SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi hứng thú trong hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non
Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi B2, với tổng số là 37 trẻ. Ngay trong những giờ âm nhạc đầu năm tôi thấy trẻ lớp tôi hầu như trẻ chưa thích học hoạt động âm nhạc đặc biệt là các bạn nam, mỗi khi đến giờ âm nhạc là trẻ lại không chú ý học hay nói chuyện riêng với bạn, không lắng nghe cô dạy hát dạy múa, không chú ý nghe nhạc, nghe hát, khả năng cảm thụ âm nhạc rất hạn chế … nên với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn mong muốn các con sẽ học tốt, sẽ hứng thú yêu thích tham gia không chỉ hoạt động âm nhạc mà các hoạt động học khác cũng đều như vậy để đạt được kết quả cao, mà để đạt được điều này không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của cô, vậy để tổ chức hoạt động âm nhạc đem lại sự thành công, giúp trẻ mạnh dạn, hồn nhiên và yêu thích hoạt động âm nhạc. Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc ở trường mầm non” để áp dụng vào năm học 2019 – 2020 tại trường mầm non Đông Quang – Ba Vì – Hà Nội.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi hứng thú trong hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi hứng thú trong hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non

Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc nhẹ nhàng, thoải mái tự nhiên hoạt động không gò bó, để mang đến cho trẻ sự vui tươi, hứng thú hiểu thêm được cái hay, cái đẹp qua lời ca tiếng hát đối với từng tác phẩm, từng làn điệu dân ca. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ lớp 4 tuổi B2 trường mầm non Đông Quang– Ba Vì – Hà Nội 5. Phương pháp nghiên cứu: - Để việc nghiên cứu đề tài trên được tốt, tôi đã sử dụng một số phương pháp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đó là: + Phương pháp nghiên cứu, phương pháp quan sát + Phương pháp trao đổi đàm thoại + Phương pháp thực nghiệm 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. * Phạm vi thực hiện: - Đề tài được thực hiện áp dụng tại lớp mẫu giáo lớp 4tuổi B2 Trường mầm non Đông Quang * Kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020 Kinh phí còn hạn hẹp. Phòng học khu lẻ còn chật hẹp, học sinh đông không đủ diện tích sử dụng cho trẻ hoạt động dẫn tới ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khi trẻ hoạt động. * Về phía phụ huynh: Lớp tôi phụ trách đa số phụ huynh đều làm nghề nông nghiệp nên khả năng nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chủ yếu là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu. * Về phía giáo viên: - Bản thân chưa có nhiều giải pháp phong phú để tuyên truyền đến phụ huynh. - Hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú đa dạng, chưa gây được hứng thú đối với trẻ tổ chức còn gò bó dập khuôn - Trong thời gian nghỉ dịch covid19 sự tuyên truyền và trao đổi với phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn * Về phía trẻ: - Chất lượng trẻ nhận thức không đồng đều, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém - Trong lớp có trẻ suy dinh dưỡng thấp còi,còn một số trẻ rụt dè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc - Do dịch bệnh covid19 nên trẻ phải ở nhà học trực tuyến không được đến trường , phụ huynh cho con tiếp cận học trực tuyến còn hạn chế c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Kết quả khảo sát các nội dung đầu năm: Tổng số 37 ( Trong đó số trẻ nam: 20 trẻ, nữ: 17 trẻ) tại lớp tôi như sau: Mức độ TT Nội dung khảo Tốt Khá Trung bình Yếu sát Số % Số % Số % Số % lượng lượng lượng lượng 1 Trẻ hứng thú 14 37,9 11 29,7 8 21,6 4 10,8 tham gia hoạt động học âm nhạc 2 Trẻ hát rõ lời, 19 51,4 7 18,9 6 16,2 5 13,5 đúng giai điệu bài hát Những năm trước tôi đã trang trí môi trường lớp học chưa được phong phú chưa tạo được nhiều góc mở nên trẻ chưa có hứng thú chú ý đến môi trường học tập nên kết quả chưa cao. Vì vậy trong năm học này tôi đã trú trọng đến việc trang trí môi trường lớp học đặc biệt là môi trường học âm nhạc. Để tạo sự hứng thú cho trẻ, tôi trang trí góc âm nhạc với đầy đủ nhạc cụ, đồ cùng đồ chơi âm nhạc, tôi dành mảng tường để dán các hình ảnh ngộ nghĩnh và đặc biệt trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi trường chuyên đề âm nhạc vừa qua để tạo sự hứng thú,yêu thích cho trẻ tôi đã dành mảng tường để trang trí sân khấu cho trẻ được biểu diễn, qua đây tôi thấy trẻ rất thích, hào hứng và biểu diễn rất tự nhiên hồn nhiên Như vậy tạo môi trường âm nhạc cho trẻ rất là tốt để kích thích lôi cuốn trẻ vào hoạt động học hơn nữa ở lớp tôi cũng đã trang trí góc âm nhạc cho trẻ được hoạt động ,tôi đã bố trí sắp xếp các đồ dùng đồ chơi phù hợp dễ tìm, dễ nhìn dễ thấy và bố trí góc âm nhạc sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Đặc biệt xây dựng góc âm nhạc trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ với các hình thức hoạt động phong phú đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng dụng cụ âm nhạc và rèn luyện các kĩ năng vận động khéo léo, mạnh dạn, giao tiếp, hợp tác,cùng bạn bè. Ngoài những dụng cụ âm nhạc được nhà trường đầu tư tôi còn tận dụng những đồ phế liệu như: vỏ hộp sữa, thanh tre, bìa cát tông, vỏ non để tạo ra các dụng cụ âm nhạc,những chiếc mũ âm nhạc được dán hình các con vật ngỗ nghĩnh trên đầu để thu hút sự chú ý tò mò của trẻ vào hoạt động học âm nhạc không thấy nhàm chán * Tạo môi trường ngoài lớp học Môi trường ngoài lớp học không chỉ thu hút trẻ mà còn giúp giáo viên tuyên truyền tới phụ huynh những kiến thức cần truyền đạt tới trẻ, do đo tôi đã dành mảng tường để làm góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết đây là một hình thức tuyên truyền tới phụ huynh về chương trình học của trẻ để từ đó phụ huynh đọc và biết con em mình đã học những nội dung gì ở lớp. Vậy việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đã giúp trẻ yêu thích, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. 3. Biện pháp 3: Đi sâu bồi dưỡng từng đối tượng. Dạy trẻ lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ, xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 4 tuổi, là tư duy trực quan hình tượng nên trong quá trình dạy trẻ, tôi thường kết hợp với dụng cụ âm nhạc như đàn organ, trống, phách tre, micro Đồ dùng trực quan phải đẹp, hấp dẫn phù hợp với đề tài, đúng chủ đề sự kiện, trẻ phải có đồ dùng trực quan giống như của cô, để thao tác cùng cô một cách nhịp nhàng. Cô hướng dẫn sử dụng, dùng đồ dùng trực quan phải đúng lúc. Khi trẻ thành thạo thì cần động viên khuyến khích, nếu trẻ lung túng thì cô hướng dẫn lại, cụ thể, tỉ mỉ, nhất là khi dạy trẻ vỗ theo tiết tấu nhanh chậm, tiết tấu phối hợp, cô phải nhanh nhẹn kiểm tra thao tác của trẻ và kết quả trẻ thực hiện. Ngoài ra tôi còn dùng giấy gói hoa hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn tạo những kiểu áo, váyPhục vụ vũ hội hoá trang, nhảy múa tự do. Để trẻ sử dụng dễ dàng những dụng cụ âm nhạc đó thì tất cả những đồ dùng này đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng để kích thích tính tò mò ham hiểu biết lôi cuốn thu hút sự yêu thích học âm nhạc một cách tự nhiên hào hứng và thoải mái. 5. Biện pháp 5: Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự trẻ mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học - chơi và mọi lúc mọi nơi. Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: "Quan sát bầu trời thời tiết trong ngày”. Trước khi quan sát cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với" hoặc “trời nắng tròi mưa”. Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe. khi ra ngoài trời nếu gặp trời nắng thì phải đội mũ nón, còn trời mưa thì phải mặc áo mưa. Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích thú hơn làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn, hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học hoặc khả năng học tập, nhận thức của trẻ và đặc biệt là công tác cùng phụ huynh kết hợp để giáo dục trẻ học tốt hơn hoạt động âm nhạc Nên ngay từ đầu năm học những buổi họp phụ huynh, đặc biệt là buổi họp phụ huynh đầu năm học, ngoài các nội dung của cuộc họp tôi còn tuyên truyền cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hoạt động học trong đó có hoạt động âm nhạc cũng rất quan trọng thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện và phát triển nhân cách trẻ. Ngoài việc tuyên truyền với phụ huynh qua buổi họp đầu năm và hàng tuần tôi còn tạo góc tuyên truyền cha mẹ học sinh cần biết ở vị trí phụ huynh dễ nhận thấy, ở đó tôi treo các nội dung thông báo nội dung các bé được học gì trong ngày, trong tuần. Tôi ghi các bài hát có trong chủ đề lên bảng tuyên truyền của lớp rồi nhắc phụ huynh về cho các con ôn lại Khi trẻ nghỉ dịch các bài hát có trong chủ đề tôi đều gửi video nhạc và lời vào zalo fb của nhóm lớp và hướng dẫn phụ huynh cho con học Tuyên truyền với các bậc phụ huynh trong lớp biết được những khó khăn trong công tác giảng dạy để qua đó phụ huynh biết được để chia sẻ và kết hợp cùng với các cô để chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời đóng góp, sưu tầm sách các bài hát, dân ca, hay băng đĩa nhạc phù hợp với độ tuổi mẫu giáo và các nguyên liệu để làm các dụng cụ âm nhạc cho trẻ chơi trẻ học. Do vậy tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền, tôi mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý bậc phụ huynh đồng thời cũng thông qua công tác này, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục mầm non. V. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng. Sau một năm thực hiện đề tài tôi đã đạt được một số kết quả như sau: * Đối với nhà trường. Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ cho lớp về cơ sở vật chất mua dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động. Nên tôi đã đạt được những kết quả đáng kể trong đề tài này. * Đối với giáo viên. Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ. Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy cho trẻ làm quen các tác phẩm âm nhạc và nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ. bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu Trẻ mạnh Đầu năm 11 29,7 14 37,9 7 18,9 5 13,5 dạn, tự tin Cuối 27 73,0 5 13,5 3 8,1 2 5,4 4 khi biểu diễn năm các bài hát So sánh Tăng 43,3 Giảm 24,4 Giảm 10,8 Giảm 8,1 16 9 4 3 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung. Qua việc giáo dục cho trẻ 4 tuổi hoạt động với âm nhạc trong chương trình Giáo dục mầm non tôi đã rút ra một số kết luận như sau: + Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề. + Có nghệ thuật tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc sáng tạo trong bài dạy, luôn tìm tòi và kiên trì để tìm ra phương pháp dạy đổi mới, phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm. + Giáo viên phải có hiểu biết lồng ghép tích hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động học khác. + Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 tuổi.Quan tâm đến từng trẻ và hiểu được một số tâm tư nguyện vọng riêng biệt của từng trẻ, luôn tôn trọng trẻ, từ đó cuốn hút trẻ vào các hoạt động một cách tự nguyện. + Sưu tầm và làm đồ dùng tự tạo đa dạng về hình thức, kích thước màu sắc, phong phú chính xác về nội dung, phù hợp với từng yêu cầu của từng đề tài và đảm bảo an toàn. + Cần hiểu về đặc điểm tính chất công việc, hoàn cảnh gia đình cũng như việc quan tâm của phụ huynh đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ từ đó tìm được cách tiếp cận phụ huynh để cùng cô thống nhất một phương pháp, nội dung dạy trẻ. + Làm tốt công tác tuyên truyền xã hội giáo dục, phối kết hợp gia đình nhà trường và xã hội, để tạo điều kiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_tuoi_hung_thu_trong_hoat_do.docx