SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ trí tưởng tượng, sự sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Qua hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc phát triển nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và nó là phương tiện quan trọng để hình thành nhân cách trẻ.
Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường tôi còn bị hạn chế do trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động tạo hình chưa thực sự hấp dẫn với trẻ, trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động tạo hình nên tính thẩm mĩ ở trẻ còn hạn chế, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ ít được tiếp xúc các nội dung tạo hình mới, sẵn có, gần gũi với cuộc sống của trẻ. Bên cạnh đó khả năng tạo hình của đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên chưa thực sự nghiên cứu để tìm hiểu đổi mới hình thức, chưa mạnh dạn ứng dụng thay đổi hình thức và tiến trình tổ chức hoạt động tạo hình về đề tài, chất liệu, kỹ năng…. Giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật trong và ngoài tiết học, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ vậy nên chưa tạo cảm xúc vui tươi trong hoạt động mang tính nghệ thuật, trẻ thụ động làm theo cô, nói theo cô. Từ đó, không phát hiện được năng khiếu, năng lực cá nhân của từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ phát triển tố chất nghệ thuật.
doc 16 trang skmamnon 29/09/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình
 1/15
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tên đề tài: 
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo 
hình”.
 I. Lý do chọn đề tài:
 Hoạt động tạo hình trong trường mầm non rất quan trọng với trẻ em. Nó 
có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho 
trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, hình thành ở trẻ tình yêu 
con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp
 Hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong 
việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hình thành ở trẻ 
những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ trí tưởng tượng, sự 
sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật 
bằng mắt một cách có mục đích. Qua hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể 
đến việc phát triển nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành ở trẻ tình yêu thiên 
nhiên, yêu cuộc sống và nó là phương tiện quan trọng để hình thành nhân cách 
trẻ. 
 Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường tôi còn bị hạn 
chế do trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động tạo hình chưa thực sự 
hấp dẫn với trẻ, trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động tạo hình nên tính thẩm 
mĩ ở trẻ còn hạn chế, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ ít được 
tiếp xúc các nội dung tạo hình mới, sẵn có, gần gũi với cuộc sống của trẻ. Bên 
cạnh đó khả năng tạo hình của đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên 
chưa thực sự nghiên cứu để tìm hiểu đổi mới hình thức, chưa mạnh dạn ứng 
dụng thay đổi hình thức và tiến trình tổ chức hoạt động tạo hình về đề tài, chất 
liệu, kỹ năng. Giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật 
trong và ngoài tiết học, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ vậy nên 
chưa tạo cảm xúc vui tươi trong hoạt động mang tính nghệ thuật, trẻ thụ động 
làm theo cô, nói theo cô. Từ đó, không phát hiện được năng khiếu, năng lực cá 
nhân của từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ phát 
triển tố chất nghệ thuật. 3/15
động trí tuệ như : Óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Hoạt động tạo hình 
chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như : 
tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo. 
 Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ 
nhỏ. Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn 
mực thẩm mĩ, đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong 
giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội 
qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. 
 Hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát 
triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ : việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện 
tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ như hình dáng, mầu sác, cấu trúc, 
tỷ lệ, sự sắp xếp không gian, nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sức hấp 
dẫn của đối tượng miêu tả. Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật 
tạo hình không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, 
luôn được rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn làm nảy 
sinh và nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê 
sáng tạo nghệ thuật. 
 Tóm lại, từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt 
hoạt động tạo hình là việc làm hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để 
trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách. Hiểu rõ được tầm quan trọng của 
hoạt động tạo hình dối với trẻ mầm non nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện 
pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình” để nghiên cứu, tìm hiểu, chia 
sẻ nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục 
trẻ trong trường mầm non nơi tôi đang công tác. 
2. Cơ sở thực tiễn
 Trường mầm non nơi tôi công tác đạt chuẩn Quốc gia mức độ I nên có 
đầy đủ điều kiện cho trẻ hoạt động tạo hình như: phòng học rộng rãi, phòng học 
chức năng nghệ thuật với không gian sáng tạo đầy đủ phương tiện trang thiết bị 
đồ dùng cho trẻ hoạt động tạo hình
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chuyên môn của giáo viên và 
thường xuyên cung cấp thiết bị đồ dùng dạy học mới. Các giáo viên trong trường có 
nhiều kinh nghiệm nên thường xuyên trau dồi nâng cao về chuyên môn. 5/15
được cung cấp thường xuyên. Tài liệu hướng dẫn riêng cho hoạt động tạo hình 
còn hạn chế về số lượng
*Về giáo viên: 
 Khả năng tạo hình của đội ngũ giáo viên không đồng đều còn lúng túng 
thiếu sức hấp dẫn. Một số giáo viên còn ngại thay đổi hình thức áp dụng mới, 
chưa lắng nghe trẻ, chưa tìm hiểu ý tưởng của trẻ, cho trẻ trải nghiệm ít.... Điều 
này ít nhiều chưa tạo được hứng thú để trẻ yêu thích hoạt động tạo hình.
* Về trẻ, phụ huynh:
 Khả năng nhận thức, khả năng tạo hình của trẻ không đồng đều. Các kĩ 
năng tạo hình của trẻ như vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép còn hạn chế. Trẻ còn nhút 
nhát chưa mạnh dạn, tự tin khi nói lên ý tưởng sáng tạo của mình. Một số trẻ còn 
hiếu động, nghịch nghợm không tập chung, không hợp tác với bạn trong hoạt 
động, gây rối như: Duy Ngân, Huy Bính, Thành Đạt, Hoàng Anh, Quốc 
Thịnh...yếu tố này cũng làm cho trẻ chóng chán. Đa số phụ huynh xem nhẹ cấp 
học mầm non, còn phó thác cho các cô nên ít giành thời gian cho con hoặc 
không quan tâm.
c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Tổng số trẻ: 38
Bảng khảo sát trẻ 
 TỐT KHÁ TRUNG BÌNH
STT NỘI DUNG
 SL TL % SL TL % SL TL %
1 Trẻ hứng thú với hoạt 
 12 31,6 9 23,7 17 44,7
 động tạo hình
2 Kỹ năng hoạt động tạo 
 hình của trẻ như (vẽ, 10 26,3 7 18,4 21 55,3
 nặn, cắt xé dán, chắp 
 ghép, in tranh)
3 Trẻ có sự sáng tạo trong 
 hoạt động tạo hình (nêu 8 21 6 15,8 24 63,2
 ý tưởng, tạo và đặt tên 
 sản phẩm, nhận xét) 7/15
cho trẻ học qua trải nghiệm của chính mình, cho phép trẻ chủ động đề xuất và 
khởi xướng các hoạt động học theo hứng thú.
 Để rèn tốt kỹ năng tạo hình cho trẻ khi xây dựng môi trường lấy trẻ làm 
trung tâm tôi tập chung vào các nội dung sau:
 Sưu tầm các phế liệu, các nguyên vật liệu thiên nhiên để hướng dẫn trẻ làm 
đồ dùng, đồ chơi. Các nguyên vật liệu này được tôi để vào các hộp nhựa có nắp 
đạy hoặc các rổ nhựa trắng có ghi tên nguyên vật liệu để tiện việc lấy cất và 
được trưng bày vào góc tạo hình trong lớp
 Ảnh: Nguyên vật liệu góc tạo hình
 Sau khi có nguyên vật liệu tôi hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ các 
phế liệu phẩm, các nguyên vật liệu thiên nhiên để nâng cao kỹ năng tạo hình cho 
trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi cho trẻ. Để đạt 
được mục đích này, cần phải phát huy tính sáng tạo cho trẻ mọi nơi, mọi lúc và 
với mọi vật liệu xung quanh. Nó không chỉ dạy trẻ sáng tạo, phát huy khả năng 
tư duy, tưởng tượng mà còn dạy cách tiết kiệm cho trẻ. Do đó, giáo viên cần tận 
dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi. Tạo đồ chơi bằng nguyên liệu 
thiên nhiên cô cho trẻ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: rơm, lá khô, quả khô, 
các loại hạt, sỏi Những nguyên liệu đấy có thể do cô chuẩn bị cho trẻ hoặc trẻ 
tự tìm và chuẩn bị để làm theo sáng tạo của trẻ. 
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng lá cây khô rụng ở sân trường cho trẻ vẽ thêm 
mắt mũi để tạo thành những con vật ngộ nghĩnh ghép dán thành các bức tranh 
theo tưởng tượng của trẻ, vẽ thành các bộ trang phục.....
Ví dụ: Chủ đề thực vật, nghề nghiệp tôi sưu tầm các loại xốp mầu, xốp trải nền, 
xốp mềm, bông, vải vụn,... để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động như 
các loại hoa, quả, dụng cụ nghề nghiệp hay các nhân vật rối trong các câu 
chuyện, bài thơ.....
 Ảnh: Đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu khác nhau
 Khi trẻ làm ra sản phẩm tôi tạo một khoảng để trưng bày sản phẩm của trẻ ở 
góc tạo hình trong lớp và trưng bày ra ngoài hành lang để giới thiệu cho phụ huynh 
biết sản phẩm của con em mình làm ra. Việc trưng bày sản phẩm đẹp của cô, của 
trẻ vào góc nghệ thuật, khu trưng bày sản phẩm đẹp để trẻ thường xuyên được 
ngắm nhìn, quan sát, trao đổi nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm nhận cái đẹp. 9/15
kể, những lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, 
chỉ dẫn, những câu hỏi-trả lời, những lời đàm thoại, trao đổi hay và hấp dẫn gây 
cho trẻ niềm vui sướng, tạo ý định tạo hình thú vị của trẻ giúp trẻ thấy được sự 
giống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp trẻ thể hiện sáng tạo 
thành công sản phẩm
 Bằng biện pháp này tôi đã rèn luyện ở trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt 
động của mình, nhận ra những thiếu sót và hướng sửa chữa những thiếu sót đó.
Ví dụ: Tiết tạo hình: Thổi mầu theo ý thích tôi sử dụng các câu hỏi và lời đàm 
thoại như: 
* Tranh 1
- Cô có bức tranh gì đây?
- Vườn hoa này được tạo ra bằng cách nào? (thổi, in màu)
- Dùng vật liệu gì để thổi thân và lá của hoa? (ống hút)
- Những bông hoa thì làm thế nào? (in bằng ngón tay)
- Khi in các bông hoa màu vàng xong các con phải làm gì để in sang bông hoa 
màu khác mà không bị lẫn màu (lau sạch tay)
- Các con có cảm nhận gì về màu sắc trong bức tranh?
 Ảnh: Tranh 1: Vườn hoa
* Tranh 2
- Tranh này được thổi màu thế nào? (nhỏ giọt màu xuống giấy thổi vào giữa giọt
 màu để tạo ra bông hoa có dạng tròn )
- Những bông hoa có màu sắc thế nào?
- Khi thổi màu các con có hít vào không? (không hít vào chỉ lấy hơi thổi ra)
 Ảnh: Tranh 2: Những bông hoa
* Tranh 3
- Cách thổi màu tranh này có gì khác? (hòa 1 ít xà phòng lẫn với màu khi thổi sẽ 
tạo ra bức tranh này)
- Các con đặt tên gì cho bức tranh? 
- Khi xem tranh này các con có cảm nhận gì? (về hình, màu?)
Các con có thích tạo ra bức tranh của mình bằng cách thổi màu không?
 Ảnh: Tranh 3: Hoa sắc mầu 11/15
động, bổ trợ cho trẻ trong việc thực hiện mục đích của hoạt động tạo hình. Chính 
vì vậy ở mỗi hoạt động , Tôi thường thay đổi các hình thức gây hứng thú khác 
nhau như sử dụng thơ ca, câu đố, đồng dao, âm nhạc hoặc chơi trò chơi một 
cách khéo léo giúp trẻ hứng thú và bước vào giờ học một cách tập trung thoải 
mái.
 Ví dụ: Tiết vẽ con gà trống, muốn trẻ có biểu tượng về con gà trống tôi 
gây hứng thú bằng cách cho trẻ nghe bài hát: “Con gà trống” hoặc đọc câu đố: 
Con gì mào đỏ, gáy ò ó o, sáng sớm tinh mơ, gọi người thức giấc. Từ đó trẻ sẽ 
có khái niệm hình thành biểu tượng về con gà trống.
 Những câu thơ, những bài hát, những mẩu chuyện sinh động được lồng 
vào một cách hợp lý và đúng chỗ sẽ giúp trẻ không chỉ hiểu về sự vật một cách 
chính xác, đầy đủ mà còn tạo điều kiện cho trẻ hình dung về đối tượng miêu tả 
một cách rõ nét, dầu tính thẩm mĩ, chất nghệ thuật phong phú và từ các sản 
phẩm đó sẽ dẫn tới sự tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. 
 Ví dụ: Tiết tạo tranh phương tiện giao thông tôi cho trẻ xem video về một 
số nguyên vật liệu sau đấy cho trẻ nêu nhận xét về nguyên vật liệu này có thể 
làm được gì tạo ra được những gì. Khi trẻ nói lên được suy nghĩ của bản thân trẻ 
xong thì tôi cung cấp tranh mẫu cho trẻ quan sát để tạo thêm ý tưởng tạo hình 
cho trẻ. Sau đấy tổ chức cho trẻ làm bài tạo hình của mình.
 Ảnh: Trẻ hoạt động tạo hình
 Ngoài việc tổ chức theo phương pháp đặc trưng của hoạt động . Để nâng 
cao chất lượng hoạt động tạo hình và tăng cường hoạt động tích cực của mỗi cá 
nhân cũng như sự hợp tác của trẻ tôi thay đổi các hình thức tổ chức các hoạt 
động tạo hình để trẻ học tốt hoạt động tạo hình bằng cách cho trẻ hoạt động tạo 
hình theo các nhóm: nhóm nhỏ và nhóm lớn. Mục đích của hoạt động theo nhóm 
này là nhằm bồi dưỡng trẻ có năng khiếu hoặc giúp trẻ yếu kém nhanh chóng bắt 
kịp, hòa nhập với hoạt động tạo hình của toàn lớp.
 Hiểu được điều đó tôi tôi thường xuyên cho trẻ của lớp mình với nhóm 
nhỏ số lượng trong nhóm thường từ 2-7 trẻ gồm những trẻ có hứng thú, có năng 
khiếu tạo hình hoặc ngược lại, những trẻ yếu kém trong lĩnh vực này. Thành 
phần của nhóm có thể gồm những trẻ ở các trình độ khác nhau. Với sự hướng 
dẫn, gợi mở nhẹ nhành của tôi, mỗi trẻ có thể thực hiện bài tạo hình tự chọn theo 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_nho_4_5_tuoi_hoc_tot.doc