SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp 4-5 tuổi D Trường Mầm non Đồng Tĩnh khám phá khoa học
Đối với trẻ nhỏ, mọi sự vật hiện tượng tự nhiên luôn là điều hấp dẫn nhưng cũng thật lạ lẫm khó hiểu mà trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá trong suốt cuộc đời và C.Mác cho rằng “Tự nhiên là nguồn gốc của các tri thức cụ thể đầu tiên của con người và nó thường để lại cho chúng ta cảm giác sung sướng được lưu giữ suốt đời”. Chính vì vậy “khám phá khoa học” được coi là một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trong và cần thiết đối với trẻ, hoạt động này góp phần tích cực trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực như nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và thể lực....Khám phá khoa học giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về sự vật hiện tượng tự nhiên, đây là cơ sở để trẻ giải quyết những tình huống trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tham gia vào các hoạt động đa dạng và phong phú khác ở trường mầm non như hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với toán..., đồng thời còn là những kiến thức khoa học sau này ở trường phổ thông. Mặt khác “khám phá khoa học” còn giúp trẻ phát triển các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, các thao tác tư duy, cũng như góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất của trí tuệ góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng nhận thức.
Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi “Khám phá khoa học” không chỉ giúp trẻ phát triển các giác quan, kích thích nhu cầu và hứng thú nhận thức, mà còn thoả mãn tính ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá trải nghiệm nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu bên trong các sự vật hiện tượng, từ đó giúp trẻ hình thành những khái niệm sơ đẳng ban đầu. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải hình thành củng cố mở rộng vốn tri thức của trẻ, đồng thời phải rèn luyện và phát triển các năng lực và hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên.
Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi “Khám phá khoa học” không chỉ giúp trẻ phát triển các giác quan, kích thích nhu cầu và hứng thú nhận thức, mà còn thoả mãn tính ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá trải nghiệm nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu bên trong các sự vật hiện tượng, từ đó giúp trẻ hình thành những khái niệm sơ đẳng ban đầu. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải hình thành củng cố mở rộng vốn tri thức của trẻ, đồng thời phải rèn luyện và phát triển các năng lực và hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp 4-5 tuổi D Trường Mầm non Đồng Tĩnh khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp 4-5 tuổi D Trường Mầm non Đồng Tĩnh khám phá khoa học
Góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Là giáo viên mầm non, nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực khám phá khoa học đối với sự phát triển của trẻ, tôi luôn cố gắng tìm hiểu, ứng dụng những phương pháp, giải pháp mới nhằm giúp trẻ học tốt hơn, và không phụ lòng mong đợi của tôi, những đứa con nhỏ lớp 4 tuổi B của tôi đã từng ngày lớn lên và tỏ ra đặc biệt thích thú khi được tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học. Với mong muốn được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp và các bậc phụ huynh, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ lớp 4- 5 tuổi D trường mầm non Đồng Tĩnh khám phá khoa học” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ lớp 4 – 5 tuổi D trường mầm non Đồng Tĩnh khám phá khoa học” 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Hải Oanh. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0964 584 386 - Email: tranthihaioanh.c0dongtinh@vinhphuc.edu.vn. 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Lĩnh vực khám phá khoa học. 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: - Tháng 8/2016 – tháng 15/02/2017. 6. Mô tả bản chất của sáng kiến: 6.1. Về nội dung của sáng kiến: 6.1.1. Cơ sở lí luận: * Những chủ trương về giáo dục: Theo quyết định số 55 của bộ giáo dục và đào tạo qui định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội năm 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Khỏe mạnh – nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. + Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi như: bố mẹ, bạn bè, cô giáo thật thà, lễ phép, hồn nhiên. + Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. + Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, phân tích, tổng hợp. Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. 2 yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ. Có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn. Về phía trẻ: với tinh thần ham học hỏi, ở lớp tham gia các hoạt động tích cực, đặc biệt là các hạt động khám phá khoa học, các trò chơi mang tính khám phá, trải nghiệm, các thí nghiệm về những hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ... Hầu hết các trẻ đều thể hiện sự ham thích một cách rõ rệt. Đó là điều kiện thuận lợi cho các tiết dạy khám phá khoa học ở trường mầm non. - Năm 2016 – 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi D: - Tổng số học sinh trong lớp có 25 cháu: Nam: 16 Nữ : 9 - 100 % số trẻ ăn ở bán trú tại trường. - Phụ huynh luôn quan tâm đến con và các hoạt động ở lớp. * Khó khăn: - Lớp phải học nhờ nhà dân nên gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá. Thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh nghiệm, trẻ còn nhỏ nhận thức còn hạn chế. Các tài liệu tham khảo về khám phá khoa học còn ít. Vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn nghèo nàn. Kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp ở trẻ còn chưa đồng đều. Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá khoa học đa dạng, phong phú cho trẻ. Không gian trường hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được, mai này biết đâu đó những “mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa. Để có biện pháp giáo dục tốt nhất trong quá trình giúp trẻ khám phá khoa học cho trẻ nên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi ở đầu năm học qua những tiêu chí sau: Bảng A: Đánh giá đầu năm học 2016 – 2017 Tổng số trẻ khảo sát: 25 cháu, đạt 100% 4 Đứng trước tình trạng trên tôi đã đặt mục tiêu cho mình khi lập kế hoạch cho trẻ cần có tính hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời mở ra một hướng khám phá mới cho các hoạt động tiếp theo. Ví dụ: Đầu năm tôi cho trẻ làm thí nghiệm “Bong bóng bay” tôi cho trẻ thổi những quả bóng rồi cho trẻ cùng chơi: Một bạn nói qua quả bóng còn một bạn bạn áp tai vào quả bóng và nghe xem âm thanh bạn nói có gì thay đổi (Hình1). Hay để biết được sự thay đổi của âm thanh, tôi cho trẻ bịt tai lại hỏi trẻ có nghe thấy cô nói không và giọng nói của cô có gì thay đổi không? Hình thức cho trẻ tự nói nên cảm nhận của riêng mình giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Hình 1: Trẻ làm thí nghiệm “Bong bóng bay” Khi trẻ đã mạnh dạn hơn rồi tôi cho trẻ tham gia vào các thí nghiệm khó như ở chủ đề bản thân tôi cho trẻ khám phá về các giác quan của trẻ (vị giác). Ví dụ: Khám phá về “vị của nước” tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 3 cốc nước, các đĩa đựng đường, muối, một số viên C sủi. Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát và uống ly nước sôi cho trẻ nói lên cảm nhận của mình, có cháu nói nước không có vị gì, có cháu nói nước không có mùi, cháu Cẩm Tú thì bảo nước không có màu gì. Tôi kết luận: Nước không màu, không mùi không vị. Và tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho một thìa muối (đường, viên C sủi) vào cốc nước, có trẻ nói là nước sẽ bị mặn, có trẻ lại cho rằng nước ngọt, nước có vị chua,.... rồi yêu cầu trẻ cho 1 thìa muối vào ly nước và nếm thử. Lúc này tôi thấy có trẻ thì nhăn mặt lại Tôi hỏi tại sao? rất nhiều ý kiến khác nhau đưa ra: Con thấy hơi mặn, con thấy rất mặn, con thấy chua vì con cho viên C sủi vào....... Cuối cùng tôi đưa ra một 6 Hình2: Trẻ đang khám phá các con vật sống dưới nước theo từng nhóm Sau đó tôi cho trẻ tự nhận xét về các đặc điểm của chúng thông qua các câu hỏi: Con đang quan sát con gì? Con thấy con cua có đặc điểm gì? Cháu Ngọc Diệp trả lời: Con thưa cô con cua có 2 cái càng và nhiều chân? Tôi lại hỏi: Bạn nào có ý kiến khác ? Và rất nhiều ý kiến khác nhau mà trẻ đưa ra như: Con cua có mai? hay cháu Minh Huy nói: Con cua dùng chân để bò, cô trẻ hỏi: vì sao con cua lại bò ngang? Câu hỏi ấy khiến nhiều trẻ tò mò muốn biết, lúc này tôi hỏi lại câu hỏi đó cho cả lớp cùng thảo luận. Rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra: Vì con cua có nhiều chân, vì con cua có 2 càng, vì chân con cua ở 2 bên...Đây là lúc tôi giúp trẻ giải thích để đi đến một kết luận: Vì do cấu tạo của con cua, chân nó nằm ngang ở hai bên nên nó phải bò đi theo hướng ngang sang hai bên. Không chỉ dùng lại ở việc cho trẻ khám phá về đặc điểm của con vật mà tôi còn hỏi trẻ về môi trường sống của chúng. Ví dụ: Con cá sống ở đâu? Tôi luôn đặt ra tình huống để kích thích trẻ tham gia tích cực vào hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ: Tôi vớt một con cá đặt lên khay và 1 con cá để trong chậu nước và hỏi trẻ xem có hiện tượng gì xảy ra. Trẻ quan sát và thấy hiện tượng: Con cá ở dưới nước thì bơi được còn con cá ở trên khay thì nhảy và quẫy. Tôi hỏi : Tại sao lại có hiện tượng đó. Cháu Tường Vi trả lời: Con thưa cô: Con cá có vây thì bơi được ở dưới nước còn khi ở trên cạn cá không bơi được nên nó nhảy và quẫy. Sau khi tình huống đã được giải quyết tôi khái quát lại một cách 8 Với hình thức cho trẻ được quan sát phân tích so sánh, giải quyết tình huống và trải nghiệm như trên tôi thấy trẻ lớp tôi sôi nổi hứng thú đưa ra những nhận xét đánh giá khác nhau, giúp cho giờ học đạt kết quả cao. Như vậy trong một giờ học trẻ được tham gia vào các các dạng hoạt động khám phá khác nhau: từ quan sát trải nghiệm, thảo luận trao đổi, nhận xét, so sánh, tổng hợp....Điều đó giúp cho việc tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của trẻ được hiệu quả mà lại không tạo sự nhàm chán và căng thẳng đối với trẻ. Ngoài tiết học chính về hoạt động khám phá thì các tiết học khác tôi cũng có thể lồng ghép cho trẻ khám phá khoa học như ở hoạt động làm quen với văn học tôi cho trẻ khám phá “Vòng tuần hoàn của nước” thông qua câu chuyện “Giọt nước tí xíu”. Hay ở hoạt động tạo hình cho trẻ pha màu nước, trẻ luôn đặt ra câu hỏi: Tại sao màu này pha với màu kia lại thành màu khác? Lúc này trẻ được pha màu nước để tô vẽ bức tranh đồng thời trẻ đã phát hiện ra: màu vàng pha với màu xanh nước biển ra màu xanh lá cây; màu đỏ với màu vàng thì ra màu cam;......Với hình thức này trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết về thế giới xung quanh sẽ góp phần không nhỏ vào các hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả tốt hơn. Được trực tiếp làm các thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là điều thích thú đối với trẻ. Nếu trước đây trên tiết học tôi chỉ dạy những bài khám phá đơn giản, chỉ sử dung tranh ảnh, thì tiết học không đạt kết quả cao. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa những thí nghiệm nhỏ vào trong tiết dạy. Ví dụ: Thí nghiệm1: Vật chìm vật nổi Tôi chia trẻ thành 2 nhóm và chuẩn bị cho mỗi nhóm một chậu nước, và các đồ vật khác nhau: sỏi, cát, viên bi, lá cây, bóng nhựa, bông hoa,Đầu tiên tôi yêu cầu trẻ cầm, nắm, sờ các đồ vật tôi đó rồi tôi thảo luận với trẻ những vật nào nổi, vật nào chìm. Cháu Văn Hiếu bảo bông hoa chìm, nhưng cháu Ánh Ngọc lại bảo bông hoa nổi. Sau đó tôi ghi lại các ý kiến của trẻ để xem trẻ nào nói đúng, trẻ nào nói sai. Với tôi câu trả lời của trẻ đúng – sai không quan trọng bằng việc biết được trẻ suy nghĩ và tìm ra kết quả đó bằng cách nào. Để biết được trẻ nào đúng trẻ nào sai, tôi yêu cầu trẻ hãy lấy một số đồ vật thả vào chậu nước (Hình 4) và quan sát xem vật nào nổi vật nào chìm? Tôi hỏi trẻ các con quan sát xem vật nào nổi lên mặt nước, trẻ trả lời : Xốp, lá cây, quả bóng nhựa, miếng gỗ, viên sỏi, hòn bi Vì sao các vật đó lại nổi được? Rất nhiều ý kiến trả lời khác nhau, có trẻ trả lời là do lá cây nhẹ, lá cây không thấm nước, .. Vậy các con hãy quan sát xem những vật nào chìm và vì sao? Bạn Đức Minh nói : “Con thưa cô, Con thấy hòn sỏi bị chìm vì hòn sỏi nặng” hay “Con thấy hòn bi cũng chìm vì hòn bi hình tròn và nặng hơn cái lá cây” Với hình thức này tôi thấy trẻ được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng tự mình tìm ra được một kết quả nào đó trẻ sẽ cảm thấy sung sướng. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_lop_4_5_tuoi_d_truong_mam_non.doc