SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non

Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Song chất lượng đạt chưa cao và khả năng sáng tạo còn hạn chế, không ít giáo viên dạy còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép, trẻ chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ. Trẻ tham gia hoạt động học chưa thực sự hứng thú, chưa thu hút được tính tích cực của trẻ. Kỹ năng nặn, vẽ, cắt xé dán, tô màu và bố cục tranh còn hạn chế.
Từ những lý do trên bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình. Vì thế tôi đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu tạp chí giáo dục mầm non, để giúp tất cả học sinh trong lớp mình đều làm ra những sản phẩm đẹp, trẻ được thỏa trí tò mò, sáng tạo mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình. Đồng thời tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ hoạt động tạo hình đạt kết quả cao tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2022- 2023.
doc 20 trang skmamnon 29/09/2024 561
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non
 1/15
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất để trẻ phát triển cả về thể 
chất lẫn tinh thần. Ở đây, trẻ không những được vui chơi mà còn được chăm sóc 
giáo dục một cách khoa học. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động tạo hình 
phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp 
giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản : Vẽ, cắt, xé, dán, nặn, phối 
màu,... Trẻ thích tự tay tạo ra được một cái gì đó dù các họa tiết còn đơn giản 
như: ngôi nhà, cái cây, bông hoa, mưa, con vật... nhưng mang lại cho trẻ những 
cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Hơn nữa, tư duy của trẻ gắn liền 
với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú 
và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn hình 
thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, sử 
dụng màu sắc... những kỹ năng đó rất cần thiết và quan trọng cho trẻ sau này. 
 Khi tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ được trải nghiệm những cảm xúc 
đặc biệt trẻ biết chia sẻ, quan tâm tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội. 
Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có 
mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ 
giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích 
thước, màu sắc, không gian của đồ vật đã hình thành ở trẻ những thao tác tư duy 
như phân tích, so sánh, tông hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình 
tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, vậy hoạt động tạo hình 
đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của năng lực trí tuệ, 
tăng khả năng nhận thức. Đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ 
của trẻ cũng được phát triển theo. Khi trẻ tham gia hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ 
phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt, tay, rèn luyện sự 
khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, phát triển các khớp ngón tay, cổ tay, 
các cơ bàn tay, trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt từ đó giúp cho việc học viết của 
trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt. Đặc biệt hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị 
tốt về tâm lý cho trẻ bước vào lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động này 
hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, biết lắng nghe và thực hiện 
lời chỉ bảo của cô giáo, góp phần tích cực vào việc chuẩn bị các điều kiện và 
tâm thế cho trẻ vào lớp mẫu giáo 5-6 tuổi được thuận lợi dễ dàng hơn. Vì vậy, 
hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu 
được trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. 3/15
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện đảm bảo sự tác 
động đồng bộ lên mọi mặt phát tiển của trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ và hình thành 
các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội .
 Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ 
nhỏ. Hoạt động này không phải đơn thuần là sự phản ánh các ấn tượng, kinh 
nghiệm mà trẻ tiếp thu được từ thế giới xung quanh. Đây còn là sự biểu lộ thái 
độ, tình cảm của trẻ. Trẻ có điều kiện tiếp thu các chuẩn mực thẩm mỹ, đạo đức 
trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã 
hội và đánh giá các hành vi văn hoá xã hội qua các hình tượng được miêu tả.
 Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mẫu 
giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi ). Vì hoạt động tạo hình là một hoạt 
động tạo ra sản phẩm. Quá trình tạo hình là một quá trình lao động nghệ thuật 
mang tính sáng tạo cao. Hoạt động tạo hình góp phần hình thành ở trẻ ý thức 
làm việc có mục đích có kỹ năng. 
 Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng 
bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy 
để xé, vò theo ý của trẻ đẻ tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn 
thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thíchchính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt 
tên gọi,và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái 
đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. 
 II. Thực trạng
 Là một giáo viên phụ trách lớp 4-5 tuổi, tôi luôn trăn trở tìm ra những 
biện pháp tốt nhất để không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo 
dục cho trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi, khó khăn:
 1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo, Lãnh đạo và chính 
quyền các cấp, Hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ nhà trường cơ sở vật chất và chăm 
sóc giáo dục trẻ.
 Trường có khuôn viên rộng rãi, khang trang sạch đẹp.
 Ban Giám hiệu có trình độ chuyên môn và quản lý tốt. Luôn quan tâm và 
giúp đỡ, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở 
vật chất để phục vụ cho công tác giáo dục, tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm 
dạy dỗ và nâng cao tay trình độ chuyên môn.
 Giáo viên của lớp đều trẻ tuổi và nhiệt huyết với nghề.
 Đa số trẻ trong lớp đều ngoan, thể lực đồng đều.Trẻ đi học đầy đủ, chuyên 
cần cao, có nề nếp 5/15
 III. Biện pháp thực hiên
 Biện pháp 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình phong phú và đa dạng
 Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu, việc 
chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu phong phú đa, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo 
hình là vô cùng quan trọng.
 Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình giúp trẻ lựa chọn và khuyến 
khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc 
như: tô, cắt, dán, vẽ, nặn, ...
 Để tạo được nguồn nguyên liệu tạo hình phong phú và đa dạng tôi sử 
dụng các nguồn sau:
 Ngay từ đầu năm, sau khi rà soát đồ dùng đồ chơi và lên kế hoạch đầu 
năm, tôi đã làm bản dự kiến bổ sung đồ dùng và nguyên vật liệu trong đó có các 
nguyên vật liệu về tạo hình như: giấy thủ công, kéo, băng dính, nguyên liệu đan 
tết, lắp ghép..
 Bên cạnh việc mua sắm nguyên vật liệu từ nguồn kinh phí học phẩm, tôi 
còn huy động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương như lá 
cây, sỏi, cành cây, hoa .và tuyên truyền với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu 
vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn, 
 Việc lựa chọn nguyên vật liệu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 + An toàn, không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,
 + Rẻ tiền: Ví dụ như len,vải đầu tấm, cúc áo, lõi chỉ, gỗ công ngiệp.
 + Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, vỏ ngao, hạt na, hạt gấc, hạt bí, hạt bưởi, cành cây
 + Dễ bảo quản hay cất giữ, dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ)
 + Dễ tháo lắp sửa chữa 
 Ảnh 1:Nguyên vật liệu đảm bảo vệ sinh và dễ tìm kiếm
 Sau khi đã có các nguyên vật liệu, tôi khuyến khích trẻ sử dụng các 
nguyên vật liệu ấy để tạo ra các sản phẩm phục vụ trong các hoạt động.
Ví dụ: Bằng những vỏ hộp kem, vỏ sữa chua, vỏ ngao vỏ hến, xốp màu, giấy 
vụn, Trẻ có thể tạo ra nhiều con vật nghộ nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, 
các đề tài khác nhau.
 Từ việc chuẩn bị tốt nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình 
phong phú, đa dạng trẻ được thoải mái sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sử dụng 
với các chất liệu. Sản phẩm tạo hình của trẻ ngày càng nhiều hơn, đẹp và được 
sử dụng thực tế. 7/15
 Do phòng học trật tôi đã tận dụng không gian bên ngoài như hiên của 
phòng học làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Tôi bố trí mỗi trẻ có một bảng 
nhỏ để gài sản phẩm được nhận xét đánh giá của trẻ được trẻ tự tay cài vào bảng 
có ký hiệu của mình. Ở đây, trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và 
của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, trẻ cảm nhận và sẽ cố gắng 
làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng 
ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.
 Ảnh 3: Sản phẩm của trẻ
 Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng 
để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày 
các sản phẩm của mình. 
 Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bầy đồ chơi đẹp, sắp xếp 
các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây tạo cho trẻ cảm 
giác thích thú và mong muốn được tái tạo. 
 Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan 
trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
 Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung cho trẻ hoạt động tạo hình vào các 
hoạt động khác để nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ
 Với quan điểm dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” việc lồng ghép nội dung 
tạo hình vào các hoạt động của trẻ là rất cần thiết. Mỗi hoạt động đều nhằm đạt 
được mục đích nhất định, hoạt động nào cũng có tính chất riêng và tôi đã đưa 
nội dung tạo hình vào các hoạt động sau:
 * Hoạt động làm quen với toán 
 - Tuỳ thuộc vào từng nội dung của tiết dạy tôi cho trẻ sấp xếp các họa tiết, 
chi tiết.
 VD : Hoạt động làm quen với Toán, Đề tài ôn các hình, tôi cho trẻ xếp, 
ghép các que đè lưỡi tạo thành hình vuông, hình tam giác và dùng kẹp góc 
Tôi trẻ trẻ in, gấp, cắt, dán hình tròn tròn hình vuông
 Ảnh 4: Trẻ xếp, ghép que; in, cắt giấy tạo các hình học 
 trong hoạt động làm quen với Toán
 * Hoạt động làm quen với văn học 
 Trong phần ôn luyện củng cố tùy thuộc vào từng loại tiết cho trẻ chơi 
ghép tranh hoặc vẽ tranh, tô màu sao cho phù hợp với nội dung bài dạy.
 VD: Hoạt động làm quen với văn học đề tài thơ “giúp bà” thể loại trẻ đã 
biết tôi cho trẻ chơi ghép tranh để củng cố cho trẻ kỹ năng chọn bố cục và đúng 
hình ảnh.
 Ảnh 5: Trẻ vẽ, tô màu nhân vật và ghép tranh
 trong hoạt động làm quen với văn học 9/15
 * Đối với hoạt động có chủ đích:
 Nhóm trẻ có năng khiếu kĩ năng: Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ phát triển trí 
tưởng tượng và tăng thêm sự cảm thụ nghệ thuật trong các hoạt động tạo hình để 
trẻ vận dụng linh hoạt vào các hoạt động khác. 
 Nhóm trẻ kĩ năng còn hạn chế hơn: Những trẻ này thường thờ ơ, nhút 
nhát, e dè khi hoạt động tạo hình. Trẻ thiếu tự tin khi thể hiện. Tôi luôn chú ý 
đến những trẻ này bằng cách: 
 + Cho trẻ ngồi xen kẽ với những trẻ có kĩ năng tốt.
 + Đưa những hình ảnh hoạt động gợi mở để thu hút sự chú ý của trẻ. 
 + Cho trẻ thể hiện mô phỏng các nét vẽ khó hay các nét xé phức tạp.
 + Kịp thời khen ngợi động viên trẻ, khéo léo nhắc nhở trẻ học tiếp ở lần 
sau. Bằng những hình thức trên dần dần tôi đưa trẻ vào hoạt động tự nhiên vui 
vẻ hơi ở các hoạt động tiếp theo.
 Ảnh 9: Trẻ tham gia và hoạt động có chủ đích
 * Đối với hoạt động góc 
 Trong hoạt động góc tôi cho trẻ kĩ năng còn hạn chế cùng hoạt động với 
những trẻ có năng khiếu để trẻ có thể tự hướng dẫn và hoạt động cùng nhau 
trong góc nghệ thuật. Tôi luôn chú ý gợi mở hướng dẫn để trẻ tự tin hơn trong 
mỗi lần hoạt động. Mỗi lần thực hiện ở hoạt động góc, tôi không thể bỏ qua việc 
đánh giá bằng cách ghi chép nhật ký. Tôi thường xuyên theo dõi quá trình hoạt 
động tạo hình, ghi chép những ưu điểm, nhược điểm của trẻ để nhắc nhở trẻ sửa 
sai những lỗi trẻ hay mắc phải để lần sau trẻ thực hiện tốt hơn.
 VD: Theo dõi và ghi cụ thể tên cháu nét vẽ chưa đẹp, tô màu chưa mịn, 
các màu sắc chưa hài hòa, tạo bố cục tranh chưa cân đối, tôi ghi vào sổ nhật ký 
để điều chỉnh trẻ ở hoạt động lần sau.
 Việc thực hiện ghi chép vào sổ nhật ký và phân loại đánh giá trẻ giúp tôi 
có biện pháp bồi dưỡng cho trẻ thực hiện kỹ năng vẽ, tô màu, cắt và xé dán 
một cách chính xác. Từ đó sẽ giúp trẻ hoàn thiện hơn sự cảm thụ nghệ thuật qua 
hoạt động tạo hình được tốt.
 Đặc biệt, thường cuối một tháng thực hiện chương trình tạo hình tôi lại tổ 
chức một cuộc thi “Bé khéo tay” ngay tại lớp mình. Muốn vậy tôi phải tổ chức 
tốt khâu chuẩn bị, chuẩn bị phông màn dán chữ, trang trí thật giống một cuộc 
thi, cũng có những phần thưởng (là chiếc đồng hồ, chong chóng, làm bằng lá 
dừa hay những con vật nghộ nghĩnh bằng lá cây, ) cho những ai đạt giải. Điều
đó sẽ khuyến khích trẻ thi đua thực hiện. Trong suốt tiết này cô đóng vai trò 
người dẫn chương trình cho hội thi..

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_tich_cuc_th.doc