SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 đến 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động Âm nhạc
Hoạt động âm nhạc trong trường mầm non là một trong những hoạt động
quan trọng hướng trẻ tới Chân - Thiện - Mỹ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn hơn qua việc sáng tạo các động tác minh họa khi hát, rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai khi vận động theo nhạc, trẻ sẽ thông minh lanh lợi hơn khi tham gia các trò chơi âm nhạc, thể hiện cảm xúc của mình khi nghe nhạc nghe hát. Tuy nhiên, mức độ cảm thụ các tác phẩm âm nhạc ở mỗi trẻ là khác nhau. Chính vì vậy, bước đầu giúp trẻ mầm non có cái nhìn đúng đắn về âm nhạc cũng như cách thể hiện tốt các bài hát, bài vận động... là một việc làm hết sức cần thiết.
Là một giáo viên mầm non với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với những tác phẩm âm nhạc, những hình ảnh xuất hiện trong giai điệu bài hát hơn nữa là phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trẻ được học qua chơi, người lớn giữ vai trò “trung gian” và tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng, năng khiếu của từng cá nhân trẻ. Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc là vô cùng quan trọng. Nên tôi quyết định chọn đề tài này để đưa ra một số kinh nghiệm thực tế tốt nhất giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc.
quan trọng hướng trẻ tới Chân - Thiện - Mỹ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn hơn qua việc sáng tạo các động tác minh họa khi hát, rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai khi vận động theo nhạc, trẻ sẽ thông minh lanh lợi hơn khi tham gia các trò chơi âm nhạc, thể hiện cảm xúc của mình khi nghe nhạc nghe hát. Tuy nhiên, mức độ cảm thụ các tác phẩm âm nhạc ở mỗi trẻ là khác nhau. Chính vì vậy, bước đầu giúp trẻ mầm non có cái nhìn đúng đắn về âm nhạc cũng như cách thể hiện tốt các bài hát, bài vận động... là một việc làm hết sức cần thiết.
Là một giáo viên mầm non với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với những tác phẩm âm nhạc, những hình ảnh xuất hiện trong giai điệu bài hát hơn nữa là phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trẻ được học qua chơi, người lớn giữ vai trò “trung gian” và tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng, năng khiếu của từng cá nhân trẻ. Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc là vô cùng quan trọng. Nên tôi quyết định chọn đề tài này để đưa ra một số kinh nghiệm thực tế tốt nhất giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 đến 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 đến 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động Âm nhạc
Một số biện pháp giúp trẻ MG 4 - 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc” 2. Lý do chon đề tài: 2.1 Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là bậc học giáo dục hết sức quan trọng, một mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương của cô giáo, được khám phá thế giới xung quanh. Trường mầm non chính là tổ âm thứ hai của trẻ nơi hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ mầm non. Phát triển thẩm mỹ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong sự nghiệp giáo dục mầm non. Bởi phát triển thẩm mỹ là bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, không những thế các hoạt động giáo dục thẩm mỹ còn là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Việc cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là hoạt động âm nhạc là một trong những con đường phát triển thẩm mỹ cho trẻ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, nó được ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của trẻ, ngay từ khi lọt lòng trẻ đã được nghe những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ và âm nhạc dần thấm đượm vào tâm hồn của trẻ trong những giai đoạn phát triển tiếp theo ở tuổi mầm non. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Vai trò của âm nhạc là vô cùng quan trọng, nhưng trên thực tế ở các lớp mẫu giáo nói chung và lớp tôi nói riêng hoạt động âm nhạc còn nhiều hạn chế. Giáo viên tổ chức hoạt động còn dập khuôn máy móc, chưa sáng tạo, chuyển đổi nội dung thiếu sự logic, phát huy tính tích cực của trẻ còn hạn chế nên không tạo được sự say mê hoạt động âm nhạc cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi còn chưa phong phú về chủng loại, chưa sáng tạo, chưa hấp dẫn trẻ. Trẻ đã thuộc nhiều các bài hát nhưng chưa có đủ tự tin để thể hiện, còn rụt rè thụ động trong động tác, khả năng phối hợp với bạn bè trong khi biểu diễn còn hạn chế, kỹ năng vỗ đệm, vận động minh họa, đặc biệt là vận động sáng tạo nhiều trẻ còn lúng túng. Năm học 2019 - 2020 phòng Giáo dục đào tạo Huyện Ba Vì và nhà trường đã triển khai thực hiện chuyên đề: “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ”. Do vậy là 1/15 Một số biện pháp giúp trẻ MG 4 - 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài: Hoạt động âm nhạc trong trường mầm non là một trong những hoạt động quan trọng hướng trẻ tới Chân - Thiện - Mỹ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn hơn qua việc sáng tạo các động tác minh họa khi hát, rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai khi vận động theo nhạc, trẻ sẽ thông minh lanh lợi hơn khi tham gia các trò chơi âm nhạc, thể hiện cảm xúc của mình khi nghe nhạc nghe hát. Tuy nhiên, mức độ cảm thụ các tác phẩm âm nhạc ở mỗi trẻ là khác nhau. Chính vì vậy, bước đầu giúp trẻ mầm non có cái nhìn đúng đắn về âm nhạc cũng như cách thể hiện tốt các bài hát, bài vận động... là một việc làm hết sức cần thiết. Là một giáo viên mầm non với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với những tác phẩm âm nhạc, những hình ảnh xuất hiện trong giai điệu bài hát hơn nữa là phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trẻ được học qua chơi, người lớn giữ vai trò “trung gian” và tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng, năng khiếu của từng cá nhân trẻ. Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc là vô cùng quan trọng. Nên tôi quyết định chọn đề tài này để đưa ra một số kinh nghiệm thực tế tốt nhất giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc. 2. Thực trạng điều tra ban đầu: a. Thuận lợi: Được sự quan tâm của Phòng giáo dục đào tạo Huyện Ba Vì đã bồi dưỡng chuyên đề “ tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ” ngay từ đầu năm học . Tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Lớp tôi ở tại khu trung tâm A là lớp có cơ sở vật chất đầy đủ theo Thông tư số 02/2010/TT/BGDĐT. Nhà trường có phòng âm nhạc riêng cho trẻ hoạt động, đầu tư trang phục biểu diễn cho trẻ. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường (Ngày khai giảng, trung thu, ngày lễ hội) giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin và thỏa sức thể hiện năng khiếu âm nhạc của mình. Phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc trao đổi các thông tin của trẻ. Tạo được sự thống nhất để cùng giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc. 3/15 Một số biện pháp giúp trẻ MG 4 - 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc Xuất phát từ thực trạng chung ta thấy rằng việc tìm ra các biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc là rất cần thiết. Qua khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ để nắm bắt khả năng ca hát, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ từ đó có các phương pháp, biện pháp phù hợp, cụ thể. Chính vì thế là một giáo viên được phân công tại lớp mẫu giáo nhỡ B1 tôi luôn chăm chỉ tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và thay đổi các hình thức hoạt động giáo dục âm nhạc khác nhau để tạo cảm giác cho trẻ hoạt động tích cực, có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt nhất là tiền đề phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc của từng cá nhân trẻ. Dưới đây là các biện pháp nhỏ của tôi đã thực hiện trong hoạt động âm nhạc trong thời gian vừa qua. 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Xây dựng môi trường lớp học “lấy trẻ làm trung tâm” tạo góc âm nhạc trong và ngoài lớp học. 3.2. Đổi mới các hình thức tổ chức trong hoạt động âm nhạc. 3.3. Giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi. 3.4. Sử dụng có hiệu quả phòng học nghệ thuật 3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo. 3.6. Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. 3.7. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 4. Mô tả, phân tích các biện pháp: 4.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học “lấy trẻ làm trung tâm” tạo góc âm nhạc trong và ngoài lớp học. Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên và là môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Thực hiện chỉ đạo của PGD & ĐT huyện Ba Vì đây là năm học thứ năm trường tôi thực hiện theo chuyên đề “lấy trẻ làm trung tâm”. Bằng việc tổ chức hội thi “Thiết kế môi trường trong lớp học cho trẻ” theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho các nhóm lớp Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi âm nhạc khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. 5/15 Một số biện pháp giúp trẻ MG 4 - 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc và một nội dung kết hợp hay chỉ một nội dung trọng tâm trong một hoạt động âm nhạc. Bởi vậy, việc thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức trong quá trình dạy trẻ, làm thế nào để trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học” và giúp trẻ cảm nhận, bộc lộ cảm xúc của trẻ với tác phẩm âm nhạc là vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi thường xuyên sử dụng các cách vào bài khác nhau để gây hứng thú cho trẻ như: tạo hoạt cảnh, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, câu đố, trò chơi...giúp trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động và giúp cho nghệ thuật lên lớp của giáo viên ngày một tốt hơn. Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non được tiến hành theo 4 nội dung: Dạy hát; Nghe nhạc nghe hát; Dạy vận động; Trò chơi âm nhạc. Ở mỗi nội dung tôi luôn tìm tòi nghiên cứu sáng tạo làm sao để dạy trẻ theo đúng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cụ thể tôi đã thực hiện như sau: * Dạy hát: Trước khi dạy trẻ hát, tôi thường tìm và lựa chọn các bài hát trong chương trình và ngoài chương trình và các bài hát mới trong nước, các bài nhạc thiếu nhi nước ngoài phù hợp để dạy trẻ. Cùng với đó là nghiên cứu tìm hiểu về giai điệu, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca, cách thể hiện của các bài hát và cho trẻ làm quen với bài hát ở mọi lúc mọi nơi để xem trẻ đã biết bài hát chưa, nhằm xác định nội dung, hình thức, phương pháp dạy trẻ cho phù hợp. Có 2 cách khác nhau để dạy hát: Cách 1: Cho trẻ làm quen với bài hát được áp dụng cho các bài hát ngắn, dễ hát. Cách 2: dạy trẻ hát (hát cùng trẻ) được áp dụng cho các bài hát dài, khó hát. Trong quá trình tôi dạy trẻ nếu trẻ hát chưa đúng, tôi sẽ sửa chọn vẹn cho trẻ câu hát đó và dạy trẻ thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. Như vậy, để đa dạng các cách hát khác nhau, không chỉ đơn thuần là dạy trẻ hát đúng nhạc, đúng lời, thuộc bài hát. Khi trẻ đã thuộc lời bài hát đó rồi tôi còn cho trẻ tiếp cận các cách hát nâng cao như hát: hát bè, hát hợp xướng , hát bè âm laHay hát nhanh/chậm, to/nhỏ, hát nối tiếp, thì thầm hátNhư vậy, với hình thức dạy trẻ hát nâng cao, các bài hát đã quen thuộc với trẻ cũng trở nên vô cùng hấp dẫn và thú vị. Với hình thức dạy trẻ hát thông thường trong quá trình trẻ hát theo tổ, nhóm tôi cho trẻ hát to/nhỏ, nhanh/chậm, theo hiệu lệnh của cô tùy vào khả năng của trẻ. * Nghe nhạc, nghe hát: 7/15 Một số biện pháp giúp trẻ MG 4 - 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc chơi như: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, nốt nhạc vuigiúp trẻ đoán tên các bài hát đã học. Hay việc cho trẻ làm quen với các nhạc cụ âm nhạc qua trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ, nhìn nhạc cụ mô phỏng cách chơiVà các trò chơi theo tiết tấu như: Tai ai tinh, chuyền sỏiThì việc cho trẻ tiếp xúc với các trò chơi mới là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cụ thể tôi còn thiết kế một số trò chơi khác như: Trò chơi “Vẽ theo yêu cầu của cô”: nhiệm vụ của trẻ là vừa nghe nhạc vừa vẽ ra một khối hình hoặc số mà trẻ biết, khi nhạc dừng cô yêu cầu trẻ lần lượt đọc số mà hình đã vẽ. Khi nhạc dừng mà trẻ nào chưa vẽ được trẻ đó sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp. Trò chơi “Vũ điệu hóa đá”: khi nhạc nổi lên các con tự do vận động theo nhạc, khi nhạc dừng lại các con phải giữ nguyên tư thế. (Phụ lục 2 – Hình ảnh 6) 4.3. Biện pháp 3: Giúp trẻ phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống, nếu chỉ cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trong các giờ hoạt động âm nhạc hay tích hợp vào các hoạt động khác thôi thì chưa đủ. Bởi vậy, tôi còn cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày nhằm củng cố kỹ năng hát, luyện tai nghe và kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. * Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái, làm thế nào để “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” với trẻ. Nên lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ, còn gì tuyệt vời hơn khi trẻ đến lớp được nghe những giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, nói về trường về lớp trong ca khúc “Trường chúng cháu là trường Mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. “Vui đến trường” của nhạc sĩ Hồ Bắc và bài “Em đi Mẫu giáo” của nhạc sĩ: Dương Minh Viên. Ngoài ra tôi còn cho trẻ làm quen với các bài hát mới, các bản nhạc không lời, hát ru, dân catrong và ngoài chương trình, điều này giúp trẻ dần cảm nhận được giai điệu, tiết tấu và lời ca của bài hát mới. Từ đó, tôi dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc cho trẻ làm quen với bài hát đó. * Giờ thể dục sáng: Để giờ thể dục sáng của trẻ trở nên sôi động thì các bản nhạc có nhịp điệu vui nhộn và phù hợp với từng động tác là điều không thể thiếu. Nhờ có nhạc mà trẻ chú ý hơn vào các động tác hay bài dân vũ mà mình đang tập, vì vậy các động tác của trẻ trở nên nhịp nhàng và uyển chuyển. Điều này giúp tai nghe và các bộ phận trên cơ thể trẻ phát triển tốt hơn. 9/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_den_5_tuoi_phat_tr.doc