SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 đến 5 tuổi sử dụng sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa ở trường mầm non

Lịch sử của đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Trên thế giới, dân tộc nào cũng có đồ chơi, chúng mang những nét riêng biệt, độc đáo của các dân tộc. Đồ chơi phản ánh những đặc điểm sinh hoạt, văn hóa, lao động và cả phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Vì vậy, đồ chơi của trẻ em bất cứ nước nào cũng đều mang tính truyền thống và tính hiện đại, đều ghi lại dấu ấn của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi ngoại, thôi thì đủ thứ, nào là các loại xe cơ giới, nào là siêu nhân, đồ chơi điện tử,…Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó như thế nào. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau.
docx 18 trang skmamnon 15/06/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 đến 5 tuổi sử dụng sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 đến 5 tuổi sử dụng sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 đến 5 tuổi sử dụng sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa ở trường mầm non
 thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn 
luyện thể lực cho trẻ.
1.2: Cơ sở thực tiễn:
 Thực tế cho thấy, đối với trẻ nhỏ, ta sử dụng phương pháp giảng dạy chủ yếu là 
trực quan sinh động, như vậy đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được 
trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn và nước uống. Đồ chơi hết sức cần thiết 
đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm 
non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống 
và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới 
xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ 
vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. 
Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với 
người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ 
chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân 
dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ 
vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Tưởng chừng 
như đơn giản nhưng đồ chơi lại có những tác dụng kỳ diệu đối với những đứa con 
yêu của chúng ta. 
 Đặc biệt với tình hình hiện nay đất nước ta đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh 
Covid-19 , ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, nền giáo dục, du lịch,... kéo theo sự 
chăm sóc và giáo dục cũng bị gián đoạn. Trẻ phải học gián tiếp qua video cô giáo 
dạy, học qua zoom,... Để trẻ không bị nhàm trán trong thời gian nghỉ dịch tại nhà trẻ 
có thể tự làm đồ chơi cho chính trẻ tạo ra từ những chai nhựa sẵn có ở nhà.
Theo Tổ chức Thế giới về giáo dục sớm trẻ em (OMEP), nếu trẻ không chơi trẻ sẽ bị 
ngăn cách với cuộc sống này, đồ chơi có 5 tác dụng vô cùng kỳ diệu với trẻ:
+ Trau dồi khả năng sáng tạo cho trẻ
Đồ chơi tạo nên những thử thách trí tuệ và xây dựng sự sáng tạo kỳ diệu của con theo 
thời gian. 
Ví dụ trò chơi ghép hình ban đầu chỉ là những thao tác với các mảnh ghép khác nhau. 
Khi con đã làm quen với trò chơi đó, con đã có thể tạo nên rất nhiều hình thù khác 
nhau. Con kết hợp những nhân vật trong bộ phim hoạt hình như chú siêu nhân hay 
ngôi nhà hoa hồng, và sau đó hì hụi để lắp ghép theo trí tưởng tượng của con. Các bé 
học cách pha màu cho một bức tranh, rồi bé tự tạo ra những màu sắc theo ý thích như 
ông mặt trời thay vì buổi sáng vàng rực buổi chiều sẽ có màu đỏ ối, mái ngôi nhà 
ông bà ngoại màu nâu vì là ngôi nhà cổ, còn căn nhà mới của nhà bé sẽ có màu gạch 
tươi sáng.
+ Đồ chơi giúp trẻ tăng cường thể lực
Qua những trải nghiệm với trò chơi như ghép hình, dựng mô hình, hay chỉ đơn giản 
như chơi đất nặn sẽ giúp con chúng ta vận động, quá trình trao đổi năng lượng được 
tăng cường và giúp con chúng ta khỏe mạnh hơn. Dù đơn giản chỉ là việc hì hụi với 
bảng màu, bộ ghép hình, cuốn sách tập tô, máy luyện phát âm thì con yêu cũng dành 
hết cả sự chú ý và sự chăm chỉ của mình vào đó. Hơn nữa, những trò chơi khác như huynh để thu lượm, góp nhặt, xử lý, làm sạch, đảm bảo vệ sinh và không gây độc hại 
cho các cháu, không những giúp bảo vệ môi trường mà có thể tái sử dụng để sáng 
tạo ra các đồ dùng, đồ chơi thật ngộ nghĩnh phục vụ cho chính các hoạt động giáo 
dục đạt hiệu quả. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non 
phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp 
với tình huống giáo dục trong các hoạt động. 
 Vậy làm như thế nào để trẻ vừa được chơi, vừa được học lại vừa được sáng tạo 
là mối quan tâm và cũng là nhu cầu thiết yếu của các bậc phụ huynh cũng như các 
giáo viên mầm non hiện nay. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức được vấn đề 
trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy, tôi cũng luôn tự tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra các phương pháp, hình 
thức giáo dục trẻ mới. Từ đó tôi đã tìm ra 1 phương pháp dạy học mới, khá tiết kiệm 
mà rất dễ lôi cuốn trẻ vào hoạt động giúp trẻ học tập và vui chơi tích cực tốt hơn nên 
tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi sử dụng sáng tạo đồ dùng 
từ chai nhựa ở trường mầm non” để làm đề tài nghiên cứu, mong rằng tôi có thể 
đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung ,sự 
nghiệp giáo dục đạo đức – tính tự lập cho trẻ nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
 Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích dạy trẻ sử dụng sáng tạo đồ dùng từ chai 
nhựa cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số phương pháp dạy trẻ sử dụng sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ 4 
– 5 tuổi ở trường mầm non
4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm.
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
- Số lượng 27 trẻ.Trong đó 14 nam và 13 nữ
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1.Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý luận.
 Nghiên cứu sách ,tài liệu tham khảo,nguồn tư liệu,thực tiễn.để hệ thống các 
tri thức,kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm đảm bảo những giải 
pháp,phương hướng,luận cứ mà tôi đưa ra thực sự có tính khoa học,khả thi.
5.2.Phương pháp quan sát sư phạm.
 Việc quan sát sư phạm là vô cùng cần thiết,vì thông qua đó giáo viên nắm 
được tình hình của trẻ. Để từ đó có những căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất giả 
pháp. 
5.3.Phương pháp điều tra giáo dục.
 Thông qua phiếu đánh giá để khảo sát chất lượng,tìm hiểu về thực trạng,mức 
độ phát triển của trẻ 4 – 5 tuổi khi tham gia hoạt động trong mọi lĩnh vực.
5.4.Phương pháp thống kê toán học.
 Giúp nhà nghiên cứu sử lý số liệu trong quá trình điều tra.
5.5. Phương pháp thực hành trải nghiệm. nóng lên từng giờ từng phút . Tại Việt Nam nói riêng, theo thống kê của bộ Tài 
nguyên - môi trường, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi 
năm thải ra khoảng hơn 30.000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác 
thải công nghiệp và rác thải y tế. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể xử lý 
nguồn rác thải khổng lồ này để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường ?
 Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng 
hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã 
qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra 
chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này 
tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó 
xử lý hiện nay. 
 Với sáng kiến làm đồ chơi từ CHAI NHỰA để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ, 
góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ mầm non, đặc 
biệt là ở những trường mầm non còn khó khăn .Tôi nhận thấy những đồ chơi này rất 
dễ làm và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển 
của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học 
hỏi được càng nhiều.
 Những chai nhựa nào có thể tái chế? Đó là những chai nhựa có hình dáng thích 
hợp, không độc hại với trẻ em. Tái chế rất có ích, trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa 
giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu tái sử dụng đối với các 
giáo viên mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú để họ có thể thả hồn và tưởng 
tượng nhằm tạo ra các các mẫu đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp 
phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn chất thải và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết 
kiệm chi phí và mang đến cho trẻ những món đồ chơi hết sức độc đáo và đẹp mắt. 
Bằng những vật liệu đơn giản, thêm một chút thời gian và sự khéo léo, khả năng sáng 
tạo của mình ,bạn sẽ có cả kho đồ chơi “độc quyền”, không tìm thấy cái thứ hai. Nếu 
bạn là người khéo tay, hãy chịu khó tưởng tượng một chút về thế giới của trẻ thơ, 
bảo đảm đồ chơi này sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ cũng như tạo được hứng thú 
trong các hoạt động.
 Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một đồ chơi cho trẻ 
là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “ Nguyên vật liệu mở”, thu thập lại các 
phế liệu để tái chế, sử dụng trở lại phục vụ cho cuộc sống không những góp phần 
vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra được những món đồ chơi độc đáo, đẹp, có 
ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. 
 Trong các buổi sinh nhật của trẻ, phụ huynh thường mang đến cho con những chai 
nước C2, trà xanh, cocacola đầy màu sắc và có những hình dáng rất xinh xắn và 
sau khi uống hết thì những chiếc vỏ đó lại bị vứt bỏ vào thùng rác, tôi thấy thật tiếc 
và lãng phí . Chính những lý do trên đã làm nảy sinh trong tôi sáng kiến tạo ra các 
món đồ chơi giúp trẻ vừa được chơi, vừa được học từ những chai nhựa này.Từ những 
chai nhựa vô tri, vô giác nhưng với sự sáng tạo có thể tạo ra những đồ dùng học tập 
ngộ nghĩnh, những con vật rất dễ thương và sinh động giúp cho hoạt động học và 
chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn hơn một cách rất hiệu quả, đem lai kết quả cao. Tại cách, đúng mục đích dẫn đến không đạt kết quả. Qua khảo sát thực tế tôi thu được kết 
quả qua bảng số liệu như sau: 
 S Lĩnh Khảo sát 
 T vực Nội dung đầu năm
 T Đạt CĐ
 - Thể hiện kỹ năng vận động, các tố chất trong 
 1 PTTC vận động và không có biểu hiện mệt mỏi trong 6/27 21/27
 = 22,2% = 77,8%
 30 phút
 - Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách 
 khác nhau 5/27 22/27
 2 PTNT = 18,5% = 81,5%
 - Nhận biết, phân loại, đếm số lượng và so sánh 
 nhóm đối tượng.
 - Thể hiện sự lắng nghe và trao đổi với người 
 đối thoại.
 3 PTNN 7/27 20/27
 - Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày. = 26% = 74%
 - Mô tả được hành động của các nhân vật 
 trong tranh.
 - Thể hiện về bản thân sự tự tin, tự lực, cảm 
 xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện 
 4 PTTC- 8/27 19/27
 XH tượng xung quanh = 29,6% = 70,4%
 - Nhận xét được một số hành vi, quy tắc ứng 
 xử xã hội 
 - Biết quan tâm đến môi trường 
 - Biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ 
 đẹp của thiên nhiên, cuộc sống trong lời ca, 
 9/27 18/27
 5 PTTM tiếng hát = 33,3% = 66,7%
 - Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt 
 động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
* Qua khảo sát đánh giá, tôi thấy mức độ đạt của trẻ ở các tiêu trí trên đều rất thấp. 
Do vậy là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn, lo lắng suy nghĩ để 
tìm ra một số giải pháp tối ưu nào đó nhằm lôi cuốn, giúp đỡ trẻ chủ động tham gia 
chơi tốt hoạt động này.
3 .Những biện pháp chủ yếu của đề tài.
3.1. Sử dụng trong giờ hoạt động chung
3.2. Sử dụng trong giờ hoạt động góc
3.3. Sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời
3.4. Sử dụng trang trí môi trường lớp học
3.5. Tuyê n truyền kết hợp cùng phụ huynh trong việc giáo dục trẻ. 
4. Biện pháp thực hiện từng phần
 Ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn 
có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng các giáo viên cần quan tâm 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_den_5_tuoi_su_dung_sang_tao.docx