SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ tích cực trong hoạt động Tạo hình ở trường mầm non

Trong các hoạt động giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình có một vai trò rất lớn đối với sự phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ. Hoạt động tạo hình giúp trẻ biết yêu thích cái đẹp, biết thích và mong muốn tạo ra cái đẹp, Qua việc tham gia tạo hình giáo viên giúp trẻ lĩnh hội kiến thức về sự vật hiện tượng, các thao tác và kĩ năng tạo hình, kĩ năng sử dụng nguyên liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên và cùng với tính tích cực, độc lập và sáng tạo, ngoài ra còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, rèn luyện đôi tay khéo léo, óc sáng tạo của trẻ.
Qua hoạt động tạo hình giáo viên có thể phát hiện những khả năng sáng tạo tiềm ẩn ở trẻ, từ đó bồi dưỡng quan tâm trẻ,tạo điều kiện để trẻ phát huy khả năng trở thành những họa sĩ tương lai, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tuổi tôi thấy chất lượng giáo dục thẩm mỹ của trẻ chưa cao một số trẻ ít hứng thú vào hoạt động tạo hình. Đôi bàn tay sử dụng các nguyên liệu tạo hình còn lóng ngóng vụng về, các nét vẽ run rẩy, có trẻ không tự tin cầm bút để vẽ… Các sản phẩm của trẻ ít hoàn chỉnh chưa có nhiều sản phẩm đẹp vì những lý do trên tôi nghĩ rằng mình cần phải làm thế nào để trẻ tích cực trong hoạt động tạo hình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp cũng như của nhà trường. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài này: “Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu Giáo Nhỡ tích cực trong hoạt động Tạo hình ở trường mầm non”
doc 23 trang skmamnon 05/01/2025 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ tích cực trong hoạt động Tạo hình ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ tích cực trong hoạt động Tạo hình ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ tích cực trong hoạt động Tạo hình ở trường mầm non
 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
 1. Cơ sở lý luận
 Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận 
biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật 
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với 
khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng 
của trẻ mầm non.
Trong chương trình GDMN, hoạt động tạo hình là một môn nghệ thuật có ý 
nghĩa to lớn, nó không chỉ giúp trẻ hình thành phát triển hài hòa về các mặt, mà 
ở đây trẻ được bộc lộ cảm xúc của mình và thỏa sức sáng tạo.
 Qua hoạt động tạo hình góp phần giúp trẻ linh hoạt hơn trong các thao tác, 
và các khớp tay, cổ tay,Từ đó giúp trẻ khéo léo hơn và từ đó hình thành ở trẻ 
những hành vi ứng xử đạo đức như biết yêu cái đẹp, biết phân biệt cái thiện, cái 
ác, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
 Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ phát triển về trí tuệ, trẻ phản ánh lại những 
hình dạng, kích thước, màu sắc của vạn vật và cuộc sống xung quanh, phát triển 
cho trẻ khả năng quan sát, so sánh, tư duy, phân tích và tổng hợp, rèn luyện trí 
nhớ cho trẻ, đặc biệt là phát huy tính sáng tạo ở trẻ. Tư duy của trẻ gắn liền với 
cảm xúc và ý muốn chủ quan nên trẻ sẽ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú 
và say mê thực hiện những ý tưởng của mình, mặc dù những sản phẩm chỉ với 
những họa tiết đơn giản nhưng nó là cả quá trình tổng hợp, là sự yêu thích và 
được trẻ phản ánh lại dưới góc nhìn của trẻ. 
 Với hoạt động tạo hình không chỉ để trẻ thực hiện dập khuôn theo mẫu của 
cô, mà phải mở rộng đề tài hay ý thích cho trẻ. Như vậy trẻ mới thỏa sức sáng 
tạo từ đó trẻ sẽ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình
 Hoạt động tạo hình còn hình thành cho trẻ những kĩ năng cầm bút, sử 
dụng màu sắc, tư thế ngồi, và cách nhìn của trẻ, đó là những kĩ năng là tâm thế 
là hành trang cho trẻ bước vào lớp 1
 Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, lĩnh hội kiến thức dưới hình 
thức: “Học bằng chơi, chơi mà học” tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp 
giúp trẻ Mẫu Giáo Nhỡ tích cực trong hoạt động Tạo hình ở trường mầm non”.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Trẻ em là tương lai, là nền móng của dân tộc là sự phát triển tiến bộ của 
toàn nhân loại. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non 
là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ. 
 2/23 - Đa số trẻ thực hiện vẫn dưới hình thức dập khuôn ít có sự sáng tạo, chưa 
có sự chủ động trong học tập, kĩ năng vẽ, xé, nặn còn hạn chế;
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm rèn luyện kỹ năng cho trẻ, nhất là về 
môn tạo hình phụ huynh chưa quan tâm rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở nhà;
 - Bản thân và giáo viên chưa nhiều sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tạo 
hình nên chất lượng sản phẩm chưa cao.
c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 - Bảng khảo sát đầu năm của trẻ 
+ Số trẻ khảo sát: 20 trẻ 
Nội Trẻ rất hứng thú tích Trẻ ít hứng thú chưa Trẻ không hứng thú 
dung cực tham gia hoạt thường xuyên tích cực tham gia hoạt động 
 động tạo hình hoạt động tạo hình tạo hình
Kết Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
quả 8/20 40% 10/20 50% 12/20 60%
- Về giáo viên: Tổng số hoạt động được dự, đánh giá: 5 
 Kết quả
 Xếp loại
 Số lượng Tỷ lệ %
 Tốt 1 20%
 Khá 4 80%
 Trung bình 0 0%
 4/23 Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy mình có nhiều kiến thức kinh 
nghiệm hơn để chăm sóc và giáo dục trẻ nhất về lĩnh vực phát triển tạo hình. 
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập phong phú, đa dạng tạo điều 
kiện kích thích trẻ tham gia hoạt động tạo hình
 Năm học 2019-2020 cùng với toàn bậc học mầm non luôn phấn đấu xây 
dựng “Môi trường học lấy trẻ làm trung tâm” Vấn đề đó trong các trường mầm 
non có ý nghĩa hết sức to lớn bởi vậy cần tạo cho trẻ một môi trường xanh, sạch, 
an toàn, phong phú đây cũng là một yếu tố trực tiết tác động đến trẻ nhằm phát 
huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. chính vì vậy việc xây dựng cảnh quang 
trường, lớp cũng được tôi đặc biệt quan tâm như: 
 * Xây dựng môi trường trong lớp học:
Môi trường trong lớp học rất quan trọng nó quyết định đến việc trẻ có hứng thú 
hay không và phát triển thẩm mỹ cho trẻ hay không nên tôi đặc biệt quan tâm: 
Môi trường trong lớp học tôi trang trí xắp xếp phù hợp hài hòa, thường xuyên 
thay đổi theo sự kiện hợp lý, kích thích trẻ và phụ huynh quan sát sẽ tạo được sự 
chú ý hấp dẫn lôi cuốn trẻ, với các góc mở chủ yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự 
làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái 
mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúcHàng ngày tôi cho trẻ lựa chọn các 
học liệu để trẻ thể hiện tuỳ theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển 
những kỹ năng cơ bản. Trẻ được vẽ, cắt, xé, dán, nặn bằng sự tưởng tượng của 
chính mình. 
 Những đồ dùng luôn để ở trạng thái mở và nguyên vật liệu phải phù hợp 
với chủ đề để trẻ dễ dàng sử dụng và kích thích tính sáng tạo của trẻ 
 VD: Ở chủ đề gia đình, cô để những khung ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng 
yêu của gia đình, và nguyên vật liệu là những chiếc cúc áo cũ, hoa khô, những 
que kem và ống hút, Cô tạo tình huống cho trẻ lấy ống hút và que kem làm 
thành khung ảnh, và trang trí bằng hoa khô và cúc áo cũ ... 
Luôn tạo tình huống, những câu hỏi gợi mở để trẻ sáng tạo ra những sản phẩm
 VD: Ở góc nấu ăn cô để những chai nước lavi nhỏ, cô tạo tình huống đồ 
dùng trong gia đình chưa có thìa, cô gợi ý trẻ phần dưới của chai nước có hình 
dạng như thế nào? Nhìn giống đồ dùng phục vụ ăn uống nào? Trẻ có thể cắt 
phần dưới đó ra làm những chiếc thìa xinh xắn.
 Tôi luôn chú ý đồ dùng phải đẹp, đủ và đa dạng để đủ mỗi trẻ có ít nhất 
một đồ dùng đồ chơi để tạo cơ hội trẻ nào cũng được hoạt động. Để đảm bảo khi 
sử dụng nguyên liệu tạo hình tôi luôn chú ý những điểm sau: An toàn (không 
nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại) rẻ tiền (những nguyên vật liệu có ở 
 6/23 (Hình 3: Hoa hướng dương - sáng tạo từ vỏ hướng dương)
 Dần dần trẻ bị thu hút bởi đồ dùng đó, trẻ sẽ hứng thú hoạt động giúp trẻ 
phát triển tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú hơn.
 Hay trang trí các đạo cụ âm nhạc góp phần làm các buổi biểu diễn sinh 
động hơn, những cây đàn được trang trí nhiều màu xanh đỏ hay diện trên mình 
những bộ trang phục nhiều màu sắc làm nổi bật chính do bàn tay trẻ làm và trẻ 
được mặc trên sân khấu biểu diễn âm nhạc sẽ làm cho trẻ thêm hứng khởi hoạt 
động...
 Làm nhiều đồ dùng sáng tạo không những phục vụ nhu cầu hoạt động của 
của trẻ mà còn tiết kiệm kinh phí cho nhà trường.
 Tôi sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để 
thực hiện ý tưởng của mình, vào bất kỳ lúc nào mà trẻ thích và có thể trưng bày 
các sản phẩm của mình.
 Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, sắp 
xếp các nguyên vật liệu một cách hợp lý đẹp mắt
 Ngoài ra tôi còn bố trí không gian góc tạo hình ở phía cửa ra vào của lớp để 
tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực 
khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một hoạt động 
mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào, như góc xây dựng, góc 
phân vai, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động, vì 
vậy tôi đã tạo ra khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng 
 8/23 hình ảnh cha mẹ, cô giáo  Đều là đề tài yêu thích của trẻ. Đồng thời tôi được 
vẽ nên những bức tranh đó sẽ giúp tôi tự rèn luyện năng khiếu vẽ của bản thân, 
sau đó cho trẻ quan sát về và trò chuyện về cách vẽ và màu sắc trên bức tranh 
giúp cung cấp thêm những kiến thức kỹ năng tạo hình, trò chuyện về những bức 
tranh này chính là do cô giáo chủ nhiệm của mình và các cô giáo khác trong 
trường đã vất vả làm nên những bức tranh này nhằm cho trẻ hiểu được lao động 
là gì và từ đó trẻ biết yêu quí cái đẹp và bảo vệ môi trường của trường mình. 
 (Hình 5: Cô đang vẽ tranh tường)
 (Hình:6 cô và trẻ đang quan sát tranh tường)
 10/23 Sau khi thực hiện biện pháp xây dựng môi trường học tập phong phú, đa 
dạng từ trong lớp và môi trường ngoài được xây dựng thay đổi thường xuyên 
theo sự kiện này tôi thấy trẻ được trải nghiệm được tạo ra nhiều sản phẩm ý 
nghĩa trẻ cảm thấy thích đến trường hơn và hứng thú khi được học tạo hình và 
chất lượng giáo dục thẩm mỹ đạt kết quả cao.
3. Biện pháp 3: Luôn đổi mới hình thức gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức 
các hoạt động Tạo hình và lồng ghép tạo hình vào các hoạt động khác
 Trẻ có hứng thú và đạt hiệu quả cao trong khi tổ chức hoạt động tạo hình 
hay không cũng là nhờ sự thay đổi hình thức trong khi tổ chức hoạt động tạo 
hình nên: 
 * Đối với hoạt động học:
 Trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn là người động viên, 
khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và 
những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn tăng cường các 
câu hỏi gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong 
các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò những ý tưởng của 
trẻ. Hình thức gây hứng thú cần linh hoạt, đổi mới, câu văn dẫn dắt phù hợp có 
thể là một bài hát , câu đố, trò chơi hay một mô hình, đoạn video sẽ kích thích 
trẻ tập trung vào nội dung của tiết dạy. Nếu vận dụng hình thức vào bài không 
sinh động không hợp lý sẽ không tạo cảm xúc của trẻ, làm giảm tính tích cực 
hoạt động trí tuệ của trẻ.
 - Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không 
thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, bồi dưỡng ở trẻ óc quan sát, khả 
năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ 
tính thẩm mỹ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc 
làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân 
tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp 
giữa lời nói và động tác tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng 
thú tạo hình 
mẫu có thể đặt cố định một chỗ hoặc lưu động nhưng mẫu phải luôn luôn được 
để vị trí trẻ dễ nhìn ngắm và để từ đầu tới cuối tiết học. 
VD: Tiết Vẽ máy bay theo mẫu thì cô cũng cũng chuẩn bị tranh mẫu to của cô 
và một số tranh nhỏ để trên bàn và được để theo 4 hướng giúp trẻ nhìn thấy dễ 
dàng hơn, cô có thể cho trẻ vận động máy bay bay lượn để dẫn dắt vào bài. 
 12/23

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_nho_tich_cuc_trong_h.doc