SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm tại Lớp 4-5 tuổi Trường Mầm non số 1 Trung Nam

Giáo dục trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Học qua trải nghiệm giúp trẻ có cơ hội và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn qua các chủ đề đa dạng mang tính tích hợp, hoạt động của trẻ phong phú, hấp dẫn; trẻ được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với đối tượng, tự khái quát thành hiểu biết riêng của mình. Dựa vào đặc điểm các giờ học ở trường, giáo viên lựa chọn chủ đề trải nghiệm phù hợp có liên quan đến các hiện tượng, sự kiện tự nhiên, xã hội, con người… phù hợp với đặc điểm của hoạt động học, gần gũi với thực tiễn và nên ưu tiên các chủ đề có liên quan đến các sự kiện xã hội diễn ra vào thời điểm cụ thể ở địa phương.
docx 17 trang skmamnon 14/02/2025 650
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm tại Lớp 4-5 tuổi Trường Mầm non số 1 Trung Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm tại Lớp 4-5 tuổi Trường Mầm non số 1 Trung Nam

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm tại Lớp 4-5 tuổi Trường Mầm non số 1 Trung Nam
 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu 
tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ. Để thực hiện và đạt được những mục tiêu 
chung đó thì một yếu tố vô cùng quan trọng cần được thực hiện đầu tiên chính là 
phát triển cảm xúc cho trẻ. Đối với trẻ mầm non từ khi lọt lòng trẻ đã có phản 
ứng thu hút sự quan tâm của người lớn, nhất là người mẹ. Trẻ muốn được ôm 
ấp, vỗ về thể hiện nhu cầu muốn gắn bó với người lớn. Khi trẻ 4-5 tuổi có thể 
biểu lộ cảm xúc giống như cảm giác hối hận, sự biểu lộ cảm xúc suất hiện bị ảnh 
hưởng nhiều bởi người chăm sóc. Khi trẻ tiếp xúc với các tình huống khác nhau 
đời sống cảm xúc của trẻ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Trẻ học cách 
điều chỉnh phản ứng cảm xúc của mình với mọi người và trải nghiệm bằng cách 
xem và cảm nhận phản ứng của người chăm sóc trẻ bước đầu nhận thức được 
cảm xúc của bản thân và của người khác, đồng thời dần hình thành và phát triển 
cách thức thể hiện cũng như quản lý cảm xúc ngày một hiệu quả hơn. Khi trẻ 
lớn lên và tiếp xúc với các tình huống khác nhau, đời sống của trẻ cũng trở nên 
phong phú và đa dạng hơn. Những phản ứng của người lớn qua giao tiếp hàng 
ngày giúp trẻ hiểu rõ hơn cảm nhận của bản thân cũng như có thể nhận biết 
được cảm xúc của người khác. 
 Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc với sự vật hiện tượng, sự kiện 
trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và vận dụng vốn kinh nghiệm, 
các giác quan để tiến hành giải quyết một vấn đề nào đó, qua đó có được kinh 
nghiệm và kiến thức kĩ năng hoặc tình cảm, thái độ nhất định. Giáo dục cảm xúc 
cho trẻ thông qua trải nghiệm là hoạt động sư phạm các nhà giáo thực hiện việc 
thiết kế, tổ chức, điều khiển tổ chức các hoạt động học và chơi bằng cách tạo 
điều kiện cho trẻ tích cực được thử nghiệm, khám phá, suy ngẫm, chia sẻ và 
phản hồi các kinh nghiệm mà trẻ đã trải qua để hình thành ở trẻ những kinh 
nghiệm mới về kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ nhất định hướng đến những điều 
tốt đẹp trong cuộc sống.
 Năm học 2022- 2023 theo sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường , 
tôi phụ trách giảng dạy lớp 4- 5 tuổi với tổng số trẻ là 25 cháu. Đa số các cháu 
đều ngoan, lễ phép, hiếu động và ham tìm tòi sáng tạo, để phát huy tính sáng 
tạo, thích khám phá và trẻ tích cực tham gia hơn nữa vào các hoạt động giáo dục 
cảm xúc thì tôi đặc biệt quan tâm đến việc cho trẻ học mà chơi, chơi mà học qua 
các hoạt động trải nghiệm.
 Nhằm hướng đến những đứa trẻ biết thể hiện cảm xúc tích cực với bạn bè 
và người lớn trong các hoạt động hằng ngày, nhận biết một số cảm xúc của mọi 
người xung quanh qua cử chỉ lời nói trong sinh hoạt hằng ngày, tích cực tham 
gia vào nhóm bạn để cùng thực hiện nhiệm vụ, khả năng điều chỉnh, kiềm chế 
cảm xúc tiêu cực của bản thân, thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, hoà đồng, 
giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đã áp dụng " Một số biện pháp giúp trẻ 
mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thông qua 
các hoạt động trải nghiệm tại lớp 4- 5 tuổi Trường Mầm non số 1 Trung Nam" 
 2 1.3 Tôi đã tiến hành khảo sát 25 trẻ lớp 4- 5 tuổi kết quả như sau:
 Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 Tổng 
 TT Nội dung
 Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
 % %
 1 Khả năng thực hiện 25 15 60 10 40
 2 Vốn kinh nghiệm của trẻ 25 14 56 11 44
 3 Khả năng hoạt động theo nhóm 25 13 52 12 48
 4 Tính tích cực, chủ động của trẻ 25 13 52 12 48
 Từ những thuận lợi, khó khăn trên cũng như qua kết quả khảo sát thực tế 
trẻ tại lớp mình đạt tỷ lệ còn thấp. Để trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt 
động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm một cách tích cực, chủ động, tôi đã 
áp dụng một số biện pháp sau:
2. Các giải pháp 
 Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thông 
qua trải nghiệm cho trẻ
 Với mục tiêu đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng 
thực hiện chương trình GDMN, ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch 
tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho trẻ dựa trên kế 
hoạch chính của nhà trường và tổ chuyên môn.
 Giáo dục trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm là phương thức sử dụng các 
hoạt động giáo dục trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các 
hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm 
nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng 
của bản thân. Học qua trải nghiệm giúp trẻ có cơ hội và năng lực giải quyết các 
vấn đề thực tiễn qua các chủ đề đa dạng mang tính tích hợp, hoạt động của trẻ 
phong phú, hấp dẫn; trẻ được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với đối tượng, tự khái 
quát thành hiểu biết riêng của mình.
 Dựa vào đặc điểm các giờ học ở trường, giáo viên lựa chọn chủ đề trải nghiệm 
phù hợp có liên quan đến các hiện tượng, sự kiện tự nhiên, xã hội, con người phù 
hợp với đặc điểm của hoạt động học, gần gũi với thực tiễn và nên ưu tiên các chủ đề 
có liên quan đến các sự kiện xã hội diễn ra vào thời điểm cụ thể ở địa phương.
Ví dụ, trong hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội, giáo viên có thể 
lựa chọn các chủ đề trải nghiệm liên quan đến: nhu cầu của động vật, thực vật, 
quá trình phát triển và cách chăm sóc, bảo vệ động, thực vật; hoạt động bảo vệ 
môi trường (rừng, nước), các hoạt động trong gia đình, nhà trường, làng xóm, lễ 
hội ở trường hay ở địa phương, giao thông Với chủ đề thực vật giáo viên có 
thể cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động gieo hạt và quan sát quá trình phát 
triển của hạt đỗ ( hạt đậu). Từ đó trẻ tự mình phát hiện ra được từ hạt khi gieo 
xuống đất cần tưới nước, hạt sẽ nảy mầm thành cây.
 Học qua trải nghiệm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái 
độ đối với sự vật, hiện tượng và mọi người xung quanh. Vì vậy, khi tổ chức hoạt 
động học theo hướng trải nghiệm giáo viên cần làm rõ các mục tiêu cụ thể liên 
 4 Ngoài việc trang trí môi trường bên trong và bên ngoài lớp theo hướng mở và 
dễ dàng cho trẻ hoạt động, an toàn khi trẻ sử dụng. Thì giáo viên còn tận dụng 
những nguyên vật liệu địa phương, vật liệu từ thiên nhiên. Vật liệu càng phong 
phú thì càng tạo ra được sự hứng thú cho trẻ hoạt động, kích thích trẻ hào hứng, 
vui vẻ. Ngoài ra còn dạy cho trẻ được nhiều kĩ năng mới hơn, trẻ sẽ sáng tạo 
hơn.
 Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với các chủ 
đề và sự kiện trong năm học cho trẻ.
 Các nội dung trải nghiệm được lồng ghép phù hợp từng chủ đề - chủ điểm, 
nhằm giúp trẻ tiếp nhận nội dung cụ thể, xâu chuỗi chủ đề nhẹ nhàng, thông qua 
đó trẻ được rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Đơn cử như vào dịp trước Tết Nguyên 
đán các trường mầm non tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: gói bánh 
chưng, “ Lễ hội Xuân yêu thương” Trẻ sẽ được tham gia gói bánh. Hay với ngày 
tết trung thu, trẻ sẽ được tham gia múa lân, phá cổ.
 Qua đó, trẻ được vui chơi, tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm 
trong không khí vui tươi, ấm áp. Hoặc thực hiện chủ đề “Nghề nghiệp”, từ việc 
thực hành trên lớp và để các em có thêm kiến thức thực tế qua các hoạt động tìm 
hiểu nghề nghiệp, trẻ biết những điều rất dễ hiểu như: Tên gọi của các nghề, nơi 
làm việc, đồ dùng, công cụ, trang phục, quy trình công việc, sản phẩm... giúp trẻ 
dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản nhất về ngành nghề, các trường tổ chức 
đưa trẻ đi tham quan nơi người lớn thực hiện công việc của nghề giúp trẻ quan 
sát từng chi tiết hoạt động của nghề, trò chuyện hoặc được nghe người làm nghề 
tự giới thiệu về công việc cụ thể của nghề, giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ đặc 
điểm của nghề đó nhanh hơn.
 Hoặc với chủ đề “Quê hương - Đất nước”, trẻ được tham quan các đường 
làng, ngõ xóm, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh địa phương, 
qua đó trẻ thỏa sức được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Trẻ được tham quan đi 
trên con đường làng, ngắm cánh đồng lúa, từ đó giáo dục trẻ yêu quý quê hương 
mình.
 Hay với chủ đề thực vật, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cho trẻ tạo hình 
hoa từ các nguyên vật liệu khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng các nguyên vật 
liệu có sẳn như: bút màu, màu nước, đất nặn. Ngoài ra để trẻ được trải nghiệm 
giáo viên có thể sử dụng các vật liệu từ địa phương như: bìa caton, lá cây, vỏ 
cây, cành cây khô, đá sỏivới việc được tự mình trải nghiệm, sáng tạo ra bông 
hoa từ các nguyên vật liệu này sẽ giúp trẻ hứng thú, sáng tạo, rèn luyện được 
nhiều kĩ năng. Khi thực hiện trẻ được tham gia theo nhóm. Điều đó không 
nhưng giúp trẻ khéo léo mà còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn 
 Với nhiều nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, những lợi 
ích trong rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phương pháp học tập thông 
qua trải nghiệm đã nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh cũng như từ trẻ. 
Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tham quan trải nghiệm; phụ huynh cũng 
nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con em mình hòa nhập, trải nghiệm 
thực tế nên đã rất đồng tình ủng hộ và trực tiếp hỗ trợ nhà trường về nhiều mặt.
 6 Ngoài ra còn có sự kết hợp với Ban phụ huynh của lớp và phối kết hợp 
cùng với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt 
ở trường mầm non.
 Qua công tác phối kết hợp với phụ huynh chúng tôi thấy đạt được 
kết quả rất tốt, được các bậc phụ huynh trong toàn trường ủng hộ vật 
chất và tinh thần.Những món quà đó tuy nhỏ nhưng chứa đựng được 
nhiều tình cảm thân thương của cô dành cho trẻ, trẻ rất thích thú yêu 
trường, yêu lớp, yêu cô và đi học đầy đủ.
 Thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ 
thì sẽ tạo được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên sẽ nhận 
được những đóng góp chân tình và những kinh nghiệm thiết thực, quý báu trong 
chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Kết quả cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường đã thu 
được hiệu quả cao: Các cháu mạnh dạn tự tin, các sản phẩm tô vẽ có tiến bộ 
hơn, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn, phụ 
huynh thì quan tâm đến phong trào của lớp, ủng hộ cho lớp được rất nhiều đặc 
biệt là ngày công lao động để các cháu có môi trường học tập tốt hơn , giữa cô 
giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở.
3. Tính mới, độ khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.
Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu 
cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi trường là cuộc sống thực của trẻ.
Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ 
hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao.
Các đồ chơi, công cụ, vật liệu trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích 
cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.
Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui 
thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.
Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với 
thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc 
sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan 
trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách 
lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn 
giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản 
phẩm nào đó.
4. Tính thực tiễn của sáng kiến
* Đối với trẻ
 - Giúp trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm, được thể hiện bản thân, 
được trổ tài, được tự do tạo sản phẩm và thưởng thức những sản phẩm của mình 
và của bạn, cảm xúc tích cự thể hiện rõ nét trên mỗi cá nhân trẻ.
 - Trẻ đã biết tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, hoạt động thì tích cực, sử 
dụng đúng chức năng của đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu trong trải nghiệm.
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_hung_thu_ti.docx