SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng các dịch bệnh

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mang đầy nhiệt huyết, năm nay tôi được phụ trách lớp 4 – 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy rằng đối với trẻ 4 – 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ bản thân cũng rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm…Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn là giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân mình, và phòng tránh những tai nạn thương tích, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp trẻ biết cách ứng sử, đối phó với những tình huống sảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là từ khi đại dịch covid 19 xuất hiện thì việc tự trang bị cho mình những kĩ năng tự đảm bảo an toàn cho chính mình và xã hội là điều cấp thiết. Nhưng đối với trẻ lớp 4 tuổi B2 năm nay do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa số các cháu chưa có kĩ năng tự bảo vệ cũng như kĩ năng an toàn cho mình.
Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 -5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi. Từ những suy nghĩ trăn trở trên tôi đã quyết định trình bày sáng kiến về: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay.
docx 22 trang skmamnon 05/01/2025 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng các dịch bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng các dịch bệnh

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng các dịch bệnh
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lý do chọn đề tài 1
 2 Mục đích nghiên cứu 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 3
 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3
 5 Phương pháp nghiên cứu 3
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4
 II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 4
 1 CơĐỀ sở lý luận 4
 2 Khảo sát thực trạng 4
 3 Những biện pháp chủ yếu của đề tài 7
 4 Những biện pháp thực hiện (Nêu rõ từng phần) 7
 4.1 Biện pháp 1 7
 4.2 Biện pháp 2 8
 4.3 Biện pháp 3 9
 4.4 Biện pháp 4 10
 4.5 Biện pháp 5 12
 5 Kết quả so sánh và đối chứng 13
 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
 1 Kết luận 15
 2 Khuyến nghị 15
 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 V HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP 18 2
của của nhà trường và sức khỏe của mọi người.
 Do đặc thù của trường mầm non chỉ tiếp nhận trẻ từ 24 tháng tuổi đến 5- 6 tuổi 
và lứa tuổi này rất cần sự chăm sóc ân cần, chu đáo. Song có nhiều phụ huynh khi 
đưa con đến trường lại lo ngại nơi tập trung trẻ đông cũng là nơi phát sinh ra các 
bệnh dịch khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Hơn nữa trẻ ở độ tuổi mầm 
non khá nhạy cảm với các loại bệnh. Làm thế nào để dịch bệnh không lây lan, để sức 
khỏe của trẻ được đảm bảo, làm sao để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan 
trọng của vấn đề chăm sóc - vệ sinh phòng bệnh là cần thiết, hiểu được trẻ ở lứa tuổi 
càng nhỏ thì càng cần sự quan tâm chăm sóc sức khỏe và chính nó là nguyên nhân 
tác động đến sự phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ.
 Với trẻ mầm non tất cả xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò 
khám phá ở trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ vật, đồ chơi cát, sỏi, nước, lá cây, 
đất. song trẻ chưa ý thức được vệ sinh cá nhân phòng bệnh cho bản thân. Bên cạnh 
đó cơ thể trẻ còn non nớt sức đề kháng yếu. Môi trường học tâp vui chơi của trẻ tập 
trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ mắc phải dịch bệnh. 
Chính vì vậy người lớn cần phải có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt 
công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn 
vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh. Trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh, 
phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản 
đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.
 Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 4 tuổi, người trực tiếp giảng dạy và 
chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của 
mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp 
mình phụ trách. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như 
thế nào? Cần phải làm những gì? để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất.
 Việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng, có được sức khỏe tốt sẽ 
giúp các em học tập tốt. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan 
trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Việc giáo dục vệ 
sinh phòng bệnh cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng 
và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội.
 Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng các dịch 
bệnh” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo 
dục mầm non mới hiện nay
2. Mục đích nghiên cứu:
 Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em khẳng định: “Trẻ em có nhu cầu được 
chăm sóc đặc biệt.” “Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Như chúng ta đã 
biết, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ không ngừng, cuộc sống con người cũng 4
và phát triển sự nghiệp của cha ông. Trẻ em phát triển tốt nhờ vào rất nhiều yếu tố 
nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ mầm 
non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này sức đề 
kháng còn yếu.
 Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm 
mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen 
văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với 
bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là 
một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và 
phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần 
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen 
văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: 
tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng... Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ 
bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích 
cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói 
quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá 
hành động vệ sinh của mình, của bạn. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện 
hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể 
chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.
 Chính vì vậy việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non là hết sức 
quan trọng và cần thiết. Khi ta làm tốt hoạt động này sẽ là nền tảng và là hành trang 
mang theo suốt cuộc đời trẻ.
2. Khảo sát thực trạng:
* Thuận lợi:
 - Nhà trường có phòng y tế riêng biệt, rộng rãi, có đầy đủ trang thiết bị sơ 
cấp cứu ban đầu cho trẻ.
 - Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, 
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, 
luôn có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 - Nhà trường duy trì được công tác bán trú, các cháu đi học cả ngày nên thuận 
lợi trong việc rèn trẻ.
 - Được sự quan tâm của BGH nhà trường thường xuyên cử các đồng chí giáo 
viên cốt cán đi dự kiến tập về hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ do Sở, Phòng tổ 
chức và tham gia các lớp chuyên đề về công tác vệ sinh do Phòng giáo dục tổ chức 
nên đã có một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động vệ sinh.
 - Nhà trường tổ chức thăm lớp dự giờ thường xuyên nhằm nâng cao năng lực 
cho giáo viên 6
 Bảng khảo sát trẻ đầu năm
 Tổng Kết quả
 Stt Các tiêu chí số trẻ Tốt Khá TB Yếu
 SL % SL % SL % SL %
 Tác phong gọn 
 1 33 2 6 3 9 9 27 19 57,5
 gàng ngăn nắp
 Rửa mặt, rửa tay 33
 2 3 9 4 12,1 10 30,3 17 51,5
 Đánh răng xúc 33
 3 4 12,1 5 15,1 7 21,2 17 51,5
 miệng
 Ăn uống hợp vệ 33
 4 3 12,1 5 15,1 7 21,2 18 54,5
 sinh
 Biết giữ vệ sinh 33
 5 3 9 5 15,1 7 21,2 18 54,5
 nơi công cộng
 * Nguyên nhân vì sao:
 + Về phụ huynh:
 -Ý thức của phụ huynh không đồng đều cho rằng việc rèn kỹ năng vệ sinh phòng 
 bệnh không quan trọng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng 
 chống dịch bệnh.
 - Khi tiếp xúc trực tiếp vời trẻ tôi nhận thấy các cháu được gia đình quan tâm quá 
 mức hay làm thay làm hộ trẻ. Phụ huynh hay cho con nghỉ tự do nên việc rèn trẻ 
 gặp rất nhiều khó khăn.
 -Nhiều gia đình chưa có thói quen rèn trẻ hàng ngày nên dẫn đến các cháu chưa 
có sức khỏe để phòng chống bệnh thông thường (cúm mùa, thủy đậu, chân tay 
miệng ...)
+ về giáo viên:
- Chưa xây dựng được kế hoạch về hình thức rèn kỹ năng vệ sinh phòng bệnh cho 
trẻ hoặc xây dựng còn mang tính hình thức, chưa cụ thể.
- Giáo viên trẻ nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc, giáo dục 
trẻ.
- Một số giáo viên chưa có hoặc xem nhẹ việc rèn kỹ năng vệ sinh phòng bệnh cho 
trẻ.
- Cách rèn trẻ nhiều khi còn mang tính áp đặt, nên chưa phát huy được tính tự giác 
ở trẻ, hoạt động chưa hấp dẫn nên trẻ nhanh chán
- Khi đánh giá trẻ còn nặng về hình thức và sơ sài, chưa bám sát vào thực tế trẻ.
 Từ thực trạng trên tôi thực sự băn khoăn, lo lắng làm sao để trẻ có kỹ năng vệ 8
 sinh cho trẻ. Khử khuẩn đồ dùng đồ chơi bằng cloramin B.
 Trồng cây xanh cây cảnh để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan 
 môi trường sư phạm. Các lớp vệ sinh khu vực đã được nhà trường phân công. Vệ 
 sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, xử lý rác hằng ngày, súc rửa và thả cá vào các 
 bể nước....Giữ gìn môi trường, nhà vệ sinh, học sinh và giáo viên bằng việc vệ sinh 
 hằng ngày. Tôi luôn nhắc cuối tuần trẻ mang gối về giặt và đã tạo cho trẻ thói quen
 Ảnh: Cô lau dọn lớp học (trang 15)
 Sau khi thực hiện tôi thấy những việc làm hết sức bình thường hằng ngày đó 
 tôi đã tạo cho trẻ một môi trường vui chơi và học tập đảm bảo vệ sinh, rộng rãi 
 thoáng mát, có đủ ánh sáng không khí được lưu thông thoáng về mùa hè ấm về mùa 
 đông.Trong và ngoài lớp học không có rác thải không có ruồi muỗi được đoàn kiểm 
 tra y tế đánh giá cao.
 4.2. Biện pháp 2: Sưu tầm nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp vệ sinh 
 phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non.
 Ảnh: Tài liệu tham khảo (trang 15)
 Muốn nâng cao chất lượng trong việc giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ 
 trong trường mầm non không thể thiếu những tài liệu, những nghiên cứu khoa học 
 trong lĩnh vực mà tôi thực hiện. Tôi nghiên cứu một số tài liệu như tâm lý học trẻ 
 em, hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, một số tài liệu vệ sinh 
 phòng bệnh cho trẻ...Từ đó làm giàu kiến thức cho mình và áp dụng vào thực tiễn.
 -Tôi thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do phòng, nhà 
trường tổ chức.
 -Bản thân tôi thường xuyên vào thư viện điện tử, cổng thông tin chính thống, 
facebook, google để tìm hiểu các bệnh dịch và kiến thức kỹ năng vệ sinh phòng bệnh 
áp dụng cho trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình.
 Qua quá trình tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cấp 
học mầm non, bản thân tôi đã nắm vững chắc về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm 
non. Hiểu được vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động chăm sóc vệ sinh phòng 
bệnh đối với trẻ như thế nào. Trẻ mầm non hay mắc bệnh gì? Đặc biệt với trẻ 4 tuổi 
và cách phòng tránh bệnh cho trẻ. Để từ đó đưa ra những mục tiêu, nội dung giáo 
dục phù hợp, cũng như những yêu cầu cần đạt đối với trẻ lớp mình khi tổ chức cho 
trẻ hoạt động mang lại hiệu quả cao.
4.3. Biện pháp 3: Giáo dục, hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được hứng 
thú cho trẻ khi đến lớp. Các cháu ở lớp mẫu giáo thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp đồ 
dùng gọn gàng, sạch sẽ, mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi 
đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_tuoi_phong_cac_dich_benh.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi phòng các dịch bệnh.pdf