SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi C tham gia hoạt động góc tích cực hiệu quả
Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng sấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy qua hoạt động góc trẻ được chơi mà học những điều tốt đẹp nhất làm tốt hoạt động đó chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ có suy nghĩ việc làm tốt đẹp hơn.Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động góc chưa được thường xuyên. Đặc biệt là việc tạo môi trường thân thiện, đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động góc chưa được đề cao và thiếu sự đầu tư.Mục đích của việc tạo cho trẻ hoạt động góc tích cực hiệu quả giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ. Môi trường học thân thiện thông qua hoạt động góc sẽ hình thành ở trẻ tính thẩm mỹ, tình yêu thiên nhiên, đức tính cần cù chăm chỉ. Nếu trẻ 4 tuổi không được sống trong môi trường giáo dục thận thiện an toàn thì khi hòa nhập với cuộc sống xung quanh đặc biệt khi lên 5 tuổi chuẩn bị bước sang cấp học mới trẻ thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, hành vi thái độ không đúng đắn. Do đó“Một số biện pháp cho trẻ lớp 4 tuổi C hoạt động góc tích cực hiệu quả”có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trong trường và trong huyện cùng thực hiện.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi C tham gia hoạt động góc tích cực hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi C tham gia hoạt động góc tích cực hiệu quả

Việc sắp xếp các đồ vật trong lớp ảnh hưởng đến tâm lý hoạt động góc của trẻ nó có thể khuyến khích hoặc kìm hãm sự sáng tạo và hạn chế tưởng tượng của trẻ. Việc học qua chơi của trẻ mang nhiều ý nghĩa khi trẻ tìm kiếm các câu trả lời cho mình qua quá trình trao đổi giữa bạn bè và cô giáo. Khi trẻ được khích lệ có các hoạt động phù hợp để thành công trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, có tâm lí vững vàng. Ví dụ: Góc phân vai là khu vực hoạt động trọng tâm, vì vậy cần bố trí vị trí, không gian thích hợp, đủ để triển khai các góc nhỏ phù hợp với các vai chơi. Khi tham gia chơi ở góc này, trẻ được đóng vai các bác các cô bán hàng, các bác nấu ăn, làm cô giáo, làm mẹ Trẻ được tự mình hoạt động, tự mình làm những công việc mà trẻ yêu thích, sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, khoa học và thiết thực nhất. Đồng thời còn rèn luyện kỹ năng vô cùng quan trọng đó là kỹ năng giao tiếp. Đơn giản là vì khi chơi trẻ tiếp xúc với nhau chủ yếu bằng ngôn ngữ từ đó đã hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ vật, việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ. Trẻ được học, được hoạt động góc tích cực trong môi trường thân thiện lành mạnh an toàn. Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đó sẽ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ. Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi C hoạt động góc tích cực hiệu quả” 2.2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng sấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy qua hoạt động góc trẻ được chơi mà học những điều tốt đẹp nhất làm tốt hoạt động đó chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ có suy nghĩ việc làm tốt đẹp hơn. Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động góc chưa được thường xuyên. Đặc biệt là việc tạo môi trường thân thiện, đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động góc chưa được đề cao và thiếu sự đầu tư. Mục đích của việc tạo cho trẻ hoạt động góc tích cực hiệu quả giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ. Môi trường học thân thiện thông qua hoạt động góc sẽ hình thành ở trẻ tính thẩm mỹ, tình yêu thiên nhiên, đức tính cần cù chăm chỉ. 3.Mô tả nội dung sáng kiến - Nhà trường rà soát cơ sở vật chất trang thiết bị 4 lớp 4 tuổi có đủ đồ dùng dạy học tối thiểu. Trong lớp có đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học gồm 1 tivi một đầu đĩa, bên cạnh đó còn có tủ đựng đồ dùng đồ chơi của trẻ các góc, tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ. * Đội ngũ giáo viên: - Nhà trường đã bố trí đội ngũ giáo viên cho lớp 4 tuổi đảm bảo về số lượng và chất lượng, giáo viên có tay nghề vững vàng trình độ chuyên môn cao. - 4/4 giáo viên dạy lớp 4 tuổi đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên * Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: - Tỷ lệ huy động trẻ 4 tuổi ra lớp đạt 95 % - Tỷ lệ trẻ 4 tuổi được học 2 buổi trên ngày và được học theo chương trình giáo dục mầm non 100/ 100 đạt 100%. - Tỷ lệ trẻ MG suy dinh dưỡng chiếm 12,5 % - Tỷ lệ trẻ thấp còi MG chiếm 3,9 % Sau khi khảo sát và thăm dò thì tôi nhận thấy những mặt khó khăn và thuận lợi sau : * Thuận lợi: - Được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo của UBND xã, các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường về quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là sự đầu tư về cơ sở vật chất . - Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát. - Trẻ lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều, trẻ rất thích khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ. - Phần lớn phụ huynh chăm lo đến sự nghiệp giáo dục con em mình ngay từ lúc còn nhỏ, phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh rất hài hòa và thuận lợi. - Tôi còn nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự ủng hộ động viên từ phụ huynh cũng như sự tham gia hoạt động nhiệt tình của trẻ. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi tôi còn có những khó khăn: - Đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc chưa được đầy đủ thiếu phong phú đa dạng. Vì vậy khi trẻ tham gia tạo ra sản phẩm chưa được thẩm mỹ, bên cạnh đó các thiết bị như tủ, giá trưng bày đồ dùng đồ chơi còn thiếu dẫn đến Hưởng ứng phòng trào.“ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.Từ đó sẽ tạo ra cho trẻ một môi trường trường học thân thiện và tích cực. * Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện Để có một môi trường học thân thiện đó là vấn đề lớn đặt ra với tôi. Vậy môi trường học an toàn thân thiện là như thế nào? Chuẩn bị lớp học sạch sẽ, thoáng mát, các góc chơi được trang trí đẹp, đồ chơi trang trí đúng góc, những vật dụng có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ như : Dao, kéo, được cất cao cẩn thận. Ổ cắm điện cần bố trí gọn gàng khoa học, bàn ghế để gọn gàng để tạo không gian thoáng rộng rãi cho trẻ hoạt động, quy định trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. Đồ chơi phải đảm bảo không ảnh hưởng đến trẻ: Khi thu gom phế liệu như: ống gội đầu, ống sữa, chai nước rửa bát, chai nước ngọt, chai compho, vỏ hộp thuốc phải được rửa sạch sẽ, sau mới đưa vào sử dụng. Lựa chọn tủ để trưng bày đồ chơi tránh lựa chọn tủ quá cao, tránh gây tai nạn cho trẻ. Giáo dục cho trẻ không leo trèo, sờ vào ổ cắm điện, dây điện đó là những nơi nguy hiểm. Môi trường học thân thiện an toàn sẽ giúp cho trẻ dễ hòa nhập, cùng nhau tổ chức trò chơi, cùng tạo ra sản phẩm. Thông qua hoạt động góc là hoạt động dễ tạo ra môi trường thận thiện. Cô và trẻ gần gũi, trẻ có thể nêu lên ý kiến của mình, lựa chọn góc chơi cho mình.Trẻ tự quyết định cho mình góc chơi, đồ chơi, bạn chơi theo khả năng ý thích của trẻ. Trong tuần tạo cơ hội cho trẻ để các trẻ được luân chuyển các khu vực chơi khác nhau giúp cho hoạt động trong ngày của trẻ trở nên linh hoạt. Cô giáo cùng với trẻ, bố trí đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho khu vực hoạt động của trẻ. Cô dành thời gian, không gian hợp lý cho các nhóm chơi không gian hoạt động của trẻ, tạo điều kiện khuyến khích trẻ cùng suy nghĩ làm một việc gì đó, tạo tình huống giúp trẻ phối hợp cùng với các thành viên để hoàn thành sản phẩm, đồ chơi chung của nhóm. Trong quá trình trẻ chơi, hoạt động ở các góc chơi tôi bao quát và chú ý đến nhu cầu của cá nhân trẻ, của nhóm chơi, gợi ý điều chỉnh số trẻ trong các nhóm chơi cho phù hợp tránh trường hợp nhóm nào đó quá đông trẻ. Khi trẻ chưa có kinh nghiệm cô giáo cùng chơi, cùng hoạt động, hướng dẫn trẻ, không nên áp đặt trẻ, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện theo ý thích, phù hợp với khả năng hứng thú của mình.Còn khi trẻ đã có kinh nghiệm và một số kỹ năng cần thiết, cô gợi ý khuyến khích các mối quan hệ qua lại giữa các trẻ trong các nhóm chơi. Ở góc này ngoài phần cô trang trí cho góc, có một phần mở trống để trẻ tham gia hoạt động. Khi trẻ tham gia hoạt động ở góc này trẻ sẽ tạo ra sản phẩm của trẻ. Góc mở sẽ gồm có sản phẩm của cô và sản phẩm của trẻ, chủ yếu sẽ là sản phẩm của trẻ. Các vật liệu dùng để hoạt động góc đều là sản phẩm thân thiện với trẻ. Từ đó trên sự hướng dẫn của cô trẻ sẽ tạo ra sản phẩm. * Góc nấu ăn: Góc mở của góc nấu ăn cho trẻ dùng tranh lô tô để hiển thị các món ăn của bữa trưa bữa chiều của các thứ trong tuần. thực đơn của trẻ thay đổi hàng ngày hàng tuần thể hiện trên góc mở. * Góc học tập: Phân biệt hình, đồ vật để chọn hình ghép đôi tương ứng và chọn số tương ứng.Ví dụ như chủ đề bản thân trẻ chọn 2 chiếc dép tạo thành 1 đôi và chọn thẻ số tương ứng là 1. * Góc nghệ thuật: Trẻ nhìn theo hình vẽ qua tranh, ảnh, đồ dùng trẻ liên tưởng tới bài hát đó và hát. Ví dụ như ở chủ điểm bản thân trẻ nhìn thấy hình ảnh đôi mắt hát bài đôi mắt xinh, đôi bàn tay thì hát bài múa cho mẹ xem. Ở chủ điểm gia đình có hình ảnh cả gia đình hát bài ba ngọn nến lung linh, nhìn thấy hình ảnh của bà thì hát bài cháu yêu bàhình ảnh thay đổi theo từng chủ đề. * Góc thiên nhiên và khoa học: Ở góc này trẻ rất thích thú, khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh và tham gia hoạt động ở khu vực này. Ở góc này cô chuẩn bị đồ dùng cho trẻ chơi với nước: Bát nhựa, phễu, chai lọ, ca cốc có kích thước khác nhau để chơi đong đếm, so sánh thể tích nước. Như vậy việc xây dựng góc mở sẽ giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, kích thích tư duy, sáng tạo từ đó sẽ phát triển trí tưởng tượng của trẻ. * Biện pháp 5: Trang trí các góc thân thiện thẩm mỹ. Cần bố trí các khu vực trong và ngoài lớp phù hợp, thuận lợi cho cô và trẻ hoạt động.Các khu vực hoạt động cần bố trí thuận lợi cho quá trình hoạt động của trẻ.Trang trí tranh, ảnh các góc đảm bảo tính thẩm mỹ, mang tính mở, hình ảnh là sản phẩm của cô và trẻ trong các chủ đề. Việc trang trí góc chơi sẽ góp phần tạo nên sự thành công tổ chức hoạt động, gây thu hút cho trẻ vào góc chơi. Mỗi chủ điểm bố trí góc chơi khác nhau sao cho phù hợp các góc sẽ thay đổi theo từng chủ điểm. Ở mỗi góc chơi sẽ được đặt giá để trưng bày đồ chơi giúp trẻ dễ dàng quan sát nhận biết góc chơi. Bố trí góc chơi cũng được sắp xếp khoa học: - Kỹ năng nhập vai và thể hiện vai chơi tăng cao hơn chiếm 20,6% 4.Phạm vi áp dụng: Đề tài được áp dụng trong phạm vi học sinh lớp 4 tuổi C trường mầm non Phú Lạc. 5.Kết quả, hiệu quả mang lại: Sau 3 tháng thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi C hoạt động góc tích cực hiệu quả” Nội dung Trẻ không hứng Trẻ chơi tự Trẻ chưa có Chưa có kỹ thú tham gia vào do kỹ năng năng giao lưu hoạt động nhập vai giữa các nhóm Tổng số trẻ 29 3 2 2 1 Tỷ lệ % 10,3 6,8 6,8 3,4 Qua 3 tháng thực hiện đề tài tôi luôn không ngừng học hỏi phấn đấu, từ những gì vốn có của bản thân cùng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức của bạn bè đồng nghiệp.Cá nhân tôi đã được tập thể nhà trường nhìn nhận đầu tư để tôi giảng dạy tiết dạy của mình và tổ chức giờ hoạt động góc, tôi đã hoàn thành tuy nhiên kết quả chưa cao.Mong rằng với các chủ đề sau tôi xẽ làm tốt việc tạo môi trường học thân thiện cho trẻ qua hoạt động góc để cuối năm đạt kết quả cao nhất. - Tỉ lệ trẻ tham gia vào giờ hoạt động góc đã tăng lên rõ rệt - Tỉ lệ trẻ chơi tự do không tham gia vào hoạt động góc sẽ được giảm xuống - Trẻ biết nhập vai chơi và thể hiện đúng vai chơi, biết giao lưu giữa các nhóm chơi. Điều đó nghĩa là mong muốn tất cả trẻ đến cuối năm đều thích thú tham gia hoạt động góc.Như vậy với việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc mới mang lại kết quả như tôi mong đợi. 6. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Căn cứ vào quá trình thực hiện và kết quả đạt được của trẻ sau thời gian hơn 3 tháng thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ lớp mấu giáo 4 tuổi C hoạt động góc tích cự hiệu quả”ở tại lớp chứng tỏ rằng kinh nghiệm trên đã có tác động đến quá trình hoạt động của trẻ. Với đề tài này tôi và các bạn đồng nghiệp có thể áp dụng được trong năm học tiếp theo. Khả năng áp dụng các trường mầm non trong huyện, tỉnh.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_lop_mau_giao_4_tuoi_c_tham_gi.docx