SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi
Trên thực tế ở các trường mầm non, giáo viên đã thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp cận học qua chơi, song khi thực hiện các hình thức tổ chức, đặc biệt là việc thiết kế các trò chơi giúp trẻ hoạt động tích cực, hứng thú còn hạn chế. Các hoạt động được tổ chức một cách gò bó, nặng nề với trẻ. Đồng thời giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng đổi mới, giúp trẻ được học tiếp cận qua chơi. Khi tổ chức cho trẻ học tiếp cận qua chơi, còn chưa bám vào, nhu cầu, kinh nghiệm, khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động, các kĩ năng của trẻ chưa được rèn luyện, dẫn tới hiệu quả của hoạt động học chưa cao.
Là một giáo viên phụ trách lớp 4 tuổi, tôi thấy băn khoăn làm thế nào để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ hằng ngày mà trẻ có thể lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ tự tin mạnh dạn trao đổi ý kiến và giải quyết các vấn đề để từ đó mỗi ngày đến trường trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Qua đó, phát triển tư duy, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ đồng thời để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động một cách tích cực nhất. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã áp dụng và tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi”.
Là một giáo viên phụ trách lớp 4 tuổi, tôi thấy băn khoăn làm thế nào để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ hằng ngày mà trẻ có thể lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ tự tin mạnh dạn trao đổi ý kiến và giải quyết các vấn đề để từ đó mỗi ngày đến trường trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Qua đó, phát triển tư duy, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ đồng thời để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động một cách tích cực nhất. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã áp dụng và tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi
2 thức một cách nhẹ nhàng, trẻ tự tin mạnh dạn trao đổi ý kiến và giải quyết các vấn đề để từ đó mỗi ngày đến trường trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Qua đó, phát triển tư duy, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ đồng thời để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động một cách tích cực nhất. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã áp dụng và tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi”. II. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI &THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi: Lớp 4 tuổi B4 trường mầm non tôi đang công tác. 3. Thời gian nghiên cứu Sáng kiến được tiến hành trong một năm học, từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Nhằm tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” để tạo ra môi trường học tập qua chơi, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Giúp trẻ mạn dạn, tự tin mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động dễ dàng lĩnh hội, tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, trẻ được phát triển về các mặt: Nhận thức - ngôn ngữ - thể chất - tình cảm - thẩm mỹ. Góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. - Giúp cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động, biết cách đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động. Nhằm nâng cao được chất lượng giờ hoạt động. Tích cực sáng tạo ra các trò chơi, làm và sưu tầm đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN ) I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận: Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà giáo dục và vai trò của học sinh. Những năm gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, trẻ được học tiếp cận qua chơi. Đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới. Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 4 a. Thuận lợi: - Tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn cho tôi được tham quan học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. - Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đẹp đẽ, đầy đủ điều kiện để tổ chức hoạt động học tiếp cận qua chơi. Đảm bảo đầy đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. - Bản thân tôi luôn cố gắng, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để dạy trẻ tốt hoạt động cho trẻ. - Trẻ ở cùng độ tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp trong mọi hoạt động. Tỷ lệ chuyên cần cao. - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu cho lớp, phối hợp tốt với giáo viên. b. Khó khăn: - Nhận thức của trẻ không đồng đều. - Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ trong các hoạt động chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Trẻ học trong tâm thế gò bó, không thoải mái, nhàm chán, trẻ không có cơ hội để thể hiện mình. Trẻ tham gia vào hoạt động nhưng chưa có sự hứng thú cao. Các phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới. - Tài liệu, sách báo về cách tổ chức hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi cho trẻ còn ít. - Môi trường và các đồ dùng, đồ chơi, các bài tập, trò chơi nhàm chán chưa gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi, khám phá. c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến: + Đối với giáo viên : Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 3 tiết dạy về các hoạt động cho trẻ học tiếp cận qua chơi và mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau: STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tốt 0 0 2 Khá 1/3 33% 3 Trung bình 2/3 67% Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 6 tạo môi trường hoạt động gần gũi, thân thiện với trẻ. Tôi chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng, đồ chơi đa dạng nhưng không quá nhiều để trẻ dễ lựa chọn. (MC1: Ảnh góc nghệ thuật, góc ngôn ngữ) Tôi sáng tạo các bài tập mới dưới dạng các trò chơi với nhiều loại bài tập khác nhau. Các bài tập, đồ dùng, đồ chơi ở trạng thái mở để trẻ tự lấy, tự chơi, bố trí không gian phù hợp nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến việc học một cách tự nhiên. Ngoài ra để môi trường học tập của trẻ thêm phong phú và tạo ra sự cuốn hút trẻ, tôi còn sưu tầm đồ dùng, nguyên vật liệu khác nhau để kích thích sự tò mò, hứng thú học tập ở trẻ. Với những đồ dùng, nguyên vật liệu mà tôi sưu tầm chuẩn bị được thay đổi thường xuyên, để gây sự chú ý và thu hút trẻ khi tham gia hoạt động trẻ không thấy nhàm chán, từ đó hiệu quả của việc học qua chơi của trẻ sẽ đạt cao. (MC 2: Ảnh tổng quan môi trường lớp học) Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 8 Kết quả: Qua biện pháp xây dựng môi trường lớp học phong phú, thu hút trẻ, xây dựng những trò chơi sáng tạo. Khi áp dụng các trò chơi vào các hoạt động kết qủa cho thấy trẻ lớp tôi đã rất tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy khả năng tư duy, óc sáng tạo của trẻ, tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng. Đồng thời kỹ năng chơi, cách giải quyết vấn đề, cách làm các bài tập của trẻ ở góc chơi được củng cố và đa dạng. Với những bài tập mới trẻ còn biết tự tìm hiểu và khám phá cách chơi một cách nghiêm túc mà chưa cần đến sự định hướng của cô. Từ đó, hoạt động đạt hiệu quả cao. 2. Biện pháp 2: Cho trẻ học tiếp cận qua chơi thông qua các hoạt động học. * Với hoạt động khám phá. Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm để khám phá các tính chất của nước: Cô dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khêu gợi sự hứng thú ở trẻ như đặt câu hỏi, hát, xem video,đưa ra các tình huống có ý nghĩa với trẻ để kích thích trẻ suy nghĩ về hiện tượng. Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một khay đồ dùng. Cho trẻ dự đoán xem điều gì sẽ sảy ra khi cho cát và đường vào cốc nước rồi dung thìa khuấy đều. Sau đó, trẻ sẽ quan sát và đưa ra nhận xét của mình. Cô dùng các câu hỏi kích thích tư duy của trẻ như đường có tan trong nước không? Vì sao?... Cô lại tiếp tục quan sát khả năng phán đoán của trẻ thông qua việc hỏi thử nước đường có vị gì?.. Hay khi cô và trẻ thực hiện thí nghiệm đun nước ở nhiệt độ cao, cô kích thích ở trẻ sự tò mò, hồi hộp, chờ đợi để duy trì sự hứng thú của trẻ bằng các câu hỏi kích thích sự dự đoán: Các con dự đoán xem, khi gặp nhiệt độ cao nước sẽ như thế nào? Vì sao các con biết nước sôi?.... Phần ôn luyện củng cố lại nội dung tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Trái bóng kì diệu”. Trước tiên cô sẽ là người đầu tiên lăn bóng, khi quả bóng lăn tới bạn nào bạn đó sẽ nói tính chất của nước. Trò chơi giúp trẻ có cảm giá hứng khởi, hồi hộp và hứng thú cuốn hút vào hoạt động. (MC4: Ảnh tham gia trò chơi “Trái bóng kì diệu” Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 10 (MC6: Hình ảnh trẻ chơi trò chơi bật liên tiếp vào các ô và đếm) * Với hoạt động âm nhạc: Với hoạt động dạy hát: Lá xanh - trò chơi: Ai nhanh hơn Tôi dùng các thủ thuật gây hứng thú sau đó dẫn dắt trẻ vào bài. Sau khi dạy hát, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhằm thay đổi không khí và củng cố bài bằng trò chơi “Ai nhanh hơn” Cho trẻ đi vòng tròn hát bài lá xanh, vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “về nhà” trẻ nhanh chân tìm cho mình một ghế để ngồi. Từ đó trẻ được hát lại bài hát thông qua hình thức chơi trò chơi, giúp trẻ không bị nhàm chán. (MC7: Trẻ chơi trò chơi âm nhạc: Ai nhanh hơn) Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 12 của nước thông qua trò chơi được trải nghiệm. Từ những trò chơi thú vị tôi dễ dàng dẫn dắt gây hứng thú cho trẻ vào bài học về sự kì diệu của nước trong hoạt động học. (MC9: Bé vui cùng khám phá dòng chảy của nước) Thông qua trò chơi vận động: “Ô tô và chim sẻ” giúp trẻ nhận thức đưuọc hành vi đúng sai khi tham gia giao thông chúng ta cần phải tuân thủ như thế nào. (MC10: Ảnh trẻ chơi trò chơi vận động ô tô và chim sẻ) Kết quả: Qua các trò chơi ở ngoài trời, tạo cho trẻ không khí thoải mái và hứng thú và biết thêm về sự vật hiện tượng. Vì thế, ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì những các trò chơi trải nghiệm ngoài trời được sử dụng một cách có hiệu quả. * Với hoạt động góc: Việc lồng ghép các trò chơi vào hoạt đông góc cũng là phương tiện, là điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, lĩnh hội kiến thức. Với “Góc học tập”, tôi đã thiết kế các trò chơi mới có nội dung sáng tạo, phù Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 14 (MC12: Hình ảnh phòng Montessri và trẻ hoạt động tại phòng Montessori) Ngoài ra, tôi còn lồng ghép các trò chơi vào các hoạt động khác như: Hoạt động chiều, hoạt động ở phòng thể chất, hoạt động giao lưu, hoạt động phòng nghệ thuật Mà qua các hoạt động đó trẻ rất hứng thú và kết quả của hoạt động đạt cao. Trẻ được thỏa sức trải nghiệm thông qua các trò chơi vận động. Ở phòng nghệ thuật trẻ được tự tin mạnh dạn hơn khi được biểu diễn, giao lưu với các bạn lớp khác, trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc để biểu diễn, vẽ tranh cát hay sáng tạo những bức tranh bằng màu nước (MC13: Hình ảnh trẻ hoạt động phòng thể chất và phòng nghệ thuật) Kết quả: Qua các buổi các con được hoạt động tôi nhận thấy các con rất hứng thú tham gia hoạt động, rất tập trung, say sưa, giúp khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê học hỏi, khám phá điều mới ở trẻ. Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi” 16 Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện các hoạt đông học qua chơi trong tuần, tháng. Giải thích, trao đổi với phụ huynh cách thực hiện một số trò chơi để phụ huynh song hành cùng cô giáo cho trẻ tham gia các trò chơi tại nhà. Kết quả: Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ hoạt động của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà tiết học của trẻ đạt được kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. 1. Đối với giáo viên. Bản thân tôi đã được nâng cao năng lực sư phạm trong giảng dạy. Nắm chắc phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ học tiếp cận qua chơi, vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng trò chơi vào hoạt động. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tạo cảm hứng cho giáo viên thiết kế thêm những trò chơi mới phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn. * Cuối năm tôi đã thực hiện 3 tiết dạy cho trẻ và mời BGH dự và được đánh giá như sau: Đầu năm Cuối năm So sánh đối chứng STT Phân loại Tỷ lệ Tỷ lệ Giảm SL SL Tăng % % % % 1 Tốt 0/3 0 3/3 100 100 0 2 Khá 1/3 33 0/3 0 0 1=33 3 TB 2/3 67 0/3 0 0 2=67 2. Đối với trẻ: Với việc tổ chức các hoạt động cho trẻ học tiếp cận qua chơi trong các hoạt động, tôi thấy: Phương pháp cho trẻ học tiếp cận qua chơi đã gây được hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức. Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn của giáo viên và qua các giờ học chung theo kế hoạch. Mỗi trẻ đều có cơ hội học bằng nhiều cách khác nhau thông qua vui chơi. Các kiến thức đã được cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức trừu tượng, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn. Trẻ nắm được kiến thức. Tên SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tiếp cận học qua chơi”
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_tiep_can_hoc_qua_cho.doc