SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4–5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Sau gần một năm học thực hiện các biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo tại lớp B3, bản thân trẻ trong lớp tôi đã phát triển được khả năng phát âm , phát triển vốn từ và nói câu theo đúng ngữ pháp…bên cạnh đó giáo viên đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong việc rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo nói riêng và trẻ mầm non nói chung. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo." làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn các bạn nhỏ của tôi được học tập, vui chơi và phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất.
doc 20 trang skmamnon 10/03/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4–5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4–5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4–5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo
 - Phương pháp động viên, khích lệ
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi B3 trường 
mầm non nơi tôi công tác
 - Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. 
Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Cơ sở lý luận:
 Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh hành vi của 
trẻ. Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên và không nên qua đó rèn luyện 
những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm 
ban đầu về đạo đức. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái đẹp của thế 
giới xung quanh qua đó làm cho tâm hồn trẻ thêm bay bổng, trí tưởng tượng 
càng phong phú đồng thời trẻ càng yêu quý và trân trọng cái đẹp, mong muốn 
tạo ra cái đẹp. 
 Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên 
nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ 
nhận thức rõ ràng , chính xác của các từ ngữ thông qua cách đọc kể diễn cảm, 
biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo.
 Thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo nhằm phát huy ở trẻ:
+ Luyện phát âm chuẩn cho trẻ.
+ Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ.
+ Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát 
ngôn.
 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe hiểu ngôn 
ngữ, khả năng trình bày logic trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh 
một nội dung nhất định.
2. Khảo sát thực trạng:
 Trường mầm non nơi tôi công tác có 02 điểm trường với 17 nhóm lớp và tổng 
số 410 học sinh. Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn đạt thành tích cao trong 
các phong trào thi đua của cấp học Mầm non trong huyện và thành phố. Có nhiều 
giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, có nhiều cán bộ giáo viên đạt danh hiệu 
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Bản thân tôi cũng đạt giả Ba cuộc thi “ Thiết kế bài 
giảng điện tử E-learning” và giải Khuyến khích cuộc thi “ Kỹ năng sử dụng 
CNTT” của Huyện,và được BGH tín nhiệm giao nhiệm vụ biên tập Wedsite nhà 
trường.
 Dưới sự phân công của ban giám hiệu nhà trường năm học 2020 - 2021 
này tôi phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi. Sau gần một năm học thực hiện các 
biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện * Về phía phụ huynh:
Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc dạy chữ viết cho trẻ thay vì 
hướng dẫn con phát triển ngôn ngữ toàn diện
 Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng việc giáo dục ngôn ngữ cho 
trẻ vẫn còn mơ hồ.
Kết quả khảo sát thực tế ở lớp 4 tuổi B3 được thể hiện ở bảng biểu dưới đây:
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
 Tổng số Kết quả
 STT Mục tiêu cần đạt trẻ
 ở trẻ Đạt Chưa Đạt
 20 Số % Số %
 lượng lượng
 1 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, 13 65% 7 35%
 mạch lạc.
 11 55% 9 45%
 2 Hiểu nghĩa từ khái quát
 Sử dụng được các từ chỉ sự vật, 9 45% 11 55%
 3 hoạt động, đặc điểm, phù hợp 
 với ngữ cảnh. 
 Dùng được câu đơn, câu ghép, 8 40% 12 60%
 4 câu khẳng định, câu phủ định, 
 câu mệnh lệnh,.. 
 5 Miêu tả sự việc với nhiều thông 7 35% 13 65%
 tin về hành động, tính cách, 
 trạng thái, ... của nhân vật.
 6 Kể có thay đổi một vài tình tiết 5 25% 15 75%
 như thay tên nhân vật, thay đổi 
 kết thúc, thêm bớt sự kiện... 
 trong nội dung truyện
 7 Điều chỉnh giọng nói phù hợp 3 15% 17 85%
 với ngữ cảnh.
Với kết quả khảo sát trên tôi thấy: Việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của trẻ vẫn 
còn nhiểu hạn chế. Để có được những biện pháp giúp trẻ hứng thú nâng cao chất 
lượng trong hoạt động phất triển ngôn ngữ một cách tốt nhất tôi đã đi sâu nghiên 
cứu, khảo sát thực tế và lựa chọn những biện pháp sau: trẻ cô chú ý đến giọng nói và thái độ. Giọng nói dịu dàng, tình cảm nồng ấm của 
cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn rất nhiều.
 * Tạo thư viện mini, góc kể chuyện tại lớp
 - Xây dựng cho lớp một góc thư viện gọn xinh, đảm bảo không gian yên 
tĩnh cho trẻ là điều tôi thực hiện ngay từ đầu năm. Sách truyện trong góc được 
sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Tôi cùng trẻ chọn lọc và phân loại các thể loại 
truyện khác nhau. Báo tạp chí mầm non tôi sắp xếp riêng một ngăn, truyện cổ 
tích, truyện về động vật, thực vật, các sách về ca dao, đồng dao hò vè hay các 
câu đố... tôi cùng trẻ xếp riêng một ngăn. Sau đó tôi và trẻ trong lớp cùng vẽ và 
viết các kí hiệu dán vào giá sách để khi trẻ muốn lấy lọai sách nào là có thể dễ 
dàng tìm thấy được ngay
 Ví dụ: Sách về động vật tôi và trẻ sẽ vẽ hoặc sưu tầm từ họa báo hình ảnh 
con vật và dán vào ngăn đựng
Thư viện không dành cho nhiều trẻ tham gia cùng lúc nhưng nếu hoạt động 
nhóm nhỏ tại đây thì rất hiệu quả. Bởi cô giáo sẽ nhận ra và hướng dẫn kịp thời 
cách trẻ muốn đọc sách hoặc sử dụng rối. Cô giáo chỉ cần kể gợi ý sau đó để các 
trẻ tự kể theo cách của mình về quyển sách trẻ đang đọc. Hoặc trẻ có thể nghe kể 
lại truyện một cách diễn cảm từ cô giáo để sau đó có thể tự kể theo cách riêng 
của mình. Tôi còn bố trí ở góc thư viện bàn tròn, giấy, màu để trẻ có thể tô vẽ và 
sáng tạo ra nhân vật của mình
 Không chỉ có thư viện mini tại lớp, mà tôi còn cho trẻ tham gia các hoạt 
động tại “Thư viện sách .” của nhà trường. Hoạt động đọc sách, tập kể chuyện tự 
do theo ý thích trong giờ chơi sẽ tạo cho trẻ không gian riêng, trẻ có thể tự kể 
theo cách của mình, kể với bạn mà không cảm thấy ngại hay xấu hổ. Lúc này, 
giáo viên chỉ cần theo dõi hoặc gợi mở cách kể chuyện từ 1 nhân vật hoặc từ 
trang sách đầu tiên. Còn việc kể thế nào sẽ do tự trẻ quyết định. Hoạt động này 
trẻ làm rất tốt.
 Ảnh MC1 ( Góc kể chuyện)
3.2 Biện pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo đảm bảo 
nguyên tắc giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”
 Bản thân tôi đã tìm hiểu nhu cầu, sở thích, trình độ khả năng của từng trẻ 
trong lớp để xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động 
phù hợp với khả năng của trẻ. Từ đó có kế hoạch cụ thể nhằm lựa chọn những 
câu chuyện và đưa ra yêu cầu phù hợp với khả năng của trẻ
 - Tạo nhiều cơ hội để trẻ tích cực tự tin và thoải mái khi tham gia vào hoạt 
động. Với tôi khi tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo tôi thường quan tâm đến cá 
nhân hoặc nhóm trẻ mà chưa mạnh dạn tham gia do diễn đạt câu của cháu chưa 
rõ ràng hoặc do cháu nói ngọng nên ngại giao tiếp. Luôn động viên khích lệ trẻ 
sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng của cá nhân, của nhóm mình. - Ngôn ngữ kể của cô phải có ngữ điệu nên sử dụng nhiều loại từ khác nhau 
như từ tượng thanh, tượng hình để gây hứng thú của trẻ. Giáo viên có thể cho trẻ 
làm các động tác minh họa để tránh ngồi lâu. 
 * Phương pháp trò chơi
 - Có nhiều trò chơi để giáo viên lựa chọn tùy thuộc vào nội dung của bài 
học cụ thể và nhu cầu khả năng của trẻ. Trẻ và cô sẽ lựa chọn các trò chơi để 
củng cố nội dung bài học. Tuy nhiên ở đề tài này tôi muốn đề cập đến chính là 
trò chơi đóng kịch. 
 - Sau khi nghe cô kể vài lần một câu chuyện nào đó hoặc khi nhóm trẻ đã 
sáng tạo ra câu chuyện của nhóm mình và muốn kể lại câu chuyện đó thì giáo 
viên có thể dùng trò chơi đóng vai kết hợp vơi các đồ dùng trực quan như trang 
phục, mũ nhân vật để trẻ sử dụng ngôn ngữ thể hiện lại lời nói, cử chỉ, hành 
động các nhân vật mà trẻ sáng tạo ra. Trẻ được bắt chước, mô phỏng lại một 
cách sáng tạo các hoạt động của cuộc sống thực hoặc theo tưởng tưởng của trẻ. 
Đây chính là cơ hội để trẻ sáng tạo và phát triển ngôn ngữ.. Khi đóng kịch, trẻ 
dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu 
chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh phát triển tư duy, cảm thụ các tác phẩm 
văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Từ đó trẻ có thể phát triển ngôn ngữ một cách 
mạch lạc và tự tin hơn trong giao tiếp.
 Ví dụ: Trong truyện “Chú dê đen”, tôi cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê 
đen, tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động điệu bộ của nhân vật cho 
quen, thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện 
mà trẻ sẽ đóng. Nhiệm vụ của cô giáo lúc này là người dẫn chuyện và trẻ diễn 
theo nội dung câu chuyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của 
mình, từ đó trẻ xác định được thái độ của nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. 
Việc xác định giọng nói của các nhân vật trong truyện có vai trò quan trọng 
trong việc dạy trẻ tập đóng kịch, trẻ xác định được giọng của nhân vật thì trẻ sẽ 
nhập được vào vai chơi một cách tốt nhất. Ví dụ: trong truyện “Chú dê đen”
 + Tôi hỏi trẻ giọng của dê trắng khi gặp sói như thế nào? (Nhỏ, run sợ) 
 + Giọng của chó sói như thế nào? (Giọng to thể hiện sự gian ác)
 + Giọng của dê đen như thế nào? (Giọng to, ró ràng thể hiện sự gan dạ, 
dũng cảm)
 + Giọng của chó sói khi nghe được các câu trả lời của dê đen như thế 
nào? (Sợ hãi, nhỏ dần thể hiện sự run run)
 Tôi cho trẻ đọc lời thoại trích dẫn của các nhân vật trong truyện... 
Thông qua trò chơi đóng vai tôi thấy khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ trong 
giao tiếp tiến bộ rất nhiều, trẻ tự nhiên, thoải mái hơn trong giao tiếp. Bởi vì 
trong quá trình trẻ đóng kịch trẻ được trực tiếp giao lưu, đối thoại trực tiếp với + Chia trẻ theo từng nhóm và sắp xếp ngồi để không ảnh hưởng âm thanh 
ngôn ngữ của nhóm khác
 + Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (Nếu mỗi nhóm có nhiệm vụ khác nhau). 
Nếu các nhóm có chung nhiệm vụ có thể giao nhiệm vụ trước khi chia nhóm.
 + Giáo viên luôn quan sát để chắc chắn các nhóm hiểu nhiệm vụ của mình
 + Giáo viên có thể hỗ trợ nhóm nếu cần thiết nhưng không áp đặt ý kiến 
của cô, cô không nói thay trẻ.
 + Gợi ý, giúp đỡ nhóm yếu để trẻ suy nghĩ tự lựa chọn và quyết định. 
 Ảnh MC 3 ( Trẻ kể chuyện bằng tranh cát theo nhóm)
3.4 Biện pháp thứ tư: Thường xuyên thay đổi các hình thức và địa điểm kể 
chuyện sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực và sự hứng thú của trẻ
 - So với phương pháp mà giáo viên vẫn sử dụng khi cho trẻ làm quen với 
các câu chuyện là giới thiệu tên truyện trước sau đó kể truyện cho trẻ nghe thì 
tôi sẽ thay đổi hình thức bằng cách kể cho trẻ nghe 2-3 lần câu chuyện nhưng 
không giới thiệu tên truyện. Sau đó tôi sẽ đặt các câu hỏi về nội dung truyện để 
dẫn dắt trẻ đặt tên cho câu chuyện. Trẻ sẽ suy nghĩ và đặt tên câu chuyện phù 
hợp với nội dung truyện theo ý thích của trẻ. Tôi sẽ ghi lại tên truyện mà trẻ đặt 
và khen ngợi động viên trẻ. Hình thức này giúp cho tất cả các trẻ đều hoạt động 
tích cực, đều phải suy nghĩ sử dụng ngôn ngữ để thực hiện yêu cầu của cô.Từ đó 
vốn từ của trẻ tăng lên một cách đáng kể. Sau đó tôi cũng sẽ tự đặt tên cho câu 
chuyện đó và cuối cùng có thể giới thiệu tên câu chuyện mà tác giả đã viết.
 * Áp dụng một số cách kể chuyện sáng tạo sau: 
 - Kể chuyện sáng tạo theo tranh
 Trẻ mẫu giáo nhỡ tôi thường sử dụng từ 3-4 tranh liên hoàn. Dùng các câu 
hỏi để kích thích sự tò mò, tưởng tượng và suy đoán của trẻ
 Ví dụ: Trong câu chuyện “ Chó sói và cừu non”tôi chuẩn bị những tranh sau
 + Tranh 1: Hình ảnh chó sói ngồi bên gốc cây và cừu non đang đi chơi. 
 + Tranh 2: Chó sói đến gần cừu non
 + Tranh 3: Cừu non vừa run sợ vừa hát.
 + Tranh 4: Bác thợ săn đến cứu cừu non và đuổi chó sói đi.
 Tôi đưa ra 1 số câu hỏi cô có mấy bức tranh? Các bức tranh này có nội 
dung gì? Theo con sẽ sắp xếp các bức tranh này như thế nào? Vì sao con lại sắp 
xếp như thế? Theo con bức tranh này chó sói và cừu non đã nói với nhau điều 
gì?...
Sau đó tôi sẽ chia trẻ về các nhóm để thảo luận và sắp xếp thứ tự các bức tranh 
theo ý tưởng câu chuyện của trẻ. Giáo viên đến từng nhóm hỏi ý tưởng của trẻ. 
Và cuối cùng cho từng nhóm lên trình bày câu chuyện của nhóm mình. Trong 
quá trình trẻ kể nếu trẻ chưa kể được hoặc chưa biết dùng từ ngữ để diễn tả hành 
động, lời nói của nhân vật thì cô gợi ý khuyến khích trẻ. Cô không nên ngắt 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_45_tuoi_phat_trien_ngon_ngu_t.doc