SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời gian nghỉ phòng dịch covid 19

Hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động rất quan trọng đói với trẻ mầm non. Nó cung cấp cho trẻ vốn từ, những hiểu biết về cuộc sống, những bài học thực tiễn bổ ích thông qua các tác phẩm thơ, truyện. Thực hiện tốt hoạt động này góp phần giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến. Đồng thời giúp trẻ có những kĩ năng cần thiết như kĩ năng quan sát, lắng nghe, sự tuy duy, sáng tạo. Đó đều là những kĩ năng cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Trẻ em mầm non là lưa tuổi vô cùng hồn nhiên và ngây thơ, trong sáng. Trẻ thích tưởng tượng, thích những không gian cổ tích, thích được hóa thân thành những nhân vật cổ tích. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được thể hiện, được hòa nhập vào môi trường cổ tích. Qua đó, giúp trẻ hiểu thêm về các tính cách của nhân vật, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho mình, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách của bản thân và phát triển nhân cách theo hướng tích cực nhật.
Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được trải nghiệm cuộc sống theo một cách nhẹ nhàng, vừa học, vừa chơi, dễ dàng thấm nhuần và tạo được sự hấp dẫn cho trẻ qua các đồ dùng như rối, sa bàn, ... Trẻ luôn luôn hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, mới mẻ. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học và những nhu cầu cần thiết của trẻ mà một giáo viên mầm non như tôi cần phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận và được hoạt động với văn học trong môi trường tốt nhất để thảo mãn những nhu cầu của trẻ. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời gian nghỉ phòng dịch covid 19”. Với mong muốn rằng các con sẽ hứng thú, tích cực và phát triển được những kĩ năng cần thiết cho bản thân trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà chưa được đến trường
docx 29 trang skmamnon 09/07/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời gian nghỉ phòng dịch covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời gian nghỉ phòng dịch covid 19

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời gian nghỉ phòng dịch covid 19
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Trường MN Tản Lĩnh A
 - UBND huyện Ba Vì
 - Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Phòng GD&ĐT
 Huyện BaVì - Thành phố Hà Nội
 Nơi công Trình
 Ngày tháng Chức 
 Họ và tên tác độ Tên sáng kiến
 năm sinh danh
 chuyên 
 môn
 Trường TPCM , “Một số biện pháp giúp 
 Nguyễn Thị Mầm non trẻ 4 tuổi học tốt hoạt 
 08/04/1994 Giáo Đại học
 Thịnh Tản Lĩnh động làm quen văn học 
 A viên trong thời gian nghỉ 
 phòng dịch covid 19”
 - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp 
giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời gian nghỉ phòng dịch 
covid 19”
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021.
 * Mô tả bản chất của sáng kiến:
 - Khảo sát thực trạng về học sinh đầu năm học về một số nội dung Trẻ yêu thích 
đọc sách, chuyện, bài thơ, vè.... Trẻ kể được một câu chuyện, bài thơ, vè, ca dao theo 
sự tưởng tượng và cảm nhận của trẻ. Trẻ thể hiện được cảm xúc, những điều trẻ suy 
nghĩ, một cách rõ ràng mạch lạc. Trẻ có khả năng phối hợp để tham gia các hoạt động 
giao lưu, trải nghiệm với các loại hình nghệ thuật sáng tạo văn học. Trẻ mạnh dạn, tự 
tin, hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động văn học.
 - Tìm hiểu thực trạng về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là hoạt động làm quen kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo thông qua nhiều hình thức.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn 
 toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tản Lĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thịnh Điểm 
 Biểu 
 TT Nội dung được Nhận xét
 điểm
 đánh giá
 Có tính ứng dụng, có thể áp dụng 0,75
 1 Có tính ứng dụng thực tiên
 được ở nhiều đơn vị.
 Nội dung đảm bảo tính khoa học, 1 Nội dung đảm bảo tính khoa 
 1
 chính xác học chính xác
 3 Kết luận và khuyến nghị (2 
 điểm)
 Có bảng so sánh đối chiếu số liệu 
 Có bảng so sánh đối chiếu 
 trước và sau khi thực hiện các giải 1 1
 số liệu cụ thể
 pháp
 Khẳng định được hiệu quả mà 0,5 Khẳng định được hiệu quả 
 0.5
 SKKN mang lại. của SKKN
 Khuyến nghị và đề xuất với các 
 cấp quản lý về các vấn đề có liên Khuyến nghị và đề xuất rõ 
 0.5 0.5
 quan đến việc áp dụng và phổ ràng
 biến SKKN
 TỔNG ĐIỂM 17
 Đánh giá chung (Ghi tóm tắt những đánh giá chính)'.
SKKN trình bày đúng quy định, đầy đủ 3 phần.
SKKN nêu rõ các biện pháp thể hiện tính mới.
SKKN mang tính hiệu quả, thể hiện tính ứng dụng trong thực tiễn.
 xếp loại : A
 Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm
 Xếp loại B : Từ 14 đến <17 điểm
 Xếp loại C : Từ 10 đến <14 điểm
 Không xếp loại: < 10 điểm
 Tản Lĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2022
 Người chấm 1 Người chấm 2 HIỆU TRƯỞNG
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Viết tắt Chú thích
 1 GDMN Giáo dục mầm non
 2 NXB Nhà xuất bản
 3 GD Giáo dục
 4 ĐT Đào tạo
 5 UBND Ủy ban nhân dân
 6 BGD Bộ giáo dục 2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp trẻ trải nghiệm để tích luỹ vốn kinh nghiệm, nó tác động trực tiếp đến việc trẻ 
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, kết nối tốt, giúp các 
bé tự tin hơn.
 Giúp trẻ bộc lộ được cảm xúc của mình, những điều trẻ suy nghĩ, những ý tưởng 
mới một cách rõ ràng mạch lạc.
 Giúp trẻ có vốn từ phong phú và phát âm chuẩn, yêu thích đọc sách và kể được một 
câu chuyện, một bài thơ theo sự tưởng tượng và cảm nhận của trẻ.
 Có thể góp một phần vào việc giúp các bậc phụ huynh và giáo viên thay đổi phương 
pháp dạy các hoạt động phát triển ngôn ngữ còn nhiều áp đặt, cứng nhắc chưa chú trọng 
vào việc tích hợp, việc học qua chơi trong các hoạt động văn học một cách tinh tế và bộc 
lộ tự nhiên nhất. Góp phần nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ và cảm thụ các tác 
phẩm văn học của trẻ, phát huy tính tích cực chủ động phụ huynh kết nối với con và cùng 
con yêu thích đọc sách
 3. Nội dung nghiên cứu
 “Một số biện pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học trong thời 
gian nghỉ phòng dịch covid 19”
 4. Đối tượng nghiên cứu
 - 27 Trẻ 4 - 5 tuổi B5 của Trường Mầm Non Tản Lĩnh A nơi tôi đang công tác
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp trò chuyện, trao đổi
 - Phương pháp thực hành trải nghiệm, phối hợp
 - Phương pháp thống kê
 - Phương pháp kích thích sự hứng thú
 6. Kế hoạch nghiên cứu
 TT Thời gian Nội dung Biện pháp
 1 Tháng 9/2021 Điều tra thu thập tài liệu Tự điều tra,thu thập tài liệu
 2 Tháng 1/2022 Thực hiện kế hoạch Tự thực hiện kế hoạch
 3 Tháng 3/2022 Thực hiện hoàn thành nghiên 
 Tự viết và chỉnh sửa SKKN
 cứu b. Khó khăn:
 - về giáo viên:
 + Còn ngại thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức và đưa các loại hình nghệ 
 thuật sáng tạo mới cho trẻ hoạt động với văn học.
 + Giáo viên còn hạn chế việc truy cập các trang mạng và bản dịch tìm và đưa 
 những câu chuyện, bài thơ của nước ngoài có ý nghĩa giáo dục phù hợp .
 + Do đại dịch covid 19 trẻ không đến trường nên các cô chưa sát sao được với 
 trẻ, chưa kiểm tra và sát sao được từng trẻ để hỗ trợ những trẻ còn ngọng, trẻ chưa hứng 
 thú trong các tác phẩm văn học.
 - về phía trẻ:
 + Do dịch covid 19 trẻ không được đến trường mà phải học qua internet nên trẻ 
 chưa được thực sự sáng tạo và đưa lên suy nghĩ của mình
 + Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc, 
 khả năng diễn cảm, chưa tích cực tham gia hoạt động văn học.
 - về phía phụ huynh: Do điều kiện phụ huynh thuộc nhiều ngành nghề khác 
 nhau nên chưa quan tâm nhiều đến việc được cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện cũng 
 như chưa tạo không gian, dành thời gian để trẻ được trò chuyện, giao tiếp với mọi 
 người xung quanh. Phụ huynh còn chư thực sự dành thời gian gửi bài phản hồi của trẻ 
 cho cô.
 - Phụ huynh còn chưa coi trọng việc học của trẻ, còn nghĩ trẻ mầm non không 
 cần phải học.
 - Cụ thể được thể hiện trong bảng khảo sát thực trạng đầu năm.
 Tốt Khá Trung bình
 Nội dung khảo sát Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
 Số trẻ Số trẻ Số trẻ
 % % %
Trẻ yêu thích đọc sách, chuyện, bài 
 9/27 33% 7/27 26% 11/27 41%
thơ, vè....
Trẻ kể được một câu chuyện, bài thơ, 
vè, ca dao theo sự tưởng tượng và cảm 6/27 22% 10/27 37% 11/27 41%
nhận của trẻ.
Trẻ thể hiện được cảm xúc, những 
điều trẻ suy nghĩ, một cách rõ ràng 11/27 41% 7/27 26% 9/27 33%
mạch lạc
Trẻ có khả năng phối hợp để tham gia 
các hoạt động giao lưu, trải nghiệm 
 11/27 41% 9/27 33, % 7/27 26%
với các loại hình nghệ thuật sáng tạo 
văn học
Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tham 
 12/27 44 % 8/27 30% 7/27 26%
gia tích cực các hoạt động văn
 học. điều kiện hơn trong việc lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, mới hấp dẫn nhưng lại 
phù hợp với nội dung mình định giáo dục trẻ. Có những tác phẩm văn học hay, hấp 
dẫn chẳng hạn như những tác phẩm giúp trẻ cảm nhận được nỗi vất vả, khó nhọc của 
người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo (bài thơ: Hạt gạo làng ta), quá trình sản 
xuất ra đồ dùng đồ chơi (bài thơ: Cái bát xinh xinh), truyền thống chống giặc ngoại 
xâm anh hùng (Truyện: Thánh Gióng, Chú giải phóng quân). Những phong tục tập 
quán cổ truyền tốt đẹp (Truyện: Sự tích bánh chưng bánh dày, Cây đào)
 Để làm mới kế hoạch hoạt động học văn học, bản thân tôi luôn muốn mang đến 
cho trẻ một luồng gió lạ bằng cách lựa chọn những tác phẩm văn học mang tính giáo 
dục cao, tình tiết đơn giản, lời thoại phong phú, nhiều từ tượng thanh, tượng hình nội 
dung dễ hiểu, dễ nhớ giúp trẻ yêu thích hoạt động. Trẻ thực sự được thả hồn được vui, 
hứng thú, cảm xúc khi trải nghiệm các tác phẩm mà cô lựa chọn phù hợp với trẻ và 
từng chủ đề sự kiện cụ thể.
 4.2. Biện pháp 2: Giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động văn học thông qua 
hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đọc sách, truyện và kể chuyện sáng tạo
 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được đọc sách từ nhỏ sẽ có xu hướng 
cảm nhận tốt về sự thay đổi của âm thanh, điều này tác động tích cực đến khả năng 
ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ làm giàu vốn từ, đặc biệt là khi trẻ được tham gia vào việc 
trả lời câu hỏi và thảo luận về nội dụng của sách. Và những tác động của sách trong 
việc phát triển toàn diện của trẻ sẽ đến thật tự nhiên, trẻ càng được nghe, được đọc 
nhiều thì vốn từ, suy nghĩ của trẻ ngày càng được mở rộng. Nhận thức rõ được tầm 
quan trong của việc trẻ đọc sách và giáo viên đọc, kể cho trẻ nghe tôi đã rút ra một số 
kinh nghiệm như sau:
 * Lựa chọn sách.
 Tôi đã mở cuộc họp qua zoom hỗ trợ và hướng dẫn phụ huynh chọn sách phù 
hợp với lứa tuổi. Đối với trẻ 4 - 5 tuổi thì nên chọn sách có những bài thơ, câu truyện 
cổ tích hoặc câu chuyện gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ.
 Tôi khuyến khích phụ huynh chọn cho con nhưng quyển sách với nhiều tranh 
ảnh, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, mỗi bức tranh đề có một nội dung cụ thể, dễ thu hút 
sự chú ý của trẻ. Những cuốn sách này giúp trẻ làm quen với sự vật hiện tượng xung 
quanh mình và môi trường sống xung quanh, tuy trẻ không biết chữ nhưng trẻ có thể 
ghi nhớ từng từ một thông qua các hình ảnh, màu sắc minh hoạ trong cuốn sách.
 Bên cạnh đó tôi khuyên khích phụ huynh lựa chọn một số cuốn sách của nước 
ngoài nhưng có nội dung gần gũi, dễ hiểu. Ngoài ra tôi gửi thêm cho phụ huynh học 
sinh lớp tôi các loại sách phát triển kỹ năng, phát triển tư duy được chọn lọc cũng là 
cách để trẻ tiếp cận và học hỏi tốt nhất các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như về 
giao tiếp, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ.
 * Hướng dân trẻ đọc sách đúng.
 Khi nghỉ dịch trẻ không được đến trường vì vậy tôi quay video và trao đổi hướng 
dẫn phụ huynh dạy trẻ cách cầm sách, mở sách, lật trang sao cho đúng.
 Hướng dẫn trẻ cách bảo quan sách, tôn trọng sách.
 Hình thành cho trẻ thái độ yêu thích đối với việc đọc sách truyện và thái độ khi 
lắng nghe người khác.
 Hình ảnh 3: cô hướng dân phụ huynh và trẻ giở sách đúng cách
 Hình ảnh 4: Trẻ thực hành giở sách và đọc sách đúng cách

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_lam.docx