SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở trường mầm non

Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kì diệu chan chứa cảm xúc, trẻ mầm non nhất là lứa tuổi 4-5 tuổi vốn rất ngây thơ và hồn nhiên trong sáng nên việc tiếp xúc với âm nhạc là điều không thể thiếu. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nhìn nhận vào cơ sở tâm sinh lí của trẻ còn khá nhút nhát, tư duy là tư duy trực quan hành động (Theo “Giáo trình tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” ). Trẻ chóng nhớ chóng quên cho nên việc tạo cho trẻ được hứng thú với âm nhạc thông qua một số hoạt động giáo dục như dạy hát, dạy vận động là khá khó khăn. Khi hát nhiều trẻ còn chưa thể hiện được sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ. Khi vận động nhiều trẻ chưa có tính sáng tạo, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế ...Vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở trường mầm non”.
doc 18 trang skmamnon 29/09/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚC THỌ
 TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN PHÚC THỌ
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
 YÊU CA HÁT Ở TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực/môn : Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả : Nguyễn Thị Trọng
Đơn vị : Trường Mầm non Thị trấn Phúc Thọ
Cấp học : Mầm non
Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC: 2022-2023 2/15
 PHẦN II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở 
trường mầm non”
 1. Cơ sở lý luận
Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kì diệu chan chứa cảm xúc, trẻ mầm non nhất là 
lứa tuổi 4-5 tuổi vốn rất ngây thơ và hồn nhiên trong sáng nên việc tiếp xúc với 
âm nhạc là điều không thể thiếu. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nhìn nhận vào cơ sở 
tâm sinh lí của trẻ còn khá nhút nhát, tư duy là tư duy trực quan hành động 
(Theo “Giáo trình tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” ). Trẻ chóng nhớ chóng 
quên cho nên việc tạo cho trẻ được hứng thú với âm nhạc thông qua một số hoạt 
động giáo dục như dạy hát, dạy vận động là khá khó khăn. Khi hát nhiều trẻ còn 
chưa thể hiện được sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ. Khi vận 
động nhiều trẻ chưa có tính sáng tạo, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn 
chế ...Vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi yêu ca hát ở trường mầm non”
 2. Khảo sát thực trạng 
Để thực hiện đề tài này đầu năm học 2022-2023 tôi đã tiến hành khảo sát thực 
trạng ở lớp tôi với tổng số trẻ: 15 trẻ.
 Tổng Đạt Chưa đạt
 số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 Nội dung
 trẻ lượng (%) lượng (%)
 (Trẻ) (Trẻ)
 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 
 15 7 46,7 8 53,5
 động
 Trẻ hiểu nội dung , biết cảm thụ âm 15
 6 40 9 60
 nhạc
 Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu 15 7 46,7 8 53,5
 Khả năng vận động theo nhạc 15 5 33,3 10 66,7
 Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc 15 7 46,7 8 53,5
 Trẻ mạnh dạn, tự tin 15 7 46,7 8 53,5
 2.1 Thuân lợi: 
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt về cơ sở 
vật chất, chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn. Ban giám hiệu luôn quan tâm 4/15
 Bài “Cô giáo”, bài “Cây trúc xinh”, giọng hát nhẹ nhàng, tình cảm.
 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ
 Sử dụng phương tiện dạy học trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là 
rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho quá trình dạy học và giáo dục âm nhạc 
cho trẻ trở nên dễ dàng hấp dẫn và sinh động. Bản thân đã tham mưu với nhà 
trường đầu tư đầy đủ âm thanh, máy vi tính, kết nối Internet tại lớp để truy cập 
chọn nhạc hay phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ để tổ chức hoạt 
động, tôi rất chú trọng sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu 
nhi, nhạc mầm non, dân ca.các loại nhạc cụ dân tộc để giúp trẻ cảm thụ và trải 
nghiệm. Tại lớp tôi tạo lớp âm nhạc có sân khấu, đây là nơi để trẻ tham gia biểu 
diễn và cũng cố, ôn luyện thể hiện kỹ năng âm nhạc của trẻ. Tôi luôn chú ý tận 
dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc là một cách phù hợp bố trí xếp các dụng 
cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thỏa mái cho trẻ.
 Chuẩn bị nhiều nhạc cụ có nhiều âm thanh khác nhau như lon bỏ, các gáo 
dừa, trẻ để tạo nhiều âm thanh thú vị, tận dụng võ dừa trang trí để làm bộ gõ, cờ 
hoa, nơ, hoahoặc các loại phế liệu khác như các loại giấy cô và trẻ thiết kế 
thành những kiểu trang phục hấp dẫn, ngộ nghĩnh để trẻ hóa trang nhảy múa tự 
do trên sân khấu, để tạo sự kích thích đối với trẻ tôi luôn thay đổi dụng cụ âm 
nhạc theo chủ đề để một mặt tạo sự thu hút đối với trẻ, tôi thường xuyên tạo cơ 
hội cho trẻ tham gia vẽ, tô màu, để trang trí tại góc âm nhạc.
 Ví dụ: Khi chuyển sang chủ đề giao thông hay chủ đề hiện tượng tự nhiên 
tôi gợi ý về góc chơi tự cắt dán các loại nhạc cụ, phách hay các loại khác theo ý 
tưởng của trẻ từ đó trẻ sẽ thích thú hơn khi sử dụng.
 Tôi nhận thấy trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính 
trẻ thực hiện. Tôi luôn chú ý đến việc bố trí phòng học và chú ý bố trí sắp xếp 
các dụng cụ âm nhạc để tạo môi trương học thoải mái cho trẻ. Thường xuyên tổ 
chức dạy trẻ vận động ở phòng âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và 
chỉnh sửa các động tác kichs thích hoạt động tích cực hơn.
 Qua việc đầu tư chuẩn bị môi trường hấp dẫn khiến cho trẻ hứng thú khi 
tham gia hoạt động và đem lại hiệu quả cao. Để tiến hành hoạt động âm nhạc 
cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Góc âm nhạc là nơi trẻ có 
điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, 
củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các 
hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Để phát huy tính 
chủ động, sáng tạo của trẻ tôi đã tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, 
mong muốn của trẻ, tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. 
 Lựa chọn trang trí góc âm nhạc xa góc tĩnh để không gây ồn ào ảnh hưởng 
đến các góc khác. Nếu như trước đây góc âm nhạc đồ dùng, dụng cụ âm nhạc 
còn ít và sơ sài thì khi thực hiện đề tài tôi đã chú trọng việc tạo nhiều đồ dùng tự 6/15
 Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc để giúp trẻ nâng 
cao khả năng cảm thụ âm nhạc.
 *Giờ đón trẻ và tập thể dục buổi sáng
 Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các 
cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm xa những tình cảm âu yếm mà bố mẹ 
dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. 
Ví dụ: Trường tôi hay cho trẻ nghe các bài: Đi học, em đi mẫu giáo 
 *Giờ Hoạt động ngoài trời
 Khi trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời, tôi dẫn dắt cháu tới đối tượng 
trong hoạt động có chủ đích bằng một bài hát. 
Ví dụ: “Quan sát cây xanh trong vườn trường”, tôi cho trẻ hát “ Em yêu cây 
xanh”.
 *Giờ Hoạt động góc
 Tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi âm nhạc, tìm hiểu một số loại 
nhạc cụ, học cụ. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng 
tự tạo để vỗ hay gõ đệm cho bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ. Khi trẻ làm đồ 
dùng thì tôi cho trẻ kết hợp nghe nhạc, nghe hát. Khi trẻ làm xong đồ dùng thì 
tôi kết hợp cho trẻ biểu diễn múa, hát. Trẻ rất vui và thích thú khi được sử dụng 
đồ dùng do chính mình tạo ra để tham gia các hoạt động âm nhạc.
 Ngoài ra vào các giờ hoạt động chiều, hay các ngày lễ, ngày hội tôi đã 
cùng các giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia biểu diễn, giao lưu các tiết mục văn 
nghệ giữa các trẻ trong lớp với nhau và giữa nhóm trẻ trong lớp với nhóm trẻ 
của các lớp khác. Hình thức giao lưu văn nghệ này rất bổ ích đã giúp cho trẻ ôn 
lại các bài hát, các bài vận động, củng cố lại các kỹ năng ca hát, vận động. Qua 
đó thì rất nhiều trẻ đã dần mạnh dạn và tự tin trước đám đông. 
 (Hình ảnh 2: Nhóm trẻ biểu diễn văn nghệ)
 *Trong các hoạt động chung: 
Hoạt động âm nhạc:
 Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo là “Học mà chơi - chơi mà học”. 
Trong giờ hoạt động âm nhạc giáo viên không nhất thiết phải lựa chọn một nội 
dung chính và hai nội dung kết hợp mà tùy vào mục tiêu của hoạt động, độ khó 
dễ của tác phẩm, nhu cầu, khả năng của trẻ mà giáo viên quyết định nội dung và 
thời lượng tổ chức cho một hoạt động. Mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm 
chủ yếu: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát rõ lời, 
đúng nhạc. Nhưng vẫn không quên việc để trẻ được tự do phát triển năng khiếu 
hoặc khai thác tiềm năng trong trẻ, không ép buộc trẻ làm trẻ mất đi hứng thú 
trong âm nhạc. 8/15
hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng chùng bạn để có hướng tìm cách 
đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần dần tôi thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc.
(Hình ảnh 3 : Trẻ vận động minh họa trong giờ học)
*Tích hợp âm nhạc vào các hoạt động học khác
* Hoạt động phát triển vận động: Đối với hoạt động này âm nhạc lại càng có vai 
trò quan trọng khi trẻ tập các động tác cùng với các bài hát, và trẻ phải tập đúng 
động tác ứng với câu hát  việc đưa các bài tập dân vũ, hay thể dục nhịp điệu 
vào thể dục sáng rất tốt tạo cho trẻ rèn luyện thân thể. 
Ví dụ: Các bài dân vũ: “ Em đi bộ đội, Rửa tay, Gà trống thổi kèn, Nhà mình rất 
vui”.
* Hoạt động làm quen văn học :Trong giờ làm quen với văn học: Việc lồng 
ghép âm nhạc vào giờ làm quen văn học giúp tăng thêm phần hấp dẫn, tránh 
nhàm chán, tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Thông qua bài thơ “ Mười quả trứng tròn” sau khi đọc thơ kết hợp hát 
bài: “Đàn gà con ” giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ, qua đó giáo 
dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loài động vật sống trong gia đình. 
Hay khi kể chuyện “ Cáo thỏ và gà trống” giáo viên có thể thu hút hay kết thúc 
nhẹ nhàng bằng bài hát “ Con gà trống”. 
*Hoạt động khám phá: Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt 
động chung làm quen khám phá thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan 
sát,...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ khám phá góp phần tạo cho trẻ 
có cảm xúc với các đối tượng, củng cố lại cho trẻ một số đặc điểm của các sự 
vật hiện tượng xug quanh.
Ví dụ: “Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ” kết thúc giờ cho 
trẻ vận động cùng cô bài: “ Em đi qua ngã tư đường phố”.
*Hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình thường rất khô khan, cho nên lồng 
ghép âm nhạc vào hoạt động tạo hình là rất cần thiết.
 Ví dụ: Với bài xé dán những chiếc lá nhỏ, cô cho trẻ hát bài hát “ Lá xanh”, trò 
chuyện với trẻ về nội dung bài hát xem bài hát nói đến cái gì, từ đó cô dẫn dắt 
vào bài xé dán những chiếc lá nhỏ mà trẻ không cảm thấy căng thẳng.
* Hoạt động làm quen với toán: Việc tích hợp âm nhạc làm cho tiết toán trở lên 
thoải mái, không gò bó với trẻ.
Ví dụ: Bài toán của trẻ là đếm, cô có thể cho trẻ hát bài “ Tập đếm” sau đó hỏi 
trẻ về tên bài hát? Các bạn nhỏ trong bài hát đã tập đếm đến mấy? và như vậy cô 
dễ dàng giới thiệu tên bài học một cách thật nhẹ nhàng.
3.5 Biện pháp 5: Cải biên, sáng tác một số trò chơi âm nhạc
 Đối với trẻ được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi nó có vai 
trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp 10/15
sẽ hiện ra, trẻ đoán tên bài hát có nội dung tương ứng với hình ảnh đó. Trẻ đoán 
đúng thì cả lớp cùng nhau hát to bài hát đó.
(Hình ảnh 5: Trang Slide trò chơi âm nhạc “Ô số bí mật”)
*Giáo án điện tử - E learning.
 Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là thu âm trực tiếp lời nói của 
giáo viên và lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học 
tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. 
Ví dụ: Trò chơi “Vòng tròn âm nhạc”. Cô tạo 1 vòng tròn âm nhạc. Trên vòng 
tròn có các ô số 1, 2, 3 ẩn sau các ô số là các câu hỏi liên quan đến các thử thách 
được thu âm trực tiếp lời nói của cô lồng vào. Cô sẽ mời bạn đội trưởng của 
từng đội lên kích chuột để quay vòng tròn, mũi tên chỉ vào ô số nào thì đội đó sẽ 
phải thực hiện thử thách của ô đó. Nếu không thực hiện được thử thách thì sẽ 
nhường quyền cho đội còn lại thực hiện. 
 (Hình ảnh 6: Trang giáo án điện tử E-learning “Vòng tròn âm nhạc”
Việc xây dựng bài giảng powerpoint và E-learning vào trong hoạt động âm nhạc 
là rất cần thiết và bổ ích, nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy, 
đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ và giảm bớt thời gian 
của chúng ta trong việc làm đồ dùng, ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử 
dụng lâu dài và nhân rộng.
 3.7 Biện pháp 7: Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh
 Gia đình, nhà trường và xã hội là 3 yếu tố không thể tách rời nhau. Giáo 
dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục của ngoài xã hội và 
trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
 Thông qua giờ đón, trả trẻ, qua điện thoại, qua nhóm zalo... trao đổi thông tin 
trong những ngày trẻ đi học hay nghỉ học. Tuyên truyền cho phụ huynh phối kết 
hợp tốt với phụ huynh để ôn luyện các hoạt động âm nhạc khi trẻ nghỉ học ở 
nhà. Thông qua các cuộc họp phụ huynh thông báo tới phụ huynh đặc điểm, 
tình hình của lớp và nhận xét tình hình học tập, nề nếp của trẻ tới từng phụ 
huynh qua đó nắm bắt tình hình tâm lý của trẻ để có các biện pháp chăm sóc, 
giáo dục trẻ được hiệu quả. Vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên liệu, phế 
liệu mang đến lớp để cô và trò làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt 
động âm nhạc. Để làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh thì giáo viên cần 
xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh. Đồng thời phụ huynh cũng cần theo 
dõi kế hoạch hàng tuần được dán ở bảng thông báo ngay cửa lớp, để phụ huynh 
nắm được kế hoạch cùng kết hợp với cô giáo, với nhà trường để chăm sóc giáo dục 
trẻ tốt nhất.
4. Kết quả 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_yeu_ca_hat.doc