của trẻ. 6 Ví dụ: Tổ chức trò chơi “Ếch dưới ao” + Mục đích của trò chơi: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng đi, nhảy, di động, né tránh. Hình thành tố chất nhanh nhẹn, rèn luyện sức mạnh. + Cách chơi: Vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao, các trẻ đóng vai làm ếch đứng thành vòng tròn, một trẻ đóng vai làm người đi câu ếch. Khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu thì trẻ làm ếch đồng thanh đọc lời ca: Ếch ở dưới ao Thấy bác đi câu Vừa ngớt mưa rào Rủ nhau trốn mau Nhảy ra bì bọp Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu ặp ặp. Ếch kêu ặp ặp Các chú ếch vừa hát vừa nhảy ra khỏi ao để lên bờ, khi đó người đi câu sẽ đuổi theo. Dây câu chạm vào ai là người đó phải thay vai người đi câu ếch, con ếch nào nhảy về ao thì sẽ không bị câu nữa. + Luật chơi: Người đi câu chỉ được câu con ếch ở ngoài vòng tròn ao. * Chơi tự do Đây là hoạt động mà trẻ được tự do vui chơi với và đồ chơi, trò chơi mà trẻ yêu thích, thỏa mãn nhu cầu cá nhân của trẻ. Khi cho trẻ chơi tự do, tôi đã quy định với trẻ về vị trí, khu vực chơi và luôn bao quát trẻ, bảo đảm an toàn cho trẻ. Giáo viên chỉ là người định hướng hỗ trợ và quan sát trẻ chơi, từ đó hình thành cho trẻ kĩ năng hoạt động theo nhóm, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, rèn luyện kĩ năng tự lập, kĩ năng giao tiếp... Giải pháp 4. Sử dụng linh hoạt các trò chơi trong tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các trò chơi phù hợp để vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng thời còn giúp trẻ phát triển về thể lực, nhận thức và phát triển các giác quan. * Các trò chơi phát triển thể lực cho trẻ: Trò chơi vận động tác động tích cực đến sự phát triển thể chất, thể lực cho trẻ. Chính vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện hệ thống cơ bắp, phối hợp các vận động cơ thể. Cho trẻ chơi với các đồ chơi, ngoài trời và các dụng cụ vận động sẵn có trong sân trường như cầu trượt, đu quay, nhà bóng, bập bênh đồng thời thực hiện các vận động bò, trườn, trèo, tung, ném, chuyền, nhảy lò cò giúp cho việc rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân và sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể. Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể để tăng cường tính đoàn kết ở trẻ như: Trời nắng trời mưa; Về đúng nhà; Ô tô và chim sẻ 8 Giải pháp 6. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh: Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng mầm non, và với rất nhiều chuyên đề, nổi trội như chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; chuyên đề “Kỹ năng sống” dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Trường tôi có trồng rau xanh cho trẻ tham quan vườn rau trong buổi hoạt động ngoài trời ở chủ đề thế giới thực vật và các chủ đề khác. Đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho trẻ trong bữa cơm hàng ngày. Phụ huynh cũng đã góp một phần không nhỏ trong việc chăm sóc vườn rau đó là ủng hộ đất ải để cải tạo vườn, góp phân luống nhằm cải tạo đất giúp cho vườn rau của bé tươi tốt hơn. Trẻ không những tham quan vườn rau mà còn được tham gia xới đất, trồng rau, tưới rau. Trẻ được học cách trồng rau ngay tại trường học, có thể nói đây là môi trường lý tưởng cho trẻ trải nghiệm, học tập những gì thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra phụ huynh còn giúp các cô trong việc tạo đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi. Hay là đem những lốp xe đến cho các cô làm ra những đồ chơi phát triển vận động ngoài sân. III.2. Tính mới, tính sáng tạo: - Đã có sự năng động, sáng tạo trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động, biết cách khai thác và sử dụng các khu vực trong khuôn viên nhà trường một cách hợp lý, khai thác các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi một cách hợp lý có hiệu quả. - Giải pháp trên đã đưa ra những nội dung giáo dục cụ thể, rõ ràng nhằm phát huy tính tích cực trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ. - Giáo viên đã đưa những hoạt động trải nghiệm trong cuộc sống, những hoạt động trải nghiệm truyền thống của địa phương để cho trẻ được thực hành, khám phá. Trường tôi đã bố trí và xây dựng các khu cho trẻ thực hành trải nghiệm như: Bé làm quen với làng nghề truyền thống, Chợ quê, Bé tập làm lính cứu hỏa, Bé làm quen với nước, Bé làm quen với màu sắc, Tiệm trà sữa, Bé khám phá về gió, Bé làm bác nông dân,Giúp bản thân trẻ sáng tạo hơn trong tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, hình thành cho trẻ những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách, giúp trẻ đạt được những kết quả tốt nhất khi tham gia hoạt động. 10 việc trong cuộc sống hàng ngày, từ đó góp phần làm giàu các biểu tượng cảm xúc cho trẻ và giúp trẻ hiểu được những nét đẹp truyền thống của quê hương. - Giáo viên nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của biện pháp đó là cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vui chơi, tự do, tự nguyện, tự tin thể hiện ý tưởng của mình trong mọi hoạt động. - Thông qua các giải pháp trên, tôi thấy có những ảnh hưởng tích cực đến việc giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động ngoài trời cho trẻ góp phần thúc đẩy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: a. Hiệu quả kinh tế: Giáo viên sử dụng linh hoạt và sáng tạo tận dụng mọi thời điểm từ đó kích thích khả năng tiềm ẩn của trẻ, tận dụng và khai thác cảm xúc suy nghĩ của mỗi cá nhân trẻ. b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Trẻ không chỉ đơn thuần được vui chơi ngoài trời mà còn được thực hành trải nghiệm các công việc trong cuộc sống hàng ngày, từ đó góp phần làm giàu các biểu tượng cảm xúc cho trẻ và giúp trẻ hiểu được những nét đẹp truyền thống của quê hương. - Giáo viên nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của biện pháp đó là cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vui chơi, tự do, tự nguyện, tự tin thể hiện ý tưởng của mình trong mọi hoạt động. Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. - Phụ huynh ý thức hơn về việc chăm sóc giáo dục trẻ, quan tâm tới con em mình nhiều hơn. c. Giá trị làm lợi khác: - Chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các bạn đồng nghiệp để cùng nhau học hỏi, ứng dụng trong thực tế quyết tâm theo phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. - Nâng cao chất lượng của giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ trong trường mầm non. - Tạo được niềm tin với gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho trẻ thói quen biết quan tâm chia sẻ trong trường mầm non. Từ đó thu hút được sự quan tâm ủng hộ của mọi tầng lớp trong việc chăm lo sự nghiệp giáo dục. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ............................................................ ............................................................ ............................................................ Nguyễn Thị Dung ............................................................
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong.doc