SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong hoạt động góc ở trường mầm non

Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được hoc tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…, thông qua hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em trở thành những trải nghiệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm, đạo đức và trí tuệ cho trẻ.
doc 16 trang skmamnon 15/06/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong hoạt động góc ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong hoạt động góc ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong hoạt động góc ở trường mầm non
 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non”
dụ như: Trẻ đang chơi ở “góc xây dựng” làm “Chú thợ xây tài ba”, trẻ tự nhiên 
sang góc “phân vai” để làm “người mua nước” về mời các bạn uống.
 Trong hoạt động vui chơi trẻ đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi 
và phong phú với các bạn cùng chơi. Một “xã hội trẻ em” thu nhỏ được hình 
thành, khác xa với xã hội người lớn. Chẳng hạn, những đứa trẻ chơi trong nhóm 
nấu ăn có thể ra cửa hàng gặp “cô bán hàng” để mua rau củ quả. Thế là “các bà 
nội trợ” lại giao dịch với “các cô bán hàng”. Đằng kia một nhóm chơi xây nhà, 
trưa đến “các bác thợ xây” lại được “các bà nội trợ” phục vụ ăn uống. Đôi khi 
lại có một vài chú thợ xây đang làm việc thì lại đau chân, nhóm chơi bác sỹ liền 
chạy tới chăm sóc
 Với việc chơi trẻ được trải nghiệm, được giao tiếp và hơn thế nữa trẻ tích 
luỹ được những kinh nghiệm sống, những cử chỉ và hành động đúng và góp 
phần hình thành nhân cách con người về sau. Nhưng với thời gian chơi thì rất 
ngắn tổ chức cho trẻ chơi sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao? Mọi trẻ đều được 
tham gia vui chơi lành mạnh và bổ ích? Đáp ứng nhu cầu của trẻ mầm non “Vui 
chơi là hoạt động chủ đạo”, giáo dục gắn liền với nhiệm vụ hình thành và phát 
triển nhân cách trẻ. 
 Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi 
tham gia vui chơi tích cực trong hoạt động góc ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển cho trẻ 
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được 
chăm sóc sức khỏe được hoc tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi, 
thông qua hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với 
bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng lớn hơn, 
tuổi thơ của các em trở thành những trải nghiệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm 
giàu nguồn tình cảm, đạo đức và trí tuệ cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
 Đề tài được thực hiện trong năm học 2022-2023. Tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 
tuổi B2 nơi tôi công tác. Với số trẻ là 19 cháu. 
5. Các phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 Phương pháp quan sát, trải nghiệm.
 Phương pháp lựa chọn tổng hợp nội dung.
 2/16 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non”
trẻ, ham học hỏi và luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. Tôi luôn cố gắng phát 
huy hết khả năng của mình vào công tác giảng dạy.
 Về cơ sở vật chất: Trường, lớp có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, diện tích theo 
 đúng quy định. Có phòng nghệ thuật, phòng thể chất cho trẻ hoạt động, sân 
chơi rộng rãi, thoáng mát Nhà trường luôn được sự chỉ đạo sát sao về chuyên 
môn của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì. Sự quan tâm tạo điều kiện 
giúp đỡ của lãnh đạo các cấp các ngành nên trong năm học vừa qua 2022-2023 
được Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đồ dùng học tập 
của cô và trẻ ngày càng đầy đủ, đa dạng và phong phú hơn theo thông tư 02. 
 Về trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, biết giao tiếp khi trò chuyện cùng người đối diện.
 Về giáo viên: luôn nhiệt tình, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
 Về phụ huynh: luôn nhiệt tình, đưa và đón con đúng giờ, đóng góp đầy đủ 
theo quy định.
 2.3. Khó khăn.
 Mặc dù đồ dùng, đồ chơi tại các lớp thì nhiều nhưng giáo viên sắp xếp 
chưa khoa học chưa gọn gàng. Dẫn tới trẻ chơi với các đồ chơi chỉ là chơi, chưa 
sử dụng đúng mục đích và chưa tạo ra được kết quả của sản phẩm, chưa biết 
sáng tạo khi sử dụng đồ dùng đồ chơi.
 Mặt khác, việc đi thăm quan học tập các trường điểm của Hà Nội về trang 
trí môi trường học tập, làm đồ dùng đồ chơi và cách tổ chức hoạt động góc của 
các trường bạn chưa học tập được nhiều. Nên ít nhiều giáo viên chưa biết sắp 
xếp đồ dùng khoa học, chưa sáng tạo đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được trải 
nghiệm nhiều dẫn tới hoạt động góc tổ chức chưa đạt hiệu quả cao.
- Về phụ huynh:
 Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều, chưa quan tâm nhiều đến việc 
học tập của con cái nên cho con nghỉ học tuỳ tiện, ủng hộ nguồn phế liệu cho 
giáo viên chưa nhiệt tình.
-Về giáo viên:
 Giáo viên chưa đầu tư thời gian làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc nên 
sản phẩm các góc còn nghèo nàn chưa phong phú. Đồ dùng làm ra còn ít chưa 
phù hợp với từng chủ đề, độ bền chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo, dễ hỏng, 
màu sắc chưa đa dạng, không lôi cuốn và chưa hấp dẫn được trẻ.
 Giáo viên còn quá chú trọng đến chủ đề giáo dục, định hướng các nội 
dung trong hoạt động góc một cách máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt lên trẻ từ 
cách chơi, góc chơi, đồ chơi, nội dung chơi mất đi tính chất: Tự do, tự lực, tự 
lựa chọn... và kỹ năng chơi của trẻ hạn chế.
 4/16 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non”
 Trong quá trình hoạt động ở các nhóm, trẻ chưa có sự phối hợp ăn ý và 
nhịp nhàng. Như khi cô cho trẻ về góc hoạt động trẻ còn lúng túng trong việc 
xếp đồ chơi. Trẻ chưa tự tin và chưa mạnh dạn giao lưu với bạn cùng chơi. Đặc 
biệt như các cháu mới đi học: Cháu Xuân Ân, Việt Trung, Duy Sơn
 Ví dụ: Với góc phân vai trẻ chưa mạnh dạn xung phong phân công công 
việc cho bạn chơi, hay tự nhận mình là một “Cô giáo” dạy các bạn khác đóng 
vai là “học sinh” của mình trong chủ để: “Trường mầm non”.
3. Những biện pháp thực hiện:
 Với nguyên nhân trên và hơn hết vì mục đích giúp trẻ tham gia vui chơi 
tích cực trong hoạt động góc, để giờ hoạt động góc đạt kết quả cao. Tôi đã đưa 
ra “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non”. Rất mong những biện pháp này sẽ khiến 
giờ hoạt động góc của giáo viên tổ chức được tốt hơn thể hiện đúng nghĩa là một 
hoạt động vui chơi bổ ích với trẻ mầm non “học mà chơi chơi mà học”.
* Biện pháp 1: Sưu tầm tài liệu và nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
mầm non.
* Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung, mục tiêu của chủ đề hoạt động góc phù hợp 
đặc điểm của trẻ lớp mình.
* Biện pháp 3: Xây dựng môi trường góc lớp phong phú 
* Biện pháp 4: Bố trí các góc chơi hợp lý khoa học 
* Biện pháp 5: Giáo viên là người hướng dẫn, lấy trẻ làm trung tâm, tạo tình 
huống để trẻ được trải nghiệm.
* Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
trẻ.
4. Biện pháp thực hiện từng phần .
 Qua quá trình điều tra kết quả trên bảng khảo sát đầu năm tỷ lệ % trẻ chưa 
tích cực chiếm rất nhiều, còn trẻ tích cực hay rất tích cực % chiếm rất ít. Tôi 
nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ chơi không những lôi cuốn sự 
hứng thú của trẻ đã khó. Còn việc làm thế nào để trẻ tự hứng thú với những đồ 
chơi mà cô đã tạo ra tại các góc và thể hiện một cách hồn nhiên nhất khi trẻ 
tham gia nhập vào vai chơi còn khó hơn nhiều. Vì vậy bản thân tôi qua quá trình 
tổ chức thực tế và khảo sát trên trẻ tại lớp mình cũng mạnh dạn đề ra một số 
biện pháp giúp trẻ tham gia tích cực trong hoạt động góc nói riêng và các hoạt 
động có mục đích nói chung như sau:
 6/16 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non”
công việc của các bác công nhân trong nông trại trồng cây ăn quả, hoa, rau từ 
đó trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 Hình ảnh 2: Các cháu đang xây nông trại ở góc xây dựng
 Tuy nhiên với những chủ đề khác nhau trong năm học có thể thay đổi góc 
trọng tâm khác nhau, tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán với trẻ, trước khi chơi cô 
sử dụng các câu hỏi về ý định của trẻ sẽ làm gì? Và làm như thế nào?
 Trong quá trình chơi cô khuyến khích trẻ giao lưu giữa các góc chơi với 
nhau ví như trẻ đang chơi ở góc tạo hình làm được một “chiếc ghế” đi sang bán 
cho cô bán hàng, các chú thợ xây, khát nước sang đóng vai người mua nước 
mang về mời mọi người uống.
 Với các chủ đề khác tôi luôn hướng trẻ chơi sao cho trẻ tiếp thu những 
kiến thức cơ bản nhất với mục tiêu cần đạt của chủ đề đó một cách có hiệu quả.
Vì vậy, khi tổ chức cô khơi gợi cho trẻ tự nêu ra ý tưởng mà mình định chơi, 
biết phân công trong nhóm của mình cùng nhau tạo ra sản phẩm, biết tự giao lưu 
với các nhóm khác. 
+Với chủ đề: “Giao thông” tôi cho trẻ chơi 5 góc
 Góc nghệ thuật:
 +nhóm tạo hình: Trẻ gấp thuyền; làm ô tô, tàu hỏa từ hộp sữa; số lượng: 4-5 trẻ.
+Nhóm âm nhạc: Biểu diễn các bài hát đã học trong chủ đề. Số lượng: 3-4 trẻ.
 Góc học tập: Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 5. Số lượng: 3- 5 trẻ
 Thêm cho đủ số lượng là 5
 Góc khám phá khoa học: Quan sát vật chìm vật nổi, số lượng: 4-5 trẻ
 Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố, số lượng: 4-5 trẻ 
 Với 5 góc trên tôi chọn góc âm nhạc là góc trọng tâm, để thay đổi không 
khí và cùng giao lưu với các bạn chơi ở nhóm khác. Khi mời trẻ đến tham quan 
góc các bạn đang hoạt động ở góc âm nhạc, có thể trẻ sẽ tự mời bạn của mình 
lên cùng biểu diễn. Không khí trong giờ hoạt động góc trở nên sôi động hơn, trẻ 
được củng cố lại những bài hát, và thể hiện những cảm xúc của mình khi biểu 
diễn, được tự mình lựa chọn những dụng cụ âm nhạc và trang phục để biểu diễn.
 Hình ảnh 3: Trẻ đang múa hát tại góc âm nhạc
4.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường góc lớp phong phú.
 Việc tạo môi trường đa dạng phong phú thực hiện theo từng chủ đề, nhằm 
hấp dẫn trẻ tham gia chơi, thích chơi và thoả mãn tính tò mò ham hiểu biết. Các 
đồ chơi để ở các góc cần sắp xếp gọn gàng, an toàn, màu sắc hấp dẫn với trẻ 
đảm bảo tính bền và linh hoạt khi sử dụng trẻ thích thú và tiện lợi. Và được thay 
đổi phù hợp theo đúng các chủ đề trong năm học.
 8/16 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi tham gia vui chơi tích cực trong 
hoạt động góc ở trường mầm non”
nhạc sinh động và đẹp mắt như: trống, đàn, xắc xô,... Trẻ vừa có thể sử dụng 
chơi ở góc lại vừa sử dụng trong tiết học.
 Góc kỹ năng thực hành cuộc sống: Cô để rất nhiều đồ dùng và những 
nguyên liệu để cho trẻ lựa chọn trong khi chơi như: Sách kỹ năng thực hành, 
gương, lược, quần áo, làm dày cho trẻ xỏ dây, đan tết, kéo, đũa, để trẻ được 
thực hành các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống.
 Hình ảnh 8: Trẻ tham gia chơi góc kỹ năng
 Góc phân vai: Với nhóm nấu ăn tôi trang trí các hình ảnh gần gũi đối với 
trẻ tạo cảm giác cho trẻ khi chơi ở góc như ở nhà của mình.
 - Trên mảng tường chính của góc tôi trang trí hình ảnh gia đình cùng quây 
quần bên bàn ăn rất thân mật và ấm cúng. Phía bên phải là bảng hướng dẫn quy 
trình nấu món ăn hoặc cách pha chế đồ uống đơn giản để trẻ thực hiện. Bảng 
hướng dẫn món ăn này sẽ được thay đổi món liên tục để trẻ hứng thú. Phía bên 
trái bảng “Món ăn bé thích”, với các hình ảnh các món ăn khác nhau để cho trẻ 
chọn món ăn mình thích gắn lên bảng trong mỗi lần chơi. 
 - Tôi tận dụng những miếng xốp cũ, cắt nhỏ hướng dẫn trẻ xâu vào que tạo 
thành món thịt xiên. Hay cùng trẻ cắt miếng bọt biển sau đó cắt đề can vàng dán 
lên làm món đậu rán. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ cắt vụn những mảnh xốp có màu 
khác nhau, sau đó dùng túi bóng kính cắt hình chữ nhật để trẻ học gói nem khi 
chơi
 Với nhóm bán hàng: Ngoài những vỏ hộp bánh, hộp sữa để trẻ chơi bán 
hàng. Tôi dùng những vỏ hộp sữa chua, que kem, que đè lưỡi, ống hút để cho trẻ 
cùng sáng tạo nên những chiếc mũ, khung ảnh, bộ bàn ghế, Trẻ cảm thấy rất 
hứng thú khi bản thân mình được tạo ra sản phẩm.
Góc xây dựng: + Tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như 
gạch, khối gỗ, hộp sữa, khối nhựa, bộ lắp ghép, nút, để phát triển trí tưởng 
tượng, sự sáng tạo của trẻ.
+ Tôi cũng chuẩn bị các đồ như: Thảm cỏ, len, vải vụn, cây hoa các loại làm từ 
thìa sữa chua, cây xanh, cây ăn quả được làm từ dạ màu, con vật, hạt gấc để trẻ 
xếp làm đường đi
 Với lớp tôi ngoài những đồ chơi có sẵn thì những đồ chơi tự tạo của cô và 
của trẻ làm cũng rất nhiều thu hút trẻ không những chơi mà hứng thú tạo ra sản 
phẩm.
 Từ đó các góc chơi được tăng lên số lượng các đồ chơi theo chủ đề, cung 
cấp cho trẻ nhiều biểu tượng về thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ hứng 
thú và kích thích trẻ cố gắng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình chơi. 
Nhờ có sự bổ sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi cho trẻ một cách thường 
 10/16

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_tuoi_tham_gia_vui.doc