SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi hứng thú với trò chơi dân gian trong trường mầm non
Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc tạo được hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi dân gian là rất khó bởi ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã thu hút trẻ vào rất nhiều những trò chơi giải trí trên máy tính, điện thoại. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi hứng thú với trò chơi dân gian trong trường mầm non”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi hứng thú với trò chơi dân gian trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi hứng thú với trò chơi dân gian trong trường mầm non
nữa hay không? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta, những nhà giáo dục. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc tạo được hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi dân gian là rất khó bởi ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã thu hút trẻ vào rất nhiều những trò chơi giải trí trên máy tính, điện thoại. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi hứng thú với trò chơi dân gian trong trường mầm non”. 2. Tên sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 tuổi hứng thú với trò chơi dân gian trong trường mầm non. 3.Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Thản Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Kim Long Số điện thoại: 098.510.5683 Gmail: nguyenthithan.c0kimlongb@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Tôi Nguyễn Thị Thản chính là tác giả đã đầu tư sáng kiến với quỹ thời gian nghiên cứu; mua các tài liệu nghiên cứu, toàn bộ hồ sơ sổ sách, nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các giờ học. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:2/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính toán Trò chơi dân gian là một hình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, 2 chức các trò chơi dân gian mà mình yêu thích. 7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu a) Thuận lợi - Luân được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của trẻ đầy đủ, phong phú, thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiều hoạt động. - Trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm có nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian. Một số trẻ biết phối hợp cùng cô. - Bản thân tôi lớn lên ở vùng nông thôn nên cũng biết một số trò chơi dân gian truyền miệng. - Luôn học hỏi và tìm tòi hiểu biết thêm một số trò chơi dân gian thông qua bạn bè, trẻ, đồng nghiệp và sách báo. - Được tiếp xúc với nhiều bạn bè ở các địa phương khác nhau qua những năm học tập nên tôi học hỏi thêm được nhiều trò chơi khác. - Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo. - Nhiều năm dạy lớp 4 tuổi nên nắm rỏ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, ham học hỏi, luôn tìm tòi những tài liệu tập san. Đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống mạng Internet cho 100% nhóm lớp, thuận tiện cho việc tìm kiếm những trò chơi mới trên mạng, chương trình kidsmart, qua bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm và trong lớp luôn tạo được sự đồng thuận, thống nhất phương pháp giữa 2 giáo viên với nhau. b) Khó khăn - Ở lớp tôi phụ trách 22/29 trẻ bố mẹ làm nghề nông nên ít quan tâm và còn xem nhẹ việc chơi của con cái nên chưa tạo được sự tích cực từ hai phía. Hơn nữa 25/29 trẻ là năm đầu tiên đến lớp nên trẻ còn rụt rè chưa mạnh dạn để tham gia vào các hoạt động. - Giáo viên vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian có nhưng chưa thật phong phú - Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Nhưng giáo viên vẫn chưa thật linh hoạt, sáng tạo. - Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất đơn giản, nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư duy cao. - Thời gian hạn hẹp, vì đa số trò chơi dân gian chỉ tổ chức lồng ghép cùng 4 sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện. Cụ thể như sau: Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản ,như: “ Lộn cầu vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ” “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “đi cầu đi quán”, “Câu ếch”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Tập tầm vông”, “ Thả đỉa ba ba”, “Lộn cầu vồng”, “Oẳn tù tì”, (Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ) 7.2.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi. * Chuẩn bị đồ dùng: Đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian cũng thật sự phong phú và mang đặc thù riêng biệt, mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng ta không thể thực hiện được. VD như: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, nếu thiếu tấm vãi bịt mắt thì không thể thực hiện được, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không thể tổ chức đượcChính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi, cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi và tổ chức tốt được. * Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi: Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao 6 Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như ” Chi chi chành chành”, ” Tập tầm vông”. Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. 7.2.3. Biện pháp 3: Khi tổ chức trò chơi cần thực hiện các nguyên tắc sau a) Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. + Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình tổ chức, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức tương ứng. + Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì và cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi. Từ đó học sinh sẽ thực hiện trò chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì vậy, trước khi chơi, tôi cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện. Bởi nếu không thì trẻ sẽ tiến hành chơi một cách tự phát, tùy tiện và không thu được kết quả mong muốn. b) Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi. + Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như là hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn, trẻ là chủ thể nhận thức. Vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi thường quan tâm đến các mức độ tham gia của trẻ từ thấp đến cao: Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi. Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi. Học sinh tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi. c) Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép. Khi tổ chức các trò chơi tôi thường giúp trẻ tham gia một cách tự nhiên, không gò ép, trẻ được vui chơi thoải mái. d) Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý. Đối với học sinh mầm non, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chưa cao. Do đó tôi không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục, 8 - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả. - Tuyên dương trẻ, đặc biệt là cá nhân (nhóm) có cố gắng. 7.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Trong hoạt động góc, hoạt động chiều, lúc đón và trả trẻ, tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn những trò chơi, mang tính nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ các trò chơi như: Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ, ô ăn quan, đánh cờ, chơi chài. hoặc trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao lặp đi lặp lại một cách thoải mái như “Con gà cục tác cục ta Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông Má gà thì đỏ hồng hồng Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi Cái chân hay đạp hay bơi Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay” Chơi những trò chơi kết hợp với lời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cụ thể: - Với hoạt động chơi ngoài trời: Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật riêng vì thế khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn dựa vào tính chất, tác dụng của từng trò chơi dân gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và thời điểm. Đối với trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động, mang tính tập thể đòi hỏi phải có không gian rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi hoạt động ngoài trời. Trò chơi dân gian thực sự lôi cuốn được trẻ bời những tiềng cười nói của tất cả các bạn cùng chơi như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò” - Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ”, “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”. - Với lĩnh vực phát triển thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. - Tôi thay thế trò chơi vận động bằng trò chơi dân gian như kéo co, cướp cờ, đẩy gậy, nhảy dây 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_tuoi_hung_thu_voi.docx