SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc

Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm than h, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ). Các dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non tùy theo đặc điểm lứa tuổi, thông qua các bài học giáo dục âm nhạc ở trường mầm non tùy theo
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc đặc điểm lứa tuổi, thông qua các bài học giáo dục âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo.
Các bộ môn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu nhất để đưa thế giới âm nhạc vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc. Mục đích của giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay, cái dở, hoạt động độc lập và sáng tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tham gia vào họat động âm nhạc không chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu “học mà chơi - chơi mà học” mà còn giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của âm nhạc trong đời sống hàng ngày mà còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ những tinh hoa văn hóa của dân tộc
docx 19 trang skmamnon 16/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc
 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc
 - Nghiên cứu về “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú 
tham gia hoạt động âm nhạc”.
 - Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển “Một số biện pháp giúp 
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc” trong trường mầm 
non. Từ đó đóng góp một số biện pháp để giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triển và tư duy 
sáng tạo hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú 
tham gia hoạt động âm nhạc’” trong trường mầm non cụ thể ở lớp 4 tuổi B5 do 
tôi phụ trách.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
 - Hai giáo viên phụ trách lớp, 25 học sinh và tất cả phụ huynh lớp 4 tuổi B5
5. Phương pháp nghiên cứu.
 Để việc nghiên cứu đề tài trên đạt kết quả tốt, tôi đã sử dụng một số phương 
pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Phương pháp đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng 
nghiệp
 - Phương pháp toán học: tôi so sánh đối chiếu và tính tỉ lệ % tăng giảm khi chưa 
thực hiện đề tài so với lúc đã thực hiện đề tài .
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Đề tài này được tiến hành trong năm học 2018- 2019 trên lớp 4 tuổi B5 
gồm 25 trẻ do tôi làm chủ nhiệm. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 
2018 và kết thúc là tháng 5 năm 2019.
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề.
 Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ 
phải chú ý, quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm than h, làm 
quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất 
của hình tượng âm nhạc. Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết 
tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn 
từ). Các dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non tùy theo đặc điểm lứa tuổi, 
thông qua các bài học giáo dục âm nhạc ở trường mầm non tùy theo
 2/19 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc
4. Sự cần thiết của đề tài.
 Giáo viên đã có những nhận thức nhất định về vai trò và ý nghĩa của việc tổ 
chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. Tuy nhiên một số giáo viên chưa 
quan tâm tới sự hứng thú, tích cực của trẻ trong khi tham gia hoạt động, chưa biết 
sử dụng linh hoạt và khoa học các biện pháp giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt 
động âm nhạc, chưa thực sự chú ý đến việc lên kế hoạch và chuẩn bị đồ dùng, môi 
trường hoạt động cho trẻ, việc này hoàn toàn mang tính thụ động. Các giáo viên 
chưa đề ra mục đích, yêu cầu cần đạt tới ở trẻ. Một số giáo viên chỉ quan tâm đến 
việc đã tổ chức cho trẻ hoạt động với âm nhạc mà chưa thực sự gây được sự hứng 
thú của trẻ.
*Các biện pháp thực hiện: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 
hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc ”
Biện pháp 1: Tìm hiểu phân loại trẻ.
Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm 
nhạc.
Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng.
Biện pháp 4: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Biện pháp 5: Tăng cường đưa nhạc quốc tế, nhạc không lời cho trẻ cảm thụ. Biện 
pháp 6: Thiết kế một số trò chơi mới và lồng ghép linh hoạt khi tổ chức hoạt động 
âm nhạc cho trẻ.
Biện pháp 7: Ứng dụng CNTT vào hoạt động âm nhạc.
Biện pháp 8: Luyện kỹ năng thực hành âm nhạc thông qua các hoạt động.
5. Một số biện pháp cụ thể:
5.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu phân loại trẻ.
 Sau khi ổn định lớp xong, thông qua các hoạt động hàng ngày, qua trực tiếp 
trao đổi với phụ huynh, qua các hoạt động trên lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất 
lượng trẻ đầu năm để nắm bắt được khả năng hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc 
của trẻ và có kết quả như sau:
 Đầu năm
 Phân loại học sinh Tỷ lệ Tỷ lệ
 Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 % %
- Hát đúng lời bài hát, giai điệu bài 5/25 20 19/25 80
hát
- Thuộc được một số bài hát trong 7/25 28 18/25 72
chương trình giáo dục mầm non.
 4/19 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc
 Góc âm nhạc
 Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, 
trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng những kỹ năng âm nhạc qua các 
trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ. Tại đây, 
trẻ tự hát tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách 
thích thú và sáng tạo. Vì thế, góc âm nhạc sẽ làm phát triển một số kỹ năng như: Kỹ 
năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức, 
đồng thời giúp trẻ bước đầu làm quen với nền văn hóa dân tộc thông qua các nhạc 
cụ như: song loan, trống cơm... Ngoài ra, góc âm nhạc góp phần làm cho chế độ 
sinh hoạt trong ngày linh họat, mềm dẻo, trẻ bớt căng thẳng vì trẻ có thể chơi, nghe 
nhạc. và thể hiện những ý thích của mình.
5.3 Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng:
 Khi trẻ khai thác hết các loại dụng cụ âm nhạc hoặc chơi liên tục các nhạc cụ 
 6/19 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc
khác nhau... .để làm các nhạc cụ cho gõ đệm. Trọng tâm sử dụng đa dạng các loại 
nguyên vật liệu tạo ra âm thanh để trẻ có thể cảm nhận tốt tiếng gõ đệm.
 Ví dụ: Lon bia làm trống lắc trong bỏ hạt - hột vào, muỗng gõ... và trang trí 
đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.
 Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách. trẻ kết hợp 
với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ 
hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi và hoạt động ở góc âm nhạc, 
giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết.
 Ví dụ: Về đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn 
organ, cô cho trẻ nghe một số bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ.
5.4 Biện pháp 4: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng:
 Thông thường trong hoạt động âm nhạc, giáo viên thường tiến hành dạy hát 
trước rồi đến nghe hát hay trò chơi âm nhạc làm cho hoạt động học khô cứng, đơn 
điệu, không gây được sự hứng thú cho trẻ. Trong quá trình thực hiện một hoạt động 
âm nhạc tại lớp, tôi thường dựa trên khả năng nhận thức của trẻ tại lớp mà đề ra các 
yêu cầu phù hợp với từng bài dạy. Việc chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cần 
chu đáo phù hợp với từng nội dung dạy trẻ, có đủ đồ dùng có sẵn và đồ dùng tự tạo 
với màu sắc bắt mắt, hình thức đẹp. Khi tiến hành hoạt động dạy thì tùy thuộc vào 
hứng thú của trẻ mà tôi tổ chức hoạt động học sao cho trẻ tham gia hoạt động một 
cách tích cực, sôi nổi.
 Việc gây hứng thú là một bước đầu tiên nhưng lại có vai trò rất lớn trong 
việc tạo hứng thú cho trẻ. Tôi luôn linh hoạt trong việc sử dụng những đồ dùng vật 
thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy.
 Chuyển tiếp giữa các phần nhẹ nhàng linh hoạt kích thích sự tập trung chú ý 
gây tò mò với trẻ.
VD: Với đề tài: - NDTT: Nghe nhạc: “Giao hưởng bốn mùa” trích đoạn “Mùa xuân”
 - NDKH: Vận động minh họa “Hạt mưa và em bé”
 - Trò chơi: “Vui cùng âm thanh mùa xuân”
 Giáo viên có thể sử dụng hình thức tổ chức như sau:
 Vào bài cho trẻ đi vòng tròn vừa đi nghe bài hát tiếng Anh “walking in the 
jungel” khi đến đoạn “stop” trẻ sẽ dừng lại và lắng nghe và đoán xem âm thanh đó 
phát ra từ những hiện tượng tự nhiên nào. Khi nghe thấy âm thanh, thiên nhiên các 
con liên tưởng đến trò chơi gì? Cô và trẻ bắt đầu vào chơi trò chơi “Vui cùng âm 
thanh mùa xuân”.
 Tiếp theo, anh hạt mưa xuất hiện trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên 
và cho trẻ xem thêm một số hình ảnh về mưa, lợi ích của mưa, tác hại khi gặp mưa 
to, mưa nhiều...
 8/19 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc 
êm ái và thể hiện cảm xúc của mình qua thưởng thức như: Vỗ tay, nhảy, dậm chân, 
xướng âm, lắc lư người để cảm nhận...Qua đó, giúp trẻ tiếp cận với nền âm nhạc 
trên thế giới, mở mang tầm hiểu biết của trẻ về âm nhạc.
5.6 Biện pháp 6: Thiết kế một số trò chơi mới và lồng ghép linh hoạt khi tổ chức 
hoạt động âm nhạc cho trẻ:
 Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một 
biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đó trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ 
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại 
đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
 Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động 
theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan trọng 
giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển 
năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi 
loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ 
nhanh nhẹn, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. 
Đặc biệt trò chơi âm nhạc cũng rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm 
nhạc. Chính vì vậy bản thân tôi đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm 
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
VD1: Trò chơi “Thông tin chính xác”: Giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền 
tin đúng
 - Chuẩn bị: Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đó 
thuộc.
 - Cách chơi: Đội trưởng của 2 đội lên phía trước cùng cô giáo, cô nói thầm 
vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách 
nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm 
vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối 
cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
VD2 : Trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” Trò chơi này giúp trẻ củng 
cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đó học, đồng thời tạo 
cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời chính xác tên 
bài hát.
 - Chuẩn bị: Có những bản nhạc trong đàn các bài hát trong chương trình 
mà trẻ đã học.
 - Cách chơi: Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chuông 
giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong 
đội được tặng một ngôi sao, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
 10/19 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc
 Trong quá trình thực hiện đề tài cũng như nghiên cứu biện pháp UDCNTT trong 
tiết dạy âm nhạc tôi thấy hầu hết giáo viên ở tất cả các trường đều có thể áp dụng 
song việc ứng dụng CNTT đòi hỏi giáo viên phải biết chủ động và linh hoạt, không 
nên quá lạm dụng CNTT trong quá trình giảng dạy.
5.8 Biện pháp 8: Luyện kỹ năng thực hành âm nhạc thông qua các hoạt động
a. Thông qua hoạt động chung
 - Hoạt động dạy hát: Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc ( hoặc trò chơi 
âm nhạc) + Nghe nhạc, nghe hát
 - Hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc: Nội dung kết hợp: Nghe nhạc, 
nghe hát + Trò chơi âm nhạc
 - Hoạt động nghe nhạc, nghe hát: Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc 
( hoặc trò chơi âm nhạc)
 - Hoạt động sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề: Gồm các bài hát, điệu múa, 
bản nhạc, trò chơi, bài thơ, câu đố có trong chủ đề. Dưới hình thức biểu diễn văn 
nghệ khuyến khích trẻ thể hiện lại những bài hát, điệu múa, có sự tham gia của cô 
cùng với trẻ.
 Cô biểu diễn văn nghệ
b. Thông qua hoạt động ngoài tiết học
 12/19

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_hung_thu_th.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc.pdf