SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Quang Trung

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4-5 tuổi, đây là giai đoạn năm thứ 2 tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…vẫn còn vụng). vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động nµy ®· lµm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
Trẻ từ 4- 5 tuổi tay của trẻ hoạt động khéo léo hơn, trẻ có khả năng cầm nắm. Ngôn ngữ đã phát triển hơn, trẻ bắt đầu có thể tự diễn đạt ý định của mình và nêu những nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Cùng một thời điểm, trẻ có thể tri giác được nhiều đồ vật. Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể. Hình tượng tạo ra mang tính tượng trưng sơ đồ hóa. Trẻ có thể nhận biết và phân biệt một số mầu sắc: Đỏ, xanh, đen, trắng và sử dụng màu theo ý thích. Trẻ tạo ra hình dáng chung của vật thể đơn giản như đường đi, cây cỏ…
doc 27 trang skmamnon 25/08/2024 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Quang Trung

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Quang Trung
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 MôC LôC
MôC LôC.............................................................................................................1
I.§Æt vÊn ®Ò.2,3,4
ii.GI¶I QUYÕT VÊN §Ò...
1, Cơ sở lý luận của đề tài:.5,6
2, Thực trạng:.6,7
3, Các biện pháp:.8-16
4, Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:...17,18
III. Kết luận và kiến nghị19.20
 1/26 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên 
cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo cho 
trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy, sản phẩm trẻ làm ra mới đạt kết 
quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học tạo hình là cần 
thiết. 
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua và đặc biệt là trong 
những năm đầu triển khai chuyên đề tạo hình, tôi đã cố gắng thực hiện tốt 
chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu 
hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải 
mái. Từ nhận thức trên, tôi đã đưa vào một số biện pháp để giúp trẻ hoạt động 
tích cực hơn trong giờ tạo hình. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Một số biện pháp 
giúp trẻ 4- 5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình". Kính mong các cấp lãnh 
đạo, các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 + Góp phần tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân đồng thời chia sẻ kinh 
nghiệm của mình cho đồng nghiệp về biện pháp dạy tốt môn tạo hình cho trẻ 4- 5 
tuổi 
 + Giúp trẻ 4- 5 tuổi tích cực hơn trong hoạt động tạo hình.
 + Giúp phụ huynh cũng hiểu thêm về tầm quan trọng của giáo dục mầm non 
cũng như hoạt động tạo hình cho trẻ.
 3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu:
 +Trẻ 4- 5 tuổi nơi tôi công tác.
 +Từ tháng 9/2019 - tháng 4 /2020
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 + Nghiên cứu lý luận : Các loại tài liệu nói về hoạt động tạo hình. Chương 
trình giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ 4- 5 tuổi
 + Quan sát khoa học: Quan sát trẻ thực hiện các bài tập của cô đưa ra để 
xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.
 + Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng biện pháp nâng cao chất 
lượng sau đó đưa ra bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ 
 5.Phạm vi nghiên cứu
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình . Tôi vận dụng vấn đề mà 
bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 4- 5 
tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác . 
 3/26 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 - Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học 
 - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc 
học. Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học tạo hình của trẻ, xong 
phương pháp dạy trẻ còn thiếu khoa học như: Còn cầm tay trẻ vẽ, hay vẽ cho trẻ 
tô mầu, cắt dán hộ trẻ ... Do đó, tôi thấy cũng khó khăn trong khi rèn trẻ. Trước 
những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau để dạy trẻ 
4- 5 tuổi tích cực hơn trong hoạt động tạo hình.
 * Từ những tình hình thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ 
ngay từ đầu năm học với các tiêu chí sau: 
 Bảng khảo sát trẻ đầu năm học
 Đạt Chưa đạt
 Tiêu chí
 Số trẻ % Số trẻ %
 Trẻ hứng thú trong hoạt động tạo 
 10 33% 20 67%
 hình
 Trẻ tạo ra được sản phẩm
 8 27% 22 73%
 Trẻ có kỹ năng khi tham gia vào 
 6 20% 24 80%
 hoạt động tạo hình
 Trẻ nói được tên sản phẩm của 
 15 50 % 15 50%
 mình
 Qua khảo sát, tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ không đồng đều, nhiều 
trẻ kỹ năng còn yếu và trung bình. Vậy để nâng cao kỹ năng tạo hình của trẻ, 
trong giờ học tôi luôn quan tâm đến các cháu trung bình, yếu nhiều hơn bằng gợi 
ý từng bước. Động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ.
 Để hình thành các kỹ năng cho trẻ yếu, tôi lên kế hoạch rèn trẻ vào một 
buổi chiều, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Trong giờ 
học tạo hình, tôi xếp những trẻ khá ngồi cạnh những trẻ yếu để trẻ yếu học tập 
trẻ khá.
 Đối với trẻ khá: Tôi gợi ý, khuyến khích để phát huy trí tưởng tượng sáng 
tạo của trẻ để tạo ra nhiều bức tranh đẹp. 
 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng tạo hình cho trẻ
 Chủ đề Nội dung Mục tiêu
 - Tô nét và tô màu chú hề -Trẻ biết tô theo nét chấm mờ và 
 chọn màu tô được hình
 Trường mầm - Tô màu bức tranh cho -Trẻ biết tô màu mịn, không 
 5/26 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 - Vẽ máy bay - Trẻ biết cầm bút, sử dụng màu, 
 tô màu đẹp , mịn, không chờm ra 
 ngoài, thể hiện bố cục tranh
 - Tô nét và tô màu bức - Trẻ biết tô theo nét chấm mờ 
 tranh thuyền trên biển. và tô màu đẹp không chờm ra 
 ngoài, phối hợp màu sắc hài hòa
 - Vẽ tàu hỏa - Trẻ vẽ các nét dọc, nét ngang
 - Trang trí cành hoa đào - Trẻ biết cách sắp xếp, cách 
 chấm hồ dán tạo thành cành hoa 
 đào
 -Xé và dán lá cây - Trẻ sử dụng kĩ năng xé bấm,xé 
 vụn, xé dải dài
 Thế giới thực - Vẽ hoa hướng dương - Trẻ vẽ nét thẳng, nét cong để 
 vật tạo thành bông hoa
 -Trẻ vẽ nét thẳng ,nét ngang để 
 -Vẽ Quả tạo thành bánh chưng
 -Trẻ biết xé theo đường châm 
 kim và dán
 -Nặn củ
 -Trẻ vẽ nét thẳng, nét xiên để tạo 
 thành cỏ, cây
 - Trẻ biết xoay tròn, lăn dọc, ấn 
 dẹt, xoay nghiêng, miết, gắn 
 dính tạo thành các loại củ
 -Vẽ con gà -Trẻ biết vẽ các nét cong tròn 
 khép kín để tạo thành con gà
 Thế giới động - In bàn tay tạo hình con - Trẻ biết cách in hình từ bàn 
 vật vật tay, kết hợp với các nét vẽ để tạo 
 thành các con vật
 - Xé dán vẩy cá - Trẻ biết xé lượn, xé mảng,  
 để tạo thành vẩy con cá
 - Vẽ côn trùng - Trẻ sử dụng các kỹ năng đã 
 học: nét cong, nét xiênđể vẽ 
 các con côn trùng. 
 - Vẽ về biển - Trẻ thể hiện đúng ý tưởng của 
 mình, tạo ra sản phẩm trọn vẹn 
Nước-Mùa hè- về nội dung, đề tài 
 Bác Hồ - Vẽ chiếc kem -Trẻ vẽ và tô màu mịn không 
 - Vẽ cảnh đẹp quê hương chờm ra ngoài
 7/26 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động 
vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát 
xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không? .. 
Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động 
cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu 
cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm 
lí của trẻ ở độ 4 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.
 Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, 
các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các 
hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần 
gũi với trẻ.
 VD: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn, dễ thấy. Nội dung 
của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm 
trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, các bé chơi cầu trượt,đu quay 
 + Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt là “ Tổ ấm bé B1” trong đó 
có hình ảnh hai bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay ở 
“Góc xây dựng” có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu 
xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên 
mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường làm nhiều dụng cụ xây dựng như 
dao xây, bay,..... những sợi dây thừng quấn thành cành cây, và những chiếc lá do 
chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó.
 Hình ảnh góc xây dựng
 9/26 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 Tranh mẫu cô vẽ con gà
 V/D : + Cô có bức tranh gì đây? 
 + Bức tranh này vẽ con gì?
 Khi thực hiện các đề tài “ vẽ con vật” trẻ đã có vốn kiến thức hiểu 
biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn.
 Hoặc VD: Với chủ đề: “ Thế giới thực vật” đề tài “ Các loài hoa” tôi chuẩn 
bị một số tranh vẽ, xé, chấm màu về các loại hoa làm tranh cung cấp kiến thức 
cùng với các nguyên vật liệu phù hợp với tranh tôi cung cấp cho trẻ
 Khi trẻ vào góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằng cách:
- Đố trẻ cô có bức tranh gì?
- Ai có nhận xét gì về những bông hoa này?
 Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đặc điểm 
chung cơ bản của một số loại hoa đó và chất liệu cô đã sử dụng để làm.
 Tranh mẫu của cô
 11/26 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
 + Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các 
loại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ 
dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàng 
đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ.
 VD: Cô hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu cho bức tranh 
thêm đẹp.
 Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá 
nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá 
biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả 
năng tạo hình.
 Tôi đã tận dụng không gian bên ngoài như hiên của phòng học làm nơi 
trưng bày sản phẩm của trẻ. Tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để gài sản phẩm, trẻ tự 
tay cầm ra ô của mình cài vào. Ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của 
mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, nếu bài của bé xấu thì 
bé phải cố gắng lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để 
có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say 
mê học tạo hình của trẻ.
 Ngoài ra tôi còn trang trí xen kẽ trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi 
cho hợp lí để tạo môi trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú 
tham gia hoạt động tạo hình.
 Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận 
dụng luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm 
giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho 
trẻ.
 Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng 
góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
 3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Thực tế đã chứng minh: Trẻ 4- 5 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy 
trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình 
của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng 
đường nét vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét 
thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp 
rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích 
lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để 
phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá 
trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của 
trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo.
 13/26

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_tich_cuc_trong_hoat.doc